Rút lại kiến nghị tách Vinapco ra khỏi Vietnam Airlines
Công ty Xăng dầu hàng không (Vinapco) vẫn phải nộp phạt 3,378 tỉ đồng do vi phạm Luật Cạnh tranh, chống độc quyền
Công ty Xăng dầu hàng không (Vinapco) vẫn phải nộp phạt 3,378 tỉ đồng do vi phạm Luật Cạnh tranh, chống độc quyền. Tuy nhiên, phán quyết của phiên xét xử phúc thẩm hôm 26/6 là họ không bị tách ra khỏi Vietnam Airlines như đề xuất trước đó.
Tin từ Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết nơi này đang soạn thảo văn bản gửi Thủ tướng, báo cáo kết quả phiên xét xử phúc thẩm vụ việc Vinapco vi phạm Luật Cạnh tranh, tự ý ngừng cung cấp nhiên liệu cho hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JPA) diễn ra hơn một năm trước.
Tại phiên xét xử phúc thẩm hôm 26/6, do Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh làm chủ tọa cùng 11 thành viên khác là đại diện các bộ, ngành có liên quan do Thủ tướng yêu cầu, hội đồng đã tái khẳng định Vinapco đã vi phạm điều 13, điều 14, khoản 4 của Luật Cạnh tranh về việc có hành vi áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng (JPA); lạm dụng vị trí độc quyền, đơn phương ngừng cung cấp nhiên liệu trong khi khách hàng không có sự lựa chọn khác.
Hội đồng phúc thẩm đã nhất trí thông qua mức phạt không thay đổi so với phiên điều trần sơ thẩm đã diễn ra ngày 14/4 trước đó (dù Vinapco đã có đơn kiến nghị) là phạt Vinapco 3,378 tỉ đồng (tương đương với 0,05% doanh thu của công ty này trong năm 2007), trong khi mức phạt tối đa cho hành vi nói trên có thể lên đến 10% doanh thu.
Tuy nhiên, so với phiên sơ thẩm, Hội đồng phúc thẩm đã rút lại kiến nghị tách Vinapco khỏi Vietnam Airlines như đề xuất trước đó với lý do sự tách biệt này có thể làm phá vỡ hệ thống vận hành của hãng hàng không quốc gia.
Giải pháp dung hòa được đưa ra là nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cấp phép cho Công ty cổ phần nhiên liệu bay (PJF) của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam được cung cấp nhiên liệu cho các hãng hàng không nước ngoài và trong nước khác để hạn chế sự độc quyền của Vinapco.
Hiện tại, hãng này đã vận hành thử nghiệm bằng cách nhập khẩu xăng máy bay về bán cho thị trường Campuchia, nhưng còn phải đầu tư hoàn thiện đồng bộ hệ thống kho bể, giấy phép với các cụm cảng hàng không để có thể tham gia phân phối tại thị trường trong nước.
Trước khi diễn ra phiên xét xử phúc thẩm vài ngày, Vinapco cũng kiến nghị không cung cấp xăng cho các chuyến bay của Indochina Airlines với lý do hãng này nợ 11 tỉ đồng tiền nhiên liệu. Tuy nhiên, đề xuất của họ đã bị Cục Hàng không dân dụng Việt Nam bác bỏ bằng văn bản.
Một đại diện của cục này và Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh cho rằng nếu các hãng hàng không mất khả năng chi trả, nợ đọng nhiều thì hình thức phạt nặng nhất là họ sẽ bị thu hồi giấy phép bay, tập trung xử lý công nợ chứ không tự ý ngừng cung cấp nhiên liệu để ảnh hướng đến quyền lợi của các khách hàng.
Phán quyết phúc thẩm đối với Vinapco có hiệu lực ngay từ ngày 26/6. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Vinapco không chấp thuận, họ có thể kiện Hội đồng cạnh tranh ra tòa án hành chính.
Ngọc Lan (TBKTSG)
Tin từ Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết nơi này đang soạn thảo văn bản gửi Thủ tướng, báo cáo kết quả phiên xét xử phúc thẩm vụ việc Vinapco vi phạm Luật Cạnh tranh, tự ý ngừng cung cấp nhiên liệu cho hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JPA) diễn ra hơn một năm trước.
Tại phiên xét xử phúc thẩm hôm 26/6, do Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh làm chủ tọa cùng 11 thành viên khác là đại diện các bộ, ngành có liên quan do Thủ tướng yêu cầu, hội đồng đã tái khẳng định Vinapco đã vi phạm điều 13, điều 14, khoản 4 của Luật Cạnh tranh về việc có hành vi áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng (JPA); lạm dụng vị trí độc quyền, đơn phương ngừng cung cấp nhiên liệu trong khi khách hàng không có sự lựa chọn khác.
Hội đồng phúc thẩm đã nhất trí thông qua mức phạt không thay đổi so với phiên điều trần sơ thẩm đã diễn ra ngày 14/4 trước đó (dù Vinapco đã có đơn kiến nghị) là phạt Vinapco 3,378 tỉ đồng (tương đương với 0,05% doanh thu của công ty này trong năm 2007), trong khi mức phạt tối đa cho hành vi nói trên có thể lên đến 10% doanh thu.
Tuy nhiên, so với phiên sơ thẩm, Hội đồng phúc thẩm đã rút lại kiến nghị tách Vinapco khỏi Vietnam Airlines như đề xuất trước đó với lý do sự tách biệt này có thể làm phá vỡ hệ thống vận hành của hãng hàng không quốc gia.
Giải pháp dung hòa được đưa ra là nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cấp phép cho Công ty cổ phần nhiên liệu bay (PJF) của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam được cung cấp nhiên liệu cho các hãng hàng không nước ngoài và trong nước khác để hạn chế sự độc quyền của Vinapco.
Hiện tại, hãng này đã vận hành thử nghiệm bằng cách nhập khẩu xăng máy bay về bán cho thị trường Campuchia, nhưng còn phải đầu tư hoàn thiện đồng bộ hệ thống kho bể, giấy phép với các cụm cảng hàng không để có thể tham gia phân phối tại thị trường trong nước.
Trước khi diễn ra phiên xét xử phúc thẩm vài ngày, Vinapco cũng kiến nghị không cung cấp xăng cho các chuyến bay của Indochina Airlines với lý do hãng này nợ 11 tỉ đồng tiền nhiên liệu. Tuy nhiên, đề xuất của họ đã bị Cục Hàng không dân dụng Việt Nam bác bỏ bằng văn bản.
Một đại diện của cục này và Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh cho rằng nếu các hãng hàng không mất khả năng chi trả, nợ đọng nhiều thì hình thức phạt nặng nhất là họ sẽ bị thu hồi giấy phép bay, tập trung xử lý công nợ chứ không tự ý ngừng cung cấp nhiên liệu để ảnh hướng đến quyền lợi của các khách hàng.
Phán quyết phúc thẩm đối với Vinapco có hiệu lực ngay từ ngày 26/6. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Vinapco không chấp thuận, họ có thể kiện Hội đồng cạnh tranh ra tòa án hành chính.
Ngọc Lan (TBKTSG)