Rủi ro nợ công có thể vượt lạm phát và tỷ giá?
“Nếu không cẩn thận, vấn đề nợ công của Việt Nam có thể sẽ thành rủi ro lớn hơn lạm phát hay tỷ giá trong 5-7 năm tới”
“Nếu không cẩn thận, vấn đề nợ công của Việt Nam có thể sẽ thành rủi ro lớn hơn lạm phát hay tỷ giá trong 5-7 năm tới”, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa nêu cảnh báo.
Liên tục những thông tin về quản lý tài chính lỏng lẻo của Mỹ, một số nước châu Âu và cường quốc châu Á, đi cùng với việc hạ bậc tín nhiệm hàng loạt gần đây, nhiều quốc gia đang phải xem lại vấn đề cân đối chi tiêu của mình.
Trong bối cảnh ấy, với Việt Nam nợ công đã là vấn đề? Hay cách hành xử với vay nợ là vấn đề? Hoặc đặc thù nợ Việt Nam là điều đáng quan tâm?
“Vấn đề nợ công tăng lên, theo lý thuyết, không là gì cả”, ông Lê Xuân Nghĩa nói với báo chí bên lề cuộc gặp của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, sáng 29/8.
Với mức nợ cứ tiếp tục gia tăng so với GDP, hay việc đời ông vay để gánh nợ cho con, rồi tiếp đến cháu, chắt… thì nợ cứ tiến về vô cùng, ông Nghĩa cho là chuyện thường. Cái quan trọng, theo ông, là ở việc tổng tài sản sẽ tăng lên thế nào cùng với khối nợ ấy. Hay nói cách khác, cùng với quá trình tăng nợ là việc tích sản của nền kinh tế một cách hiệu quả.
Ông dẫn giải: “Cũng như tôi mua nhà phải đi vay, anh đòi gắt quá thì tôi bán bớt một cái đi trả nợ là thừa. Với một nền kinh tế đang giàu lên thì trái phiếu cũng là một loại tài sản có thể bán được”.
Cho nên, trong quan điểm của vị Phó chủ nhiệm này, với tổng giá trị nền kinh tế Việt Nam hiện gấp khoảng 3 lần GDP thì nợ công so với GDP ở mức hiện nay chưa phải là vấn đề ghê gớm.
Theo số liệu của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), tính đến ngày 31/12/2010, tổng số dư nợ công ở mức tương đương 56,7% GDP và dự kiến con số này sẽ ở mức khoảng 58,7% GDP vào cuối năm 2011.
Nhưng ở đặc thù Việt Nam hiện nay, vấn đề nợ công có cái khác với lý thuyết. Theo Phó chủ tịch Nghĩa, trong quá trình nguồn vốn vay đi vào nền kinh tế Việt Nam, có khoảng 30% đã không trở thành tài sản mà trôi đâu đó theo nhiều dạng thất thoát.
Ở điểm này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tuần trước cũng chia sẻ một ví dụ, có con đường được đầu tư thì đến 90% giá trị “chôn” ở đền bù, giải phóng mặt bằng…, chỉ có 10% vào tài sản gộp.
“Cho nên, hiệu quả sử dụng vốn vay thế nào mới là vấn đề chính đối với Việt Nam”, Phó chủ tịch Nghĩa nhìn nhận. Nhưng, “cân đong” hiệu quả sử dụng vốn thế nào, ở trường hợp của Việt Nam không đơn giản.
Trong buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh khi đề cập đến vấn đề này có nhớ lại lúc còn ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã trả lời trước Quốc hội, rằng đầu tư làm đường lên vùng cao, điện cho Tây Nguyên thì hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) phải cao.
“Mình cũng nói cảm tính thế thôi chứ không có con số cụ thể”, ông nói trước các lãnh đạo cao cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhưng “sốt ruột” với lượng vốn đầu tư cứ lớn dần là thực tế khi tại nhiệm Bộ trưởng ông đã phải đắn đo. “Tôi nhớ có năm chỉ 2 nghìn tỷ đồng, sau thì lên 7-10 nghìn tỷ đồng… Giờ phát hành trái phiếu 40-50 nghìn tỷ đồng là lớn lắm”, ông nói.
“Thì thôi, nó là cần thiết đi, nhưng sử dụng nó vừa qua như thế nào?”, Phó thủ tướng đặt vấn đề. “Trước kia, Chính phủ chỉ đầu tư một số lĩnh vực, như chúng ta nói là quả đấm thép, một số vùng trọng điểm..., danh mục đầu tư rất hẹp nhưng toàn dự án lớn. Nay thì…”, ông bỏ lửng câu nói.
Được cho là nguyên nhân sâu xa của nhập siêu, lạm phát, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng nợ của một số định chế tài chính…, cho nên, với tốc độ tăng nợ công Việt Nam trong khoảng 5-6 năm nay đã lên gấp đôi trước đó, ông Nghĩa lưu ý thêm: “Theo tôi, cần phải kiểm soát được tốc độ tăng nợ công và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay”.
Chuyện hiệu quả đầu tư công thấp do phải chi vào các dự án an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa, Phó chủ tịch Nghĩa có quan điểm rằng, chỉ nên để xảy ra trong khoảng dăm năm, không nên kéo dài tình trạng đầu tư này mãi sẽ ảnh hưởng đến ổn định của nền kinh tế trong dài hạn.
