Lo ngại về đề án dạy nghề trị giá khoảng 1 tỷ USD
Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về cách làm và tính khả thi của Đề án Đẩy mạnh công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên từ nay đến 2010
16.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD) là trị giá Đề án Đẩy mạnh công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên từ nay đến 2010 mà Trung ương Đoàn dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ nhằm đẩy mạnh công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên giai đoạn 2007 - 2010.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về cách thức làm cũng như tính khả thi của Đề án.
Theo mục tiêu của đề án, 98% số vốn sẽ được cho vay, 2% dành để hỗ trợ cho một số đối tượng thanh niên đặc biệt khó khăn. Các ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm quản lý số vốn cho vay này. Dự thảo đề án do Trung ương Đoàn chủ trì với sự phối hợp của các cơ quan chức năng như: Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, vv đang trong giai đoạn hoàn thiện. Liên hiệp các hội Khoa học kinh tế Việt Nam là đơn vị được mời để tư vấn, phản biện, giám định độc lập.
Dự báo cung – cầu chưa sát thực
Năm 2006, lực lượng lao động chiếm 45,6% triệu người. 49,68% tốt nghiệp tiểu học trở xuống; 26,85% tốt nghiệp trung học cơ sở; 23,46% tốt nghiệp trung học phổ thông. Tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 21,55% (các nước NICs, NIEs đạt 60 - 70%). Năm 2006, tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 5,1% (độ tuổi 15 - 24 chiếm 13%). Dự báo, đến năm 2010, số lao động thất nghiệp trong thanh niên vẫn từ 1,7 - 1,8 triệu người.
Dự thảo Đề án gồm 5 chương trình: Tư vấn hướng nghiệp, nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên; Hỗ trợ và cho thanh niên vay học nghề; Hỗ trợ và cho vay dạy nghề; Hỗ trợ và cho vay tạo việc làm; Giới thiệu việc làm cho thanh niên...
Theo ông Hoàng Mạnh Tiến, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, lo ngại bởi những số liệu chưa rõ ràng và các tính toán khoa học về “dự báo cung - cầu” việc làm, đào tạo nghề; chưa có tính toán chi tiết cho từng bước triển khai 5 chương trình; chưa có cơ chế điều phối; sự cần thiết trong xây dựng cơ chế tư vấn, giám sát độc lập để đảm bảo tiến độ, hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí... Các chỉ tiêu cần đạt như “hàng năm có 200.000 thanh niên được vay vốn học nghề; 33.300 thanh niên được vay vốn xuất khẩu lao động; 66.700 thanh niên được vay vốn tự tạo việc làm, đều chưa có tính sát thực.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Lê Minh, nguyên Phó trưởng ban kinh tế chương trình Quốc gia việc làm, cũng không khỏi lo ngại tính khả thi của Đề án. Theo ông Minh, với một trong những đề án lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làm như đề án này nên rất cần thận trọng xây dựng lộ trình và lựa chọn ưu tiên.
Theo lộ trình, năm 2007 chuẩn bị và chỉ đạo điểm; đề án sẽ thực hiện từ năm 2008 đến 2010 và đánh giá hiệu quả cuối cùng vào năm 2010. Theo ông Minh, với số tiền này, tự trói mình trong một thời gian ngắn là rất nguy hiểm. Cho nên, có thể đổi tên đề án là “giai đoạn 2007 - 2010 và sau đó”...
Tăng cường sự vào cuộc của doanh nghiệp
Đây là ý kiến của các chuyên gia và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về dự thảo Đề án. Theo ông Nguyễn Lê Minh, Đề án cần đề cập đến sự góp phần của doanh nghiệp trong giải quyết việc làm vì đây có tính chất xã hội hóa rất cao. Cùng ý kiến đó, đại diện Tổng cục dạy nghề cho rằng đối với các trường và trung tâm dạy nghề, cần phải có sự kết hợp nhà trường với doanh nghiệp để ít nhất các em phải vào nhà máy một lần.
Liên quan đến hỗ trợ học phí, theo ông Vũ Thế Khanh, Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), đề án đã quá chú trọng đến người vay tiền học mà không xem xét các yếu tố rủi ro cũng như điều kiện khả thi cho việc hoàn vốn. Giáo dục và y tế là hai lĩnh vực đặc thù, không phải chỉ đầu tư tiền cho thanh niên là có việc làm ngay.
Theo đó, để thanh niên thất nghiệp được học nghề tử tế, tăng cơ hội kiếm việc làm (cũng là tăng khả năng hoàn trả vốn vay) thì cần có đội ngũ thầy dạy nghề giỏi và những cơ sở đào tạo nghề hiện đại, đầy đủ máy móc công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, chưa có khảo sát nào cho chúng ta thấy có bao nhiêu thầy giỏi và công nghệ mới để đào tạo theo chỉ tiêu đề ra.
Như thế, nếu không tính toán kỹ, trong “định mức” thời gian ba năm, sinh viên sau khi học nghề xong khó có cơ hội xin việc, nói gì đến trả nợ. Theo ông Lê Minh, cần phải xây dựng các văn bản pháp luật chặt chẽ để ràng buộc và nên học hỏi kinh nghiệm các nước.
