Quy định mới về quản lý dạy nghề
Trách nhiệm quản lý Nhà nước về dạy nghề được quy định rõ hơn trong Nghị định 70/2009/NĐ-CP Chính phủ vừa ban hành
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 84 của Luật Dạy nghề về trách nhiệm quản lý Nhà nước về dạy nghề.
Theo đó, quản lý Nhà nước về dạy nghề cần bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Việc phân cấp quản lý nhà nước về dạy nghề phải bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết để thực hiện được các nhiệm vụ được giao.
Nghị định nêu rõ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề ở Trung ương và thực hiện 19 nhiệm vụ, quyền hạn về dạy nghề.
Cụ thể, quy định điều kiện thành lập, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề; đăng ký hoạt động dạy nghề và tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ cao đẳng; quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên dạy nghề, tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở dạy nghề; ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên học nghề; quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề.
Ngoài ra, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan quy định xếp hạng cơ sở dạy nghề công lập; quyết định thành lập trường cao đẳng nghề công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng nghề tư thục.
Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ về quản lý dạy nghề. Các bộ có cơ sở dạy nghề trực thuộc có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho từng lĩnh vực thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ.
UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển dạy nghề, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển dạy nghề trên địa bàn huyện.
Đối với UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với phòng lao động-thương binh và xã hội quản lý các cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn; tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa dạy nghề; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy, học nghề theo hình thức kèm cặp nghề trong các hộ gia đình, làng nghề tại địa phương.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2009.
Theo đó, quản lý Nhà nước về dạy nghề cần bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Việc phân cấp quản lý nhà nước về dạy nghề phải bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết để thực hiện được các nhiệm vụ được giao.
Nghị định nêu rõ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề ở Trung ương và thực hiện 19 nhiệm vụ, quyền hạn về dạy nghề.
Cụ thể, quy định điều kiện thành lập, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề; đăng ký hoạt động dạy nghề và tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ cao đẳng; quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên dạy nghề, tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở dạy nghề; ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên học nghề; quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề.
Ngoài ra, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan quy định xếp hạng cơ sở dạy nghề công lập; quyết định thành lập trường cao đẳng nghề công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng nghề tư thục.
Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ về quản lý dạy nghề. Các bộ có cơ sở dạy nghề trực thuộc có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho từng lĩnh vực thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ.
UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển dạy nghề, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển dạy nghề trên địa bàn huyện.
Đối với UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với phòng lao động-thương binh và xã hội quản lý các cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn; tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa dạy nghề; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy, học nghề theo hình thức kèm cặp nghề trong các hộ gia đình, làng nghề tại địa phương.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2009.