Câu chuyện không chịu trả nhà công vụ “nghe rất buồn”
Vì sao có chuyện cán bộ không trả lại nhà công vụ sau khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển chỗ khác?
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho rằng, tồn tại thực tế cán bộ hết nhiệm kỳ không chịu trả lại nhà công vụ là “có cơ sở của nó”.
Trả lời báo giới trước thực trạng trên, Bộ trưởng Nên nhìn nhận “đây là câu chuyện không vui”, bởi trong đó mấy ngày qua báo chí phân tích, phát biểu quan điểm và có những nhận xét về một số cán bộ hiện nay nằm trong diện phải trả lại nhà công vụ “nghe rất là buồn”.
Bộ trưởng Nên, cho hay theo quy định, nhà công vụ là nhà dành cho những cán bộ nhận nhiệm vụ ở những nơi họ không có nhà ở. Đối tượng là những cán bộ, công chức, lực lượng sĩ quan công an, quân đội chuyên nghiệp được giao nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng. Ngoài ra còn có các cán bộ lãnh đạo.
Cũng theo lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, thông thường, khi cán bộ đến công tác ở đâu thì được bố trí nhà theo điều kiện sẵn có ở địa phương đó. Có những nơi xây những nhà công vụ theo đúng nghĩa, tùy theo điều kiện khách quan của địa phương.
“Tôi được biết, theo tôi được biết thì việc không trả nhà công vụ không nhiều lắm, mà chỉ tập trung ở các thành phố lớn, trong đó Hà Nội nhiều nhất và tập trung ở khu Hoàng Cầu. Theo báo cáo, có rất nhiều trường hợp, nhiều người khi hoàn thành nhiệm vụ đã trả nhà, kể cả cán bộ cao cấp. Nhưng cũng không ít trường hợp ở lại, có trường hợp vì lý do khách quan, có trường hợp lại là những người khác ở lại…”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, thực tế là “có cơ sở” cho thấy tại sao lại có chuyện cán bộ không trả lại nhà công vụ sau khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển chỗ khác.
Cụ thể, theo Quyết định 755/2000 của Thủ tướng Chính phủ thì nhà công vụ đơn giản chỉ là làm nhà để cho cán bộ ở và các quy định, chế tài trong đó cũng chưa được rạch ròi, rõ ràng. Xem lại các hồ sơ giao nhà, thu hồi nhà trước đây cũng phần lớn là tự giác.
Đến khi xuất hiện thực tế trên, Thủ tướng đã có Quyết định 615/2013 quy định rõ về thủ tục, chế tài, nhằm điều chỉnh, xử lý tồn đọng, giao trách nhiệm cho Bộ Xây dựng quản lý để không xảy ra tình trạng này.
Sau đó Bộ Xây dựng đã thành lập một tổ chức chuyên trách, có đưa ra chế tài quy định rõ nếu ai hết tiêu chuẩn ở nhà công vụ, tổ chức này sẽ báo trước thời gian 6 tháng. Khi tổ chức đã thông báo, nếu vì lý do nào đó cán bộ chưa thực hiện thì tổ chức sẽ phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết, cưỡng chế.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, câu chuyện không trả lại nhà có thể do khách quan hoặc chủ quan, nhưng bản thân cán bộ cũng phải tự giác, gương mẫu chấp hành đúng quy định về nhà công vụ.
“Tôi tin rằng sau quyết định của Thủ tướng và những công việc hiện nay đang làm, sẽ khắc phục được tồn tại. Đây là mô hình đúng để quản lý nhà công vụ”, ông Nên nói.
Trả lời báo giới trước thực trạng trên, Bộ trưởng Nên nhìn nhận “đây là câu chuyện không vui”, bởi trong đó mấy ngày qua báo chí phân tích, phát biểu quan điểm và có những nhận xét về một số cán bộ hiện nay nằm trong diện phải trả lại nhà công vụ “nghe rất là buồn”.
Bộ trưởng Nên, cho hay theo quy định, nhà công vụ là nhà dành cho những cán bộ nhận nhiệm vụ ở những nơi họ không có nhà ở. Đối tượng là những cán bộ, công chức, lực lượng sĩ quan công an, quân đội chuyên nghiệp được giao nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng. Ngoài ra còn có các cán bộ lãnh đạo.
Cũng theo lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, thông thường, khi cán bộ đến công tác ở đâu thì được bố trí nhà theo điều kiện sẵn có ở địa phương đó. Có những nơi xây những nhà công vụ theo đúng nghĩa, tùy theo điều kiện khách quan của địa phương.
“Tôi được biết, theo tôi được biết thì việc không trả nhà công vụ không nhiều lắm, mà chỉ tập trung ở các thành phố lớn, trong đó Hà Nội nhiều nhất và tập trung ở khu Hoàng Cầu. Theo báo cáo, có rất nhiều trường hợp, nhiều người khi hoàn thành nhiệm vụ đã trả nhà, kể cả cán bộ cao cấp. Nhưng cũng không ít trường hợp ở lại, có trường hợp vì lý do khách quan, có trường hợp lại là những người khác ở lại…”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, thực tế là “có cơ sở” cho thấy tại sao lại có chuyện cán bộ không trả lại nhà công vụ sau khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển chỗ khác.
Cụ thể, theo Quyết định 755/2000 của Thủ tướng Chính phủ thì nhà công vụ đơn giản chỉ là làm nhà để cho cán bộ ở và các quy định, chế tài trong đó cũng chưa được rạch ròi, rõ ràng. Xem lại các hồ sơ giao nhà, thu hồi nhà trước đây cũng phần lớn là tự giác.
Đến khi xuất hiện thực tế trên, Thủ tướng đã có Quyết định 615/2013 quy định rõ về thủ tục, chế tài, nhằm điều chỉnh, xử lý tồn đọng, giao trách nhiệm cho Bộ Xây dựng quản lý để không xảy ra tình trạng này.
Sau đó Bộ Xây dựng đã thành lập một tổ chức chuyên trách, có đưa ra chế tài quy định rõ nếu ai hết tiêu chuẩn ở nhà công vụ, tổ chức này sẽ báo trước thời gian 6 tháng. Khi tổ chức đã thông báo, nếu vì lý do nào đó cán bộ chưa thực hiện thì tổ chức sẽ phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết, cưỡng chế.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, câu chuyện không trả lại nhà có thể do khách quan hoặc chủ quan, nhưng bản thân cán bộ cũng phải tự giác, gương mẫu chấp hành đúng quy định về nhà công vụ.
“Tôi tin rằng sau quyết định của Thủ tướng và những công việc hiện nay đang làm, sẽ khắc phục được tồn tại. Đây là mô hình đúng để quản lý nhà công vụ”, ông Nên nói.