Quốc hội nên bỏ phiếu tín nhiệm chức danh nào?
Bỏ phiếu tín nhiệm là vấn đề không mới, đã được quy định tại luật hiện hành, vấn đề quan trọng là phương pháp, quy trình để tiến hành
Cho rằng nếu bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm với tất cả các chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn thì quá rộng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Lê Thị Nga đề nghị chỉ nên thực hiện với chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên.
Định hướng đổi mới bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm với một số chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn là một trong những nội dung được tập trung thảo luận tại hội nghị trực tuyến do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức từ sáng 27/4.
Theo bà Nga, bỏ phiếu tín nhiệm không phải là "đổi mới" mà thực ra chỉ bàn để đưa ra thực hiện một việc đã được luật hóa lâu rồi nhưng chưa thực hiện. Vì vậy, lần này cần có quy trình đơn giản, khả thi để có thể thực hiện dễ dàng, bà Nga đề nghị.
Và để có căn cứ khi tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, đại biểu Nga đề nghị Quốc hội cần đổi mới mạnh mẽ hơn ngay từ khâu bầu và phê chuẩn các chức danh quan trọng.
Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội phải có chương trình hành động để cử tri xem có xứng đáng không, còn ứng viên các chức danh quan trọng không có chương trình hành động, Quốc hội bầu chỉ căn cứ vào lý lịch và dự đoán khả năng đảm nhiệm chức vụ của ứng viên đó, bà Nga so sánh.
Vì thế, theo vị đại biểu này, ứng viên của các chức danh quan trọng nên có chương trình hành động để căn cứ vào đó bỏ phiếu cho chính xác hơn và khi bỏ phiếu tín nhiệm cũng sẽ có căn cứ xem đã thực hiện chương trình hành động đó thế nào.
Bà Nga cũng băn khoăn là nhiệm kỳ bộ trưởng 5 năm, nếu ngay năm đầu tiên đã bỏ phiếu tín nhiệm, trong khi "không có chương trình hành động thì 1 năm biết ông ấy làm cái gì?".
Từ phân tích này, bà cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm nên bắt đầu từ năm thứ hai của nhiệm kỳ.
Đồng ý với đại biểu Nga, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cũng băn khoăn về việc làm thế nào để tránh hình thức ngay từ khi bầu các chức danh quan trọng. Bởi "xin nói thực là với nhiều chức danh đại biểu bỏ chỉ phiếu bằng niềm tin vì ứng viên đó đã được Đảng chọn chứ chả có chút thông tin nào về ứng viên đó".
Ứng viên nên thông qua chương trình hành động khi được bầu để đại biểu có cơ sở theo dõi, ông Cương đề nghị.
Một số vị đại biểu khác cũng đồng ý với đại biểu Nga, rằng đây là vấn đề không mới, đã được quy định tại luật hiện hành, quan trọng là phương pháp, quy trình để tiến hành.
Thể hiện sự đồng tình mạnh mẽ, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa phát biểu rằng "sợ nhất là bầu rồi nhưng làm thế nào cũng không đưa ra xem xét, thành viên Chính phủ nào không xứng đáng mà đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm thì người khác mới làm tốt được".
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) đề nghị chức danh được Quốc hội bầu phê chuẩn phải có số dư. “Đã có lúc bầu Thủ tướng có số dư, trong tiến trình đổi mới hiện nay không có lý do gì mà bầu Thủ tướng lại không có số dư”, ông Nam nói.
Về bỏ phiếu tín nhiệm, đại biểu Nam nói rằng ông “rất băn khoăn” nếu ngay lần đầu tiên bỏ phiếu có thành viên Chính phủ chỉ được 20% số phiếu thì sao. Nếu thế thì nên từ chức, ông Nam đề nghị.
Định hướng đổi mới bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm với một số chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn là một trong những nội dung được tập trung thảo luận tại hội nghị trực tuyến do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức từ sáng 27/4.
Theo bà Nga, bỏ phiếu tín nhiệm không phải là "đổi mới" mà thực ra chỉ bàn để đưa ra thực hiện một việc đã được luật hóa lâu rồi nhưng chưa thực hiện. Vì vậy, lần này cần có quy trình đơn giản, khả thi để có thể thực hiện dễ dàng, bà Nga đề nghị.
Và để có căn cứ khi tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, đại biểu Nga đề nghị Quốc hội cần đổi mới mạnh mẽ hơn ngay từ khâu bầu và phê chuẩn các chức danh quan trọng.
Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội phải có chương trình hành động để cử tri xem có xứng đáng không, còn ứng viên các chức danh quan trọng không có chương trình hành động, Quốc hội bầu chỉ căn cứ vào lý lịch và dự đoán khả năng đảm nhiệm chức vụ của ứng viên đó, bà Nga so sánh.
Vì thế, theo vị đại biểu này, ứng viên của các chức danh quan trọng nên có chương trình hành động để căn cứ vào đó bỏ phiếu cho chính xác hơn và khi bỏ phiếu tín nhiệm cũng sẽ có căn cứ xem đã thực hiện chương trình hành động đó thế nào.
Bà Nga cũng băn khoăn là nhiệm kỳ bộ trưởng 5 năm, nếu ngay năm đầu tiên đã bỏ phiếu tín nhiệm, trong khi "không có chương trình hành động thì 1 năm biết ông ấy làm cái gì?".
Từ phân tích này, bà cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm nên bắt đầu từ năm thứ hai của nhiệm kỳ.
Đồng ý với đại biểu Nga, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cũng băn khoăn về việc làm thế nào để tránh hình thức ngay từ khi bầu các chức danh quan trọng. Bởi "xin nói thực là với nhiều chức danh đại biểu bỏ chỉ phiếu bằng niềm tin vì ứng viên đó đã được Đảng chọn chứ chả có chút thông tin nào về ứng viên đó".
Ứng viên nên thông qua chương trình hành động khi được bầu để đại biểu có cơ sở theo dõi, ông Cương đề nghị.
Một số vị đại biểu khác cũng đồng ý với đại biểu Nga, rằng đây là vấn đề không mới, đã được quy định tại luật hiện hành, quan trọng là phương pháp, quy trình để tiến hành.
Thể hiện sự đồng tình mạnh mẽ, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa phát biểu rằng "sợ nhất là bầu rồi nhưng làm thế nào cũng không đưa ra xem xét, thành viên Chính phủ nào không xứng đáng mà đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm thì người khác mới làm tốt được".
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) đề nghị chức danh được Quốc hội bầu phê chuẩn phải có số dư. “Đã có lúc bầu Thủ tướng có số dư, trong tiến trình đổi mới hiện nay không có lý do gì mà bầu Thủ tướng lại không có số dư”, ông Nam nói.
Về bỏ phiếu tín nhiệm, đại biểu Nam nói rằng ông “rất băn khoăn” nếu ngay lần đầu tiên bỏ phiếu có thành viên Chính phủ chỉ được 20% số phiếu thì sao. Nếu thế thì nên từ chức, ông Nam đề nghị.