Quỹ đầu tư Nhật quan tâm đến doanh nghiệp Việt sắp niêm yết
Nội dung cuộc trao đổi với ông Junicho Ito, Tổng giám đốc World Link Japan, Cố vấn Quỹ đầu tư JVGF
Nội dung cuộc trao đổi với ông Junicho Ito, Tổng giám đốc World Link Japan, Cố vấn Quỹ đầu tư JVGF.
Quỹ Đầu tư tăng trưởng Nhật Bản-Việt Nam (Japan-Vietnam Growth Fund- JVGF) được thành lập như thế nào và mục tiêu của Quỹ ở Việt Nam là gì, thưa ông?
Quỹ đầu tư JVGF được thành lập hồi tháng 9 năm ngoái. Các nhà đầu tư trong JVGF chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản có mạng lưới và quan hệ kinh doanh rộng rãi ở Nhật. Có ba nhà đầu tư lớn tham gia vào JVGF, đó là JAIC, các ngân hàng và Sojitz.
JAIC (Japan Asia Investment) là công ty hàng đầu về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm ở Nhật. Sojitz có 20 năm kinh nghiệm ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, các dự án tài chính, liên doanh trong hầu hết các ngành công nghiệp.
Vốn đầu tư của quỹ là 22 triệu USD. Hiện tại quỹ được Công ty Vietnam Growth Capital quản lý.
Vậy Quỹ nhắm vào đối tượng đầu tư nào ở Việt Nam? Những doanh nghiệp Việt Nam nào được JVGF quan tâm?
Quỹ không quan tâm đến những công ty đã niêm yết thay vào đó là những doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia vào thị trường chứng khoán nhưng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn. Những doanh nghiệp có xu hướng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng là đối tượng quỹ quan tâm.
Ngoài ra, những doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hóa hoặc cổ phần hóa là ưu tiên đầu tư của quỹ. Các nhà đầu tư của quỹ JVGF không quan tâm đến doanh nghiệp kinh doanh bất động sản do qui mô của quỹ không đủ lớn để tham gia vào lĩnh vực này.
Hình thức đầu tư của quỹ sẽ là mua cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi do các doanh nghiệp Việt Nam phát hành. Số vốn đầu tư vào một doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ từ 10-15%, tức vào khoảng 500.000 -2 triệu USD.
Cho đến nay, Quỹ đã đầu tư vào những doanh nghiệp nào rồi, thưa ông?
Mục tiêu đặt ra của Quỹ là sẽ đầu tư 22 triệu USD trong năm nay vào các doanh nghiệp Việt Nam. Cho đến thời điểm này, Quỹ đã tham gia vào 6 công ty thuộc lĩnh vực trồng hoa, sản xuất cửa sổ nhựa, công nghệ thông tin, gạch lót sàn và chứng khoán. Tổng vốn đầu tư Quỹ đã sử dụng là 3,5 triệu USD. Hầu hết những dự án đầu tư này của JVGF ở Hà Nội.
Chúng tôi đang muốn tham gia vào những dự án ở khu vực Tp.HCM. Những dự án JVGF đang nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ thực phẩm như chế biến thực phẩm, chăn nuôi gia súc, chế biến gỗ; công nghiệp cơ bản như đúc, mạ; công nghệ thông tin như cho thuê chuyên gia về công nghệ thông tin, phát triển phần mềm.
Ngoài ra, còn có những dự án khác thuộc lĩnh vực dịch vụ gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, vận tải, đào tạo nghề; tài chính như mua bán chứng khoán, ngân hàng, cho thuê tài chính; công nghệ mới liên quan đến môi trường như sản xuất hạt nhựa có khả năng phân hủy sinh học từ tinh bột sắn và lĩnh vực xây dựng.
Ngoài chuyện cung cấp vốn, theo ông, JVGF còn mang lại những lợi ích gì khác cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Những nhà đầu tư Nhật Bản khi thành lập ra quỹ này là muốn tạo một cầu nối giữa doanh nghiệp Nhật và Việt Nam. Thông qua quỹ này, các nhà đầu tư có thể giới thiệu các đối tác Nhật cho các công ty Việt Nam để hợp tác và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm kinh doanh bên cạnh máy móc thiết bị.
Bên cạnh vốn, tôi cho rằng JVGF còn cung cấp bí quyết công nghệ, trình độ quản lý và thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như ngành xây dựng. Ngành xây dựng đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam và tham gia vào thị trường này có nhiều đối thủ cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp Nhật có lợi thế về ngành này và muốn chuyển vào Việt Nam.
JVGF sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mà quỹ đầu tư đổi mới công nghệ để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Điều này trước mắt sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường nội địa, kế tiếp là xuất khẩu. Với công nghệ của Nhật sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam sẽ được cải thiện và có khả năng cạnh tranh ở Nhật. Hiện tại chi phí sản xuất khá cao, trong khi sản phẩm của Trung Quốc chất lượng không tốt.