Theo ông Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đơn vị chủ trì đề án, cần mời gọi các nhà khoa học góp ý để tạo ra một đột phá trong cách làm nhằm đạt mục tiêu.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về cách thức làm cũng như tính khả thi của Đề án.
Theo mục tiêu của đề án, 98% số vốn sẽ được cho vay, 2% dành để hỗ trợ cho một số đối tượng thanh niên đặc biệt khó khăn. Các ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm quản lý số vốn cho vay này. Dự thảo đề án do Trung ương Đoàn chủ trì với sự phối hợp của các cơ quan chức năng như: Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, vv đang trong giai đoạn hoàn thiện. Liên hiệp các hội Khoa học kinh tế Việt Nam là đơn vị được mời để tư vấn, phản biện, giám định độc lập.
Dự báo cung – cầu chưa sát thực
Năm 2006, lực lượng lao động chiếm 45,6% triệu người. 49,68% tốt nghiệp tiểu học trở xuống; 26,85% tốt nghiệp trung học cơ sở; 23,46% tốt nghiệp trung học phổ thông. Tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 21,55% (các nước NICs, NIEs đạt 60 - 70%). Năm 2006, tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 5,1% (độ tuổi 15 - 24 chiếm 13%). Dự báo, đến năm 2010, số lao động thất nghiệp trong thanh niên vẫn từ 1,7 - 1,8 triệu người.
Dự thảo Đề án gồm 5 chương trình: Tư vấn hướng nghiệp, nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên; Hỗ trợ và cho thanh niên vay học nghề; Hỗ trợ và cho vay dạy nghề; Hỗ trợ và cho vay tạo việc làm; Giới thiệu việc làm cho thanh niên...
Theo ông Hoàng Mạnh Tiến, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, lo ngại bởi những số liệu chưa rõ ràng và các tính toán khoa học về “dự báo cung - cầu” việc làm, đào tạo nghề; chưa có tính toán chi tiết cho từng bước triển khai 5 chương trình; chưa có cơ chế điều phối; sự cần thiết trong xây dựng cơ chế tư vấn, giám sát độc lập để đảm bảo tiến độ, hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí... Các chỉ tiêu cần đạt như “hàng năm có 200.000 thanh niên được vay vốn học nghề; 33.300 thanh niên được vay vốn xuất khẩu lao động; 66.700 thanh niên được vay vốn tự tạo việc làm, đều chưa có tính sát thực.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Lê Minh, nguyên Phó trưởng ban kinh tế chương trình Quốc gia việc làm, cũng không khỏi lo ngại tính khả thi của Đề án. Theo ông Minh, với một trong những đề án lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làm như đề án này nên rất cần thận trọng xây dựng lộ trình và lựa chọn ưu tiên.
Theo lộ trình, năm 2007 chuẩn bị và chỉ đạo điểm; đề án sẽ thực hiện từ năm 2008 đến 2010 và đánh giá hiệu quả cuối cùng vào năm 2010. Theo ông Minh, với số tiền này, tự trói mình trong một thời gian ngắn là rất nguy hiểm. Cho nên, có thể đổi tên đề án là “giai đoạn 2007 - 2010 và sau đó”...
Tăng cường sự vào cuộc của doanh nghiệp
Đây là ý kiến của các chuyên gia và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về dự thảo Đề án. Theo ông Nguyễn Lê Minh, Đề án cần đề cập đến sự góp phần của doanh nghiệp trong giải quyết việc làm vì đây có tính chất xã hội hóa rất cao. Cùng ý kiến đó, đại diện Tổng cục dạy nghề cho rằng đối với các trường và trung tâm dạy nghề, cần phải có sự kết hợp nhà trường với doanh nghiệp để ít nhất các em phải vào nhà máy một lần.
Liên quan đến hỗ trợ học phí, theo ông Vũ Thế Khanh, Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), đề án đã quá chú trọng đến người vay tiền học mà không xem xét các yếu tố rủi ro cũng như điều kiện khả thi cho việc hoàn vốn. Giáo dục và y tế là hai lĩnh vực đặc thù, không phải chỉ đầu tư tiền cho thanh niên là có việc làm ngay.
Theo đó, để thanh niên thất nghiệp được học nghề tử tế, tăng cơ hội kiếm việc làm (cũng là tăng khả năng hoàn trả vốn vay) thì cần có đội ngũ thầy dạy nghề giỏi và những cơ sở đào tạo nghề hiện đại, đầy đủ máy móc công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, chưa có khảo sát nào cho chúng ta thấy có bao nhiêu thầy giỏi và công nghệ mới để đào tạo theo chỉ tiêu đề ra.
Như thế, nếu không tính toán kỹ, trong “định mức” thời gian ba năm, sinh viên sau khi học nghề xong khó có cơ hội xin việc, nói gì đến trả nợ. Theo ông Lê Minh, cần phải xây dựng các văn bản pháp luật chặt chẽ để ràng buộc và nên học hỏi kinh nghiệm các nước.
Theo ông Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đơn vị chủ trì đề án, cần mời gọi các nhà khoa học góp ý để tạo ra một đột phá trong cách làm nhằm đạt mục tiêu.