Quyền quyết ôtô công từ Thủ tướng có thể sang tay Chính phủ
Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có nhiều điểm mới đáng chú ý
Chiều 15/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, phạm vi điều chỉnh của dự án luật bảo đảm nguyên tắc tất cả các loại tài sản công đều được điều chỉnh bởi pháp luật, tạo cơ sở để nắm được tổng thể nguồn lực từ tài sản công.
Riêng đối với tài sản công thể hiện dưới hình thái tiền tệ thuộc ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước, quỹ ngoại tệ thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan, không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này.
Tâm điểm nhà công, xe công
Về nội dung, Bộ trưởng nhấn mạnh một số điểm mới. Trong đó có việc điều chỉnh thẩm quyền quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, xe ôtô công từ Thủ tướng sang Chính phủ để nâng cao hiệu lực pháp lý và thực thi trong thực tiễn.
Nội dung khác được bổ sung là một số hình thức mới trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, xử lý tài sản công bao gồm: mua sắm tập trung; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức PPP, khoán kinh phí sử dụng tài sản công, huy động vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập, ghi giảm tài sản do nguyên nhân bất khả kháng.
Dự thảo luật cũng điều chỉnh chế độ quản lý, sử dụng tài sản là bất động sản đã giao cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp từ cơ chế áp dụng như cơ quan Nhà nước theo luật hiện hành sang cơ chế cho phép tổ chức được khai thác bất động sản đã được Nhà nước giao theo hình thức kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết gắn với các điều kiện ràng buộc cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản.
Đáng chú ý, dự thảo luật bổ sung quy định cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thể tự thực hiện quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị có chức năng thực hiện quản lý vận hành tài sản công để tăng cường tính chuyên nghiệp.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý, luật này phải đat yêu cầu sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản công và chống được tiêu cực, lãng phí tham nhũng trong sử dụng tài sản công. Nếu được thế thì Quốc hội, cử tri rất yên tâm, ông nói.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đặt vấn đề, quản lý nhà công vụ và quản lý xe công được dư luận rất quan tâm. Vậy luật này có giải quyết được những bất cập trong quản lý hai loại tài sản này không, ví dụ như sử dụng xe công sai mục đích?
Đảng không ngoại lệ
Thẩm tra dự án luật, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách đề nghị cần bổ sung ngay trong dự thảo luật nội dung quy định trách nhiệm và chế tài xử lý đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị được Nhà nước giao quản lý, sử dụng, khai thác tài sản khi để xẩy ra vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công ở cơ quan, đơn vị.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng cần bổ sung quy định về trách nhiệm kiểm toán Nhà nước báo cáo Quốc hội kết quả kiểm toán về tình hình quản lý sử dụng tài sản công hàng năm.
Với chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan Nhà nước, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban đề nghị áp dụng mô hình quản lý trụ sở tập trung.
Tức là, giao mỗi tỉnh, thành phố một đầu mối để quản lý thống nhất trụ sở của các cơ quan Nhà nước thuộc địa phương nhằm tăng cường hiệu quả trong đầu tư, bố trí sử dụng, khả năng điều hòa tài sản Nhà nước và hạn chế việc đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực Nhà nước như hiện nay.
Tổng thư ký Nguyễn Hạnh phúc nêu thực tế, vừa qua có hiện tượng các tỉnh đua nhau chuyển sang mô hình trung tâm hành chính, đang có trụ sở đơn lẻ rất tốt cũng dồn vào một chỗ, nhưng một thời gian “chán” lại tản ra, như Đà Nẵng là một ví dụ. Ông Phúc đề nghị luật cần phải có quy định cụ thể để khắc phục tình trạng này.
Liên quan đến chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của Đảng, Thường trực cơ quan thẩm tra nhất trí với phương án quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan của Đảng cũng tương tự như các cơ quan Nhà nước để đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, phạm vi điều chỉnh của dự án luật bảo đảm nguyên tắc tất cả các loại tài sản công đều được điều chỉnh bởi pháp luật, tạo cơ sở để nắm được tổng thể nguồn lực từ tài sản công.
Riêng đối với tài sản công thể hiện dưới hình thái tiền tệ thuộc ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước, quỹ ngoại tệ thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan, không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này.
Tâm điểm nhà công, xe công
Về nội dung, Bộ trưởng nhấn mạnh một số điểm mới. Trong đó có việc điều chỉnh thẩm quyền quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, xe ôtô công từ Thủ tướng sang Chính phủ để nâng cao hiệu lực pháp lý và thực thi trong thực tiễn.
Nội dung khác được bổ sung là một số hình thức mới trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, xử lý tài sản công bao gồm: mua sắm tập trung; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức PPP, khoán kinh phí sử dụng tài sản công, huy động vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập, ghi giảm tài sản do nguyên nhân bất khả kháng.
Dự thảo luật cũng điều chỉnh chế độ quản lý, sử dụng tài sản là bất động sản đã giao cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp từ cơ chế áp dụng như cơ quan Nhà nước theo luật hiện hành sang cơ chế cho phép tổ chức được khai thác bất động sản đã được Nhà nước giao theo hình thức kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết gắn với các điều kiện ràng buộc cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản.
Đáng chú ý, dự thảo luật bổ sung quy định cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thể tự thực hiện quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị có chức năng thực hiện quản lý vận hành tài sản công để tăng cường tính chuyên nghiệp.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý, luật này phải đat yêu cầu sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản công và chống được tiêu cực, lãng phí tham nhũng trong sử dụng tài sản công. Nếu được thế thì Quốc hội, cử tri rất yên tâm, ông nói.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đặt vấn đề, quản lý nhà công vụ và quản lý xe công được dư luận rất quan tâm. Vậy luật này có giải quyết được những bất cập trong quản lý hai loại tài sản này không, ví dụ như sử dụng xe công sai mục đích?
Đảng không ngoại lệ
Thẩm tra dự án luật, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách đề nghị cần bổ sung ngay trong dự thảo luật nội dung quy định trách nhiệm và chế tài xử lý đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị được Nhà nước giao quản lý, sử dụng, khai thác tài sản khi để xẩy ra vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công ở cơ quan, đơn vị.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng cần bổ sung quy định về trách nhiệm kiểm toán Nhà nước báo cáo Quốc hội kết quả kiểm toán về tình hình quản lý sử dụng tài sản công hàng năm.
Với chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan Nhà nước, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban đề nghị áp dụng mô hình quản lý trụ sở tập trung.
Tức là, giao mỗi tỉnh, thành phố một đầu mối để quản lý thống nhất trụ sở của các cơ quan Nhà nước thuộc địa phương nhằm tăng cường hiệu quả trong đầu tư, bố trí sử dụng, khả năng điều hòa tài sản Nhà nước và hạn chế việc đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực Nhà nước như hiện nay.
Tổng thư ký Nguyễn Hạnh phúc nêu thực tế, vừa qua có hiện tượng các tỉnh đua nhau chuyển sang mô hình trung tâm hành chính, đang có trụ sở đơn lẻ rất tốt cũng dồn vào một chỗ, nhưng một thời gian “chán” lại tản ra, như Đà Nẵng là một ví dụ. Ông Phúc đề nghị luật cần phải có quy định cụ thể để khắc phục tình trạng này.
Liên quan đến chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của Đảng, Thường trực cơ quan thẩm tra nhất trí với phương án quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan của Đảng cũng tương tự như các cơ quan Nhà nước để đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.