Nhưng ở góc độ hành xử với nợ, hay cách thức ra quyết định đầu tư của địa phương cũng có những điểm đáng bàn. “Chưa biết là có tiền hay chưa có tiền, cứ biết là hôm nay ký cái đã”, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nói về cách ra quyết định đầu tư “kỳ lạ” của một số địa phương. “Bây giờ, chúng ta đang bị trả giá cho vấn đề này”.
Liên tục những thông tin về quản lý tài chính lỏng lẻo của Mỹ, một số nước châu Âu và cường quốc châu Á, đi cùng với việc hạ bậc tín nhiệm hàng loạt gần đây, nhiều quốc gia đang phải xem lại vấn đề cân đối chi tiêu của mình.
Trong bối cảnh ấy, với Việt Nam nợ công đã là vấn đề? Hay cách hành xử với vay nợ là vấn đề? Hoặc đặc thù nợ Việt Nam là điều đáng quan tâm?
“Vấn đề nợ công tăng lên, theo lý thuyết, không là gì cả”, ông Lê Xuân Nghĩa nói với báo chí bên lề cuộc gặp của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, sáng 29/8.
Với mức nợ cứ tiếp tục gia tăng so với GDP, hay việc đời ông vay để gánh nợ cho con, rồi tiếp đến cháu, chắt… thì nợ cứ tiến về vô cùng, ông Nghĩa cho là chuyện thường. Cái quan trọng, theo ông, là ở việc tổng tài sản sẽ tăng lên thế nào cùng với khối nợ ấy. Hay nói cách khác, cùng với quá trình tăng nợ là việc tích sản của nền kinh tế một cách hiệu quả.
Ông dẫn giải: “Cũng như tôi mua nhà phải đi vay, anh đòi gắt quá thì tôi bán bớt một cái đi trả nợ là thừa. Với một nền kinh tế đang giàu lên thì trái phiếu cũng là một loại tài sản có thể bán được”.
Cho nên, trong quan điểm của vị Phó chủ nhiệm này, với tổng giá trị nền kinh tế Việt Nam hiện gấp khoảng 3 lần GDP thì nợ công so với GDP ở mức hiện nay chưa phải là vấn đề ghê gớm.
Theo số liệu của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), tính đến ngày 31/12/2010, tổng số dư nợ công ở mức tương đương 56,7% GDP và dự kiến con số này sẽ ở mức khoảng 58,7% GDP vào cuối năm 2011.
Nhưng ở đặc thù Việt Nam hiện nay, vấn đề nợ công có cái khác với lý thuyết. Theo Phó chủ tịch Nghĩa, trong quá trình nguồn vốn vay đi vào nền kinh tế Việt Nam, có khoảng 30% đã không trở thành tài sản mà trôi đâu đó theo nhiều dạng thất thoát.
Ở điểm này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tuần trước cũng chia sẻ một ví dụ, có con đường được đầu tư thì đến 90% giá trị “chôn” ở đền bù, giải phóng mặt bằng…, chỉ có 10% vào tài sản gộp.
“Cho nên, hiệu quả sử dụng vốn vay thế nào mới là vấn đề chính đối với Việt Nam”, Phó chủ tịch Nghĩa nhìn nhận. Nhưng, “cân đong” hiệu quả sử dụng vốn thế nào, ở trường hợp của Việt Nam không đơn giản.
Trong buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh khi đề cập đến vấn đề này có nhớ lại lúc còn ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã trả lời trước Quốc hội, rằng đầu tư làm đường lên vùng cao, điện cho Tây Nguyên thì hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) phải cao.
“Mình cũng nói cảm tính thế thôi chứ không có con số cụ thể”, ông nói trước các lãnh đạo cao cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhưng “sốt ruột” với lượng vốn đầu tư cứ lớn dần là thực tế khi tại nhiệm Bộ trưởng ông đã phải đắn đo. “Tôi nhớ có năm chỉ 2 nghìn tỷ đồng, sau thì lên 7-10 nghìn tỷ đồng… Giờ phát hành trái phiếu 40-50 nghìn tỷ đồng là lớn lắm”, ông nói.
“Thì thôi, nó là cần thiết đi, nhưng sử dụng nó vừa qua như thế nào?”, Phó thủ tướng đặt vấn đề. “Trước kia, Chính phủ chỉ đầu tư một số lĩnh vực, như chúng ta nói là quả đấm thép, một số vùng trọng điểm..., danh mục đầu tư rất hẹp nhưng toàn dự án lớn. Nay thì…”, ông bỏ lửng câu nói.
Được cho là nguyên nhân sâu xa của nhập siêu, lạm phát, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng nợ của một số định chế tài chính…, cho nên, với tốc độ tăng nợ công Việt Nam trong khoảng 5-6 năm nay đã lên gấp đôi trước đó, ông Nghĩa lưu ý thêm: “Theo tôi, cần phải kiểm soát được tốc độ tăng nợ công và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay”.
Chuyện hiệu quả đầu tư công thấp do phải chi vào các dự án an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa, Phó chủ tịch Nghĩa có quan điểm rằng, chỉ nên để xảy ra trong khoảng dăm năm, không nên kéo dài tình trạng đầu tư này mãi sẽ ảnh hưởng đến ổn định của nền kinh tế trong dài hạn.
Nhưng ở góc độ hành xử với nợ, hay cách thức ra quyết định đầu tư của địa phương cũng có những điểm đáng bàn. “Chưa biết là có tiền hay chưa có tiền, cứ biết là hôm nay ký cái đã”, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nói về cách ra quyết định đầu tư “kỳ lạ” của một số địa phương. “Bây giờ, chúng ta đang bị trả giá cho vấn đề này”.