Rất ít “doanh nghiệp trẻ” phải rời thị trường
Số doanh nghiệp trẻ “chết” trong hai năm qua chỉ vài phần trăm, không đến 10%
Theo thông tin mới đây từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì chỉ trong hai năm 2011 và 2012, có 100.000 doanh nghiệp dừng hoạt động, bằng một nửa số doanh nghiệp rời bỏ thị trường trong suốt 20 năm qua.
Vậy các “doanh nghiệp trẻ” - tức doanh nghiệp do các doanh nhân trẻ làm chủ - chiếm bao nhiêu trong số này, và các doanh nhân đã thể hiện tinh thần “trẻ” như thế nào trong giai đoạn khó khăn này?
Trả lời câu hỏi của VnEcnonomy tại buổi họp báo về lễ kỷ niệm 20 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam, sáng 27/8, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Lê Văn Hiểu cho biết, rất ít doanh nghiệp thuộc Hội phải rời thị trường trong hai năm qua.
Đây là điều rất đáng ngạc nhiên trong bối cảnh khủng hoảng lớn như vậy. Đơn cử như Đà Nẵng có 443 doanh nghiệp thì không có đơn vị nào phải rời thị trường, ông Hiểu nhấn mạnh.
Bên lề cuộc họp báo, được đề nghị đưa ra con số định lượng hơn, ông Hiểu quả quyết, số doanh nghiệp trẻ “chết” trong hai năm qua chỉ vài phần trăm, không đến 10%.
Theo ông Hiểu, đoàn kết chính là sức mạnh quan trọng nhất để các doanh nghiệp trẻ có thể trụ vững, bên cạnh các hình thức liên kết, giúp đỡ lẫn nhau về vốn, hay sử dụng sản phẩm của nhau. Hội rất chủ động trong việc tạo sự liên kết vùng và liên kết toàn quốc, ông Hiểu cho hay.
Cùng trả lời câu hỏi về sức khỏe của doanh nghiệp trẻ tại cuộc họp báo, còn có Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Phan Văn Mãi và Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường.
Theo ông Cường, so với mặt bằng chung thì số doanh nghiệp trẻ phải rời thị trường ít hơn rất nhiều, một phần nguyên nhân là các doanh nghiệp tham gia Hội đều khá tiêu biểu ở các vùng miền. Các doanh nhân trẻ cũng chia sẻ khó khăn bằng cách cung cấp đầu ra đầu vào cho nhau, mở rộng hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường…, ông Cường cho biết.
Còn theo ông Phan Văn Mãi, khó khăn của các doanh nghiệp trẻ phần nhiều có thể giải quyết được ở tầm địa phương. Ông cũng đặc biệt lưu ý đến yếu tố liên kết trong việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp để các thương hiệu Việt không rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.
Thời gian qua, hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra rất nhiều, và các doanh nghiệp trẻ đã rất đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong việc này, ông Mãi khẳng định.
Theo thông tin từ cuộc họp báo, hiện nay Hội Doanh nhân trẻ đã có mặt tại 63/63 tỉnh, thành phố với gần 10.000 hội viên, đang tạo việc làm cho trên 2,5 triệu người, tổng doanh thu hàng năm đạt trên 25 tỷ USD.
Vậy các “doanh nghiệp trẻ” - tức doanh nghiệp do các doanh nhân trẻ làm chủ - chiếm bao nhiêu trong số này, và các doanh nhân đã thể hiện tinh thần “trẻ” như thế nào trong giai đoạn khó khăn này?
Trả lời câu hỏi của VnEcnonomy tại buổi họp báo về lễ kỷ niệm 20 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam, sáng 27/8, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Lê Văn Hiểu cho biết, rất ít doanh nghiệp thuộc Hội phải rời thị trường trong hai năm qua.
Đây là điều rất đáng ngạc nhiên trong bối cảnh khủng hoảng lớn như vậy. Đơn cử như Đà Nẵng có 443 doanh nghiệp thì không có đơn vị nào phải rời thị trường, ông Hiểu nhấn mạnh.
Bên lề cuộc họp báo, được đề nghị đưa ra con số định lượng hơn, ông Hiểu quả quyết, số doanh nghiệp trẻ “chết” trong hai năm qua chỉ vài phần trăm, không đến 10%.
Theo ông Hiểu, đoàn kết chính là sức mạnh quan trọng nhất để các doanh nghiệp trẻ có thể trụ vững, bên cạnh các hình thức liên kết, giúp đỡ lẫn nhau về vốn, hay sử dụng sản phẩm của nhau. Hội rất chủ động trong việc tạo sự liên kết vùng và liên kết toàn quốc, ông Hiểu cho hay.
Cùng trả lời câu hỏi về sức khỏe của doanh nghiệp trẻ tại cuộc họp báo, còn có Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Phan Văn Mãi và Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường.
Theo ông Cường, so với mặt bằng chung thì số doanh nghiệp trẻ phải rời thị trường ít hơn rất nhiều, một phần nguyên nhân là các doanh nghiệp tham gia Hội đều khá tiêu biểu ở các vùng miền. Các doanh nhân trẻ cũng chia sẻ khó khăn bằng cách cung cấp đầu ra đầu vào cho nhau, mở rộng hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường…, ông Cường cho biết.
Còn theo ông Phan Văn Mãi, khó khăn của các doanh nghiệp trẻ phần nhiều có thể giải quyết được ở tầm địa phương. Ông cũng đặc biệt lưu ý đến yếu tố liên kết trong việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp để các thương hiệu Việt không rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.
Thời gian qua, hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra rất nhiều, và các doanh nghiệp trẻ đã rất đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong việc này, ông Mãi khẳng định.
Theo thông tin từ cuộc họp báo, hiện nay Hội Doanh nhân trẻ đã có mặt tại 63/63 tỉnh, thành phố với gần 10.000 hội viên, đang tạo việc làm cho trên 2,5 triệu người, tổng doanh thu hàng năm đạt trên 25 tỷ USD.