Người Nhật không còn chuộng hàng của Trung Quốc và muốn nguồn hàng khác thay thế có chất lượng hơn. Thông qua cách đầu tư này, các doanh nghiệp Nhật muốn xuất khẩu tại chỗ, sau đó tiêu thụ ở thị trường Nhật.
Quỹ Đầu tư tăng trưởng Nhật Bản-Việt Nam (Japan-Vietnam Growth Fund- JVGF) được thành lập như thế nào và mục tiêu của Quỹ ở Việt Nam là gì, thưa ông?
Quỹ đầu tư JVGF được thành lập hồi tháng 9 năm ngoái. Các nhà đầu tư trong JVGF chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản có mạng lưới và quan hệ kinh doanh rộng rãi ở Nhật. Có ba nhà đầu tư lớn tham gia vào JVGF, đó là JAIC, các ngân hàng và Sojitz.
JAIC (Japan Asia Investment) là công ty hàng đầu về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm ở Nhật. Sojitz có 20 năm kinh nghiệm ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, các dự án tài chính, liên doanh trong hầu hết các ngành công nghiệp.
Vốn đầu tư của quỹ là 22 triệu USD. Hiện tại quỹ được Công ty Vietnam Growth Capital quản lý.
Vậy Quỹ nhắm vào đối tượng đầu tư nào ở Việt Nam? Những doanh nghiệp Việt Nam nào được JVGF quan tâm?
Quỹ không quan tâm đến những công ty đã niêm yết thay vào đó là những doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia vào thị trường chứng khoán nhưng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn. Những doanh nghiệp có xu hướng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng là đối tượng quỹ quan tâm.
Ngoài ra, những doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hóa hoặc cổ phần hóa là ưu tiên đầu tư của quỹ. Các nhà đầu tư của quỹ JVGF không quan tâm đến doanh nghiệp kinh doanh bất động sản do qui mô của quỹ không đủ lớn để tham gia vào lĩnh vực này.
Hình thức đầu tư của quỹ sẽ là mua cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi do các doanh nghiệp Việt Nam phát hành. Số vốn đầu tư vào một doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ từ 10-15%, tức vào khoảng 500.000 -2 triệu USD.
Cho đến nay, Quỹ đã đầu tư vào những doanh nghiệp nào rồi, thưa ông?
Mục tiêu đặt ra của Quỹ là sẽ đầu tư 22 triệu USD trong năm nay vào các doanh nghiệp Việt Nam. Cho đến thời điểm này, Quỹ đã tham gia vào 6 công ty thuộc lĩnh vực trồng hoa, sản xuất cửa sổ nhựa, công nghệ thông tin, gạch lót sàn và chứng khoán. Tổng vốn đầu tư Quỹ đã sử dụng là 3,5 triệu USD. Hầu hết những dự án đầu tư này của JVGF ở Hà Nội.
Chúng tôi đang muốn tham gia vào những dự án ở khu vực Tp.HCM. Những dự án JVGF đang nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ thực phẩm như chế biến thực phẩm, chăn nuôi gia súc, chế biến gỗ; công nghiệp cơ bản như đúc, mạ; công nghệ thông tin như cho thuê chuyên gia về công nghệ thông tin, phát triển phần mềm.
Ngoài ra, còn có những dự án khác thuộc lĩnh vực dịch vụ gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, vận tải, đào tạo nghề; tài chính như mua bán chứng khoán, ngân hàng, cho thuê tài chính; công nghệ mới liên quan đến môi trường như sản xuất hạt nhựa có khả năng phân hủy sinh học từ tinh bột sắn và lĩnh vực xây dựng.
Ngoài chuyện cung cấp vốn, theo ông, JVGF còn mang lại những lợi ích gì khác cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Những nhà đầu tư Nhật Bản khi thành lập ra quỹ này là muốn tạo một cầu nối giữa doanh nghiệp Nhật và Việt Nam. Thông qua quỹ này, các nhà đầu tư có thể giới thiệu các đối tác Nhật cho các công ty Việt Nam để hợp tác và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm kinh doanh bên cạnh máy móc thiết bị.
Bên cạnh vốn, tôi cho rằng JVGF còn cung cấp bí quyết công nghệ, trình độ quản lý và thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như ngành xây dựng. Ngành xây dựng đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam và tham gia vào thị trường này có nhiều đối thủ cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp Nhật có lợi thế về ngành này và muốn chuyển vào Việt Nam.
JVGF sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mà quỹ đầu tư đổi mới công nghệ để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Điều này trước mắt sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường nội địa, kế tiếp là xuất khẩu. Với công nghệ của Nhật sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam sẽ được cải thiện và có khả năng cạnh tranh ở Nhật. Hiện tại chi phí sản xuất khá cao, trong khi sản phẩm của Trung Quốc chất lượng không tốt.
Người Nhật không còn chuộng hàng của Trung Quốc và muốn nguồn hàng khác thay thế có chất lượng hơn. Thông qua cách đầu tư này, các doanh nghiệp Nhật muốn xuất khẩu tại chỗ, sau đó tiêu thụ ở thị trường Nhật.