Sa mạc hoá gây thiệt hại lớn về kinh tế
Mối năm, thu nhập kinh tế toàn cầu giảm khoảng 42 tỉ USD do tác động của sa mạc hoá
Tìm nguyên nhân, hậu quả và giải pháp chống sa mạc hoá đang tác động đến 1/3 diện tích trái đất, đe doạ cuộc sống 1,2 tỷ người là chủ đề chính tại hội nghị của Liên hiệp quốc khai mạc ngày 3/9 tại thủ đô Madrid Tây Ban Nha.
Đây là Hội nghị lần thứ 8 các nước tham gia Hiệp ước của Liên hiệp quốc về chống sa mạc hoá, với sự tham dự của 2.000 đại biểu đến từ 191 nước trên thế giới. Hội nghị là bước đi tiếp theo cuộc họp của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu vừa kết thúc tại thành phố Vienna của Áo.
Sa mạc hoá đe doạ hành tinh
Tại hội nghị, Bộ trưởng Môi trường Tây Ban Nha Cristina Narbona cho biết, Tây Ban Nha sẽ đề xuất với Liên minh châu Âu (EU) về việc thành lập một Trung tâm chống hạn hán và sa mạc hoá.
Đại diện cơ quan điều phối vùng châu Á về Công ước chống sa mạc hóa cảnh báo, 10-20% đất khô trên thế giới đã bị thoái hoá và 1/3 diện tích đất trồng trọt trên thế giới có nguy cơ bị sa mạc hoá. Hơn 1 tỷ người tại hơn 100 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với sa mạc hóa, hơn 250 triệu người đang chịu tác động trực tiếp từ hiện tượng này chủ yếu là những người nghèo.
Châu Phi có đến 2/3 diện tích là sa mạc hoặc vùng đất khô. Hệ quả tất yếu là 3/4 đất trồng trọt ở châu Phi đã và đang có hiện tượng thoái hoá; hầu hết các nước trong khu vực phải hứng chịu lũ lụt hàng năm. Các nhà khoa học ước tính 1 tỷ tấn bụi có thể được thổi từ vùng Sahara vào khí quyển mỗi năm.
Trong tổng số diện tích đất 4,3 tỷ ha, châu Á có hơn 1,7 tỉ ha đất khô cằn và bán khô cằn kéo dài từ bờ biển Địa Trung Hải tới bờ biển Thái Bình Dương. Những vùng đất bị khô hạn và thoái hoá bao gồm các sa mạc rộng lớn ở Trung Quốc, Pakistan, Mông Cổ, Iran, Ấn Độ, Nepal và Lào.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hoá, nhưng việc khai khẩn đất đai quá mức và sự phát triển của ngành chăn nuôi được coi là những nguyên nhân chính. Bất chấp sự phát triển bền vững và mục tiêu phát triển lâu dài, lợi ích kinh tế trước mắt khiến cho không ít người dân tại nhiều vùng miền trên thế giới bỏ qua lợi ích của cả cộng đồng. Đói nghèo tác động trở lại, mà trước mắt là đối với chính những người dân đã làm sa mạc hoá đất đai.
Các chuyên gia môi trường lên tiếng báo động, đến năm 2025 trên thế giới sẽ có 2/3 diện tích đất ở châu Phi, 1/3 diện tích đất canh tác ở châu Á và 1/5 diện tích đất ở Nam Mỹ không thể sử dụng được. Khoảng 135 triệu người có nguy cơ mất nhà cửa do sa mạc hoá, đặc biệt tại phía nam sa mạc Sahara và sa mạc Gobi ở Trung Quốc. Theo số liệu của Liên hiệp quốc, 66% lục địa châu Phi được xác định là sa mạc hay đất đai khô cằn, trong đó có tới 46% diện tích có nguy cơ bị biến thành sa mạc.
Nỗ lực đẩy lùi sa mạc hoá
Tác động của sa mạc hoá ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, kinh tế, sức khoẻ và mối trường sống của con người.
Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, thu nhập kinh tế toàn cầu bị giảm do tác động của sa mạc hoá vào khoảng 42 tỉ USD mỗi năm. Trong khi chi phí cho việc chống sự xuống cấp của đất lại chỉ ở mức 2,4 tỉ mỗi năm. Liên hiệp quốc cho rằng quản lý cây trồng tốt hơn, tưới tiêu hợp lý và các chiến lược tạo việc làm phi nông nghiệp cho người dân ở vùng đất khô có thể giúp ngăn chặn sa mạc hoá.
Nigeria đã phát động triển khai dự án “Trường thành xanh Sahara” nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, kiểm soát và ngăn chặn sa mạc hoá ở châu lục này. Dự án nhằm dựng lên hành lang thiên nhiên kéo dài từ Moritani ở Tây Phi tới Djibuti ở Đông Phi. Dự án này được Liên minh châu Phi thông qua năm 2005. Đây là sáng kiến của Tổng thống Nigeria với hy vọng sẽ góp phần biến đất cằn thành đất màu, phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh khu vực.
Tình trạng sa mạc hóa ở Trung Quốc diễn ra rất nghiêm trọng. Theo ước tính, 13 triệu ha đất trồng trọt ở Trung Quốc đang bị đe dọa bởi thảm họa bão gió và bão cát; 800 km đường sắt bị đe dọa và hàng nghìn km đường cao tốc bị phá huỷ do tích tụ cát... Trung Quốc đã triển khai các chương trình về trồng cây xanh chắn gió ở phía Bắc; bảo vệ hệ sinh thái ở cao nguyên Hoàng Thổ và khu vực Gobi; cải tạo 9 triệu ha đất thảo nguyên, thảo nguyên sa mạc...
