“Quy định thế này thì tôi cũng làm Thủ tướng được”
Những nội dung chính trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
“Quy định thế này thì tôi cũng làm Thủ tướng được, quyền hạn thì rất lớn nhưng trách nhiệm thì chỉ báo cáo và vắng mặt thì ủy quyền”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) của Quốc hội, sáng 1/6.
Điều 29 của dự thảo luật mới nhất quy định trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ gồm:
1. Thực hiện báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; trường hợp vắng mặt thì ủy quyền cho Phó thủ tướng Chính phủ thực hiện.
2. Thực hiện chế độ báo cáo báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Đại biểu Thuyền góp ý, nếu luật không quy định rõ ràng thì không thể nào quy trách nhiệm được.
“Thực tế, Chính phủ có cả một nghị định về trách nhiệm người đứng đầu. Thế thì ở đây, luật càng phải làm rõ các trách nhiệm cụ thể như cơ bản hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội giao, trả lời chất vấn trước Quốc hội, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ đẩy lùi tham nhũng, chống lãng phí…”, ông nói.
Cũng cho rằng quy định và nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ không tương xứng với nhau, đại biểu Nguyễn Đức Kiên gửi đến ban soạn thảo dự án luật một câu hỏi của cử tri: “Trong trường hợp xảy ra vụ việc như Vinashin thì các đồng chí rút kinh nghiệm, quy định trách nhiệm trong này như thế nào?”.
Quy định về số lượng cấp phó cũng được nhiều đại biểu đề cập tại phiên thảo luận. Nhiều đại biểu đồng tình với quy định Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không quá 6 thứ trưởng, các bộ khác không quá 5 thứ trưởng.
“Chúng ta họp nhiều quá nên cũng cần phải có phó đi họp thay”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đồng tình với dự thảo luật.
Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Đình Khanh thì cần hạn chế tối đa cấp phó, kể cả với Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an.
“Nhiều nước dân số gấp 3 - 4 lần Việt Nam nhưng vẫn chỉ có một phó tổng thống. Tổng thống của họ vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa gánh trọng trách của Thủ tướng Chính phủ, họ vẫn làm tốt. Việt Nam cứ giảm đi 1/3 cấp phó như dự thảo luật, chắc chắn bộ máy vận hành tốt hơn, năng lực trình độ của người đứng đầu bộ, ngang bộ cũng có điều kiện thể hiện rõ hơn, phát huy được cao hơn”, ông Khanh quả quyết.
Đại biểu Chu Sơn Hà băn khoăn khi dự thảo luật chưa quy định rõ về số cấp phó của Văn phòng Chính phủ.
“Chúng ta không quy định Văn phòng Chính phủ có bao nhiêu phó thì e rằng, có lúc lại lên 7 - 8. Đây không phải là một bộ nhưng thực chất là siêu bộ. Chúng ta cứ kêu cải cách hành chính địa phương nhưng cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính ngay trong Văn phòng Chính phủ”, ông Hà góp ý.
Nhấn mạnh điều này, bởi theo đại biểu Hà, ở Văn phòng Chính phủ hiện nay, một chuyên viên có khi còn quan trọng hơn cả thứ trưởng, vì có việc trình lên lãnh đạo Chính phủ cũng phải qua chuyên viên đó. Vì thế cải cách hành chính ở địa phương mà không cải cách Văn phòng Chính phủ thì bộ máy vẫn ì ạch, không hiệu quả.
Điều 29 của dự thảo luật mới nhất quy định trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ gồm:
1. Thực hiện báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; trường hợp vắng mặt thì ủy quyền cho Phó thủ tướng Chính phủ thực hiện.
2. Thực hiện chế độ báo cáo báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Đại biểu Thuyền góp ý, nếu luật không quy định rõ ràng thì không thể nào quy trách nhiệm được.
“Thực tế, Chính phủ có cả một nghị định về trách nhiệm người đứng đầu. Thế thì ở đây, luật càng phải làm rõ các trách nhiệm cụ thể như cơ bản hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội giao, trả lời chất vấn trước Quốc hội, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ đẩy lùi tham nhũng, chống lãng phí…”, ông nói.
Cũng cho rằng quy định và nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ không tương xứng với nhau, đại biểu Nguyễn Đức Kiên gửi đến ban soạn thảo dự án luật một câu hỏi của cử tri: “Trong trường hợp xảy ra vụ việc như Vinashin thì các đồng chí rút kinh nghiệm, quy định trách nhiệm trong này như thế nào?”.
Quy định về số lượng cấp phó cũng được nhiều đại biểu đề cập tại phiên thảo luận. Nhiều đại biểu đồng tình với quy định Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không quá 6 thứ trưởng, các bộ khác không quá 5 thứ trưởng.
“Chúng ta họp nhiều quá nên cũng cần phải có phó đi họp thay”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đồng tình với dự thảo luật.
Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Đình Khanh thì cần hạn chế tối đa cấp phó, kể cả với Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an.
“Nhiều nước dân số gấp 3 - 4 lần Việt Nam nhưng vẫn chỉ có một phó tổng thống. Tổng thống của họ vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa gánh trọng trách của Thủ tướng Chính phủ, họ vẫn làm tốt. Việt Nam cứ giảm đi 1/3 cấp phó như dự thảo luật, chắc chắn bộ máy vận hành tốt hơn, năng lực trình độ của người đứng đầu bộ, ngang bộ cũng có điều kiện thể hiện rõ hơn, phát huy được cao hơn”, ông Khanh quả quyết.
Đại biểu Chu Sơn Hà băn khoăn khi dự thảo luật chưa quy định rõ về số cấp phó của Văn phòng Chính phủ.
“Chúng ta không quy định Văn phòng Chính phủ có bao nhiêu phó thì e rằng, có lúc lại lên 7 - 8. Đây không phải là một bộ nhưng thực chất là siêu bộ. Chúng ta cứ kêu cải cách hành chính địa phương nhưng cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính ngay trong Văn phòng Chính phủ”, ông Hà góp ý.
Nhấn mạnh điều này, bởi theo đại biểu Hà, ở Văn phòng Chính phủ hiện nay, một chuyên viên có khi còn quan trọng hơn cả thứ trưởng, vì có việc trình lên lãnh đạo Chính phủ cũng phải qua chuyên viên đó. Vì thế cải cách hành chính ở địa phương mà không cải cách Văn phòng Chính phủ thì bộ máy vẫn ì ạch, không hiệu quả.