Trung Quốc đặt mục tiêu giai đoạn 2001-2010, khoảng 7,45 triệu ha đất bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá sẽ được khôi phục và trồng 2,24 triệu ha rừng; giai đoạn 2011-2050 sẽ khôi phục gần 30 triệu ha đất cằn cỗi.
Đây là Hội nghị lần thứ 8 các nước tham gia Hiệp ước của Liên hiệp quốc về chống sa mạc hoá, với sự tham dự của 2.000 đại biểu đến từ 191 nước trên thế giới. Hội nghị là bước đi tiếp theo cuộc họp của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu vừa kết thúc tại thành phố Vienna của Áo.
Sa mạc hoá đe doạ hành tinh
Tại hội nghị, Bộ trưởng Môi trường Tây Ban Nha Cristina Narbona cho biết, Tây Ban Nha sẽ đề xuất với Liên minh châu Âu (EU) về việc thành lập một Trung tâm chống hạn hán và sa mạc hoá.
Đại diện cơ quan điều phối vùng châu Á về Công ước chống sa mạc hóa cảnh báo, 10-20% đất khô trên thế giới đã bị thoái hoá và 1/3 diện tích đất trồng trọt trên thế giới có nguy cơ bị sa mạc hoá. Hơn 1 tỷ người tại hơn 100 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với sa mạc hóa, hơn 250 triệu người đang chịu tác động trực tiếp từ hiện tượng này chủ yếu là những người nghèo.
Châu Phi có đến 2/3 diện tích là sa mạc hoặc vùng đất khô. Hệ quả tất yếu là 3/4 đất trồng trọt ở châu Phi đã và đang có hiện tượng thoái hoá; hầu hết các nước trong khu vực phải hứng chịu lũ lụt hàng năm. Các nhà khoa học ước tính 1 tỷ tấn bụi có thể được thổi từ vùng Sahara vào khí quyển mỗi năm.
Trong tổng số diện tích đất 4,3 tỷ ha, châu Á có hơn 1,7 tỉ ha đất khô cằn và bán khô cằn kéo dài từ bờ biển Địa Trung Hải tới bờ biển Thái Bình Dương. Những vùng đất bị khô hạn và thoái hoá bao gồm các sa mạc rộng lớn ở Trung Quốc, Pakistan, Mông Cổ, Iran, Ấn Độ, Nepal và Lào.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hoá, nhưng việc khai khẩn đất đai quá mức và sự phát triển của ngành chăn nuôi được coi là những nguyên nhân chính. Bất chấp sự phát triển bền vững và mục tiêu phát triển lâu dài, lợi ích kinh tế trước mắt khiến cho không ít người dân tại nhiều vùng miền trên thế giới bỏ qua lợi ích của cả cộng đồng. Đói nghèo tác động trở lại, mà trước mắt là đối với chính những người dân đã làm sa mạc hoá đất đai.
Các chuyên gia môi trường lên tiếng báo động, đến năm 2025 trên thế giới sẽ có 2/3 diện tích đất ở châu Phi, 1/3 diện tích đất canh tác ở châu Á và 1/5 diện tích đất ở Nam Mỹ không thể sử dụng được. Khoảng 135 triệu người có nguy cơ mất nhà cửa do sa mạc hoá, đặc biệt tại phía nam sa mạc Sahara và sa mạc Gobi ở Trung Quốc. Theo số liệu của Liên hiệp quốc, 66% lục địa châu Phi được xác định là sa mạc hay đất đai khô cằn, trong đó có tới 46% diện tích có nguy cơ bị biến thành sa mạc.
Nỗ lực đẩy lùi sa mạc hoá
Tác động của sa mạc hoá ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, kinh tế, sức khoẻ và mối trường sống của con người.
Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, thu nhập kinh tế toàn cầu bị giảm do tác động của sa mạc hoá vào khoảng 42 tỉ USD mỗi năm. Trong khi chi phí cho việc chống sự xuống cấp của đất lại chỉ ở mức 2,4 tỉ mỗi năm. Liên hiệp quốc cho rằng quản lý cây trồng tốt hơn, tưới tiêu hợp lý và các chiến lược tạo việc làm phi nông nghiệp cho người dân ở vùng đất khô có thể giúp ngăn chặn sa mạc hoá.
Nigeria đã phát động triển khai dự án “Trường thành xanh Sahara” nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, kiểm soát và ngăn chặn sa mạc hoá ở châu lục này. Dự án nhằm dựng lên hành lang thiên nhiên kéo dài từ Moritani ở Tây Phi tới Djibuti ở Đông Phi. Dự án này được Liên minh châu Phi thông qua năm 2005. Đây là sáng kiến của Tổng thống Nigeria với hy vọng sẽ góp phần biến đất cằn thành đất màu, phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh khu vực.
Tình trạng sa mạc hóa ở Trung Quốc diễn ra rất nghiêm trọng. Theo ước tính, 13 triệu ha đất trồng trọt ở Trung Quốc đang bị đe dọa bởi thảm họa bão gió và bão cát; 800 km đường sắt bị đe dọa và hàng nghìn km đường cao tốc bị phá huỷ do tích tụ cát... Trung Quốc đã triển khai các chương trình về trồng cây xanh chắn gió ở phía Bắc; bảo vệ hệ sinh thái ở cao nguyên Hoàng Thổ và khu vực Gobi; cải tạo 9 triệu ha đất thảo nguyên, thảo nguyên sa mạc...
Trung Quốc đặt mục tiêu giai đoạn 2001-2010, khoảng 7,45 triệu ha đất bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá sẽ được khôi phục và trồng 2,24 triệu ha rừng; giai đoạn 2011-2050 sẽ khôi phục gần 30 triệu ha đất cằn cỗi.