Sân bay cho hàng không giá rẻ
Hà Nội sẽ có thêm một cảng hàng không dân dụng nằm trong nội thành, thuận tiện cho hành khách bay nội địa chặng ngắn
Nhận được Quyết định số 980 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt “Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không Gia Lâm” từ ngày 28/4/2006, nhưng mới đây, Cục Hàng không Việt Nam mới chính thức lễ công bố quyết định này.
Theo đó, Hà Nội sẽ được đầu tư thêm một cảng hàng không dân dụng nằm trong nội thành rất thuận tiện cho hành khách bay nội địa chặng ngắn.
Mấy năm gần đây, áp lực quá tải qua Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài rất lớn nên ngành hàng không đã xúc tiến quy hoạch sân bay Gia Lâm.
Sân bay hỗn hợp quân sự và dân dụng
Quy hoạch được phê duyệt từ năm 2006 nhưng đến ngày 25/9/2008 Cục Hàng không mới làm lễ công bố quy hoạch mới Cảng hảng không Gia Lâm. Theo đó, Cảng hảng không Gia Lâm chỉ có một đường băng dài 2.000m, rộng 45m, đảm bảo tiếp nhận máy bay ATR72, Fokker và tương đương. Quy mô chỉ tương đương với Cảng hảng không Nà Sản hay Điện Biên và không thể tiếp nhận được các máy bay cỡ lớn như Airbus hay Boeing.
Theo ông Đỗ Quang Toàn, Phó trưởng ban Quản lý cảng hàng không sân bay (Cục Hàng không Việt Nam), Cảng hảng không Gia Lâm bị hạn chế về tĩnh không (một đầu đường băng là đê, một đầu bị tuyến đường sắt cắt ngang) nên không thể xây đường băng dài hơn để tiếp nhận máy bay cỡ lớn.
Một cảng hảng không nằm ngay trong đô thị không thể là một Cảng hảng không lớn vì sẽ ảnh hưởng tới môi trường, giao thông chung. Cũng theo quy hoạch, sân bay Gia Lâm là sân bay dùng chung cho cả quân sự lẫn dân sự. Mục đích phục vụ quân sự phải đạt tiêu chuẩn cấp 2 và dân sự đạt cấp 3C mã chuẩn của ICAO.
Đến năm 2015 sẽ xây mới hệ thống đường lăn nối 138m x 15m, kết cấu bê tông xi măng. Giai đoạn đến năm 2015 sẽ xây mới sân đỗ diện tích 13.720m2; giai đoạn đến 2025 mở rộng sân đỗ lên 20.750m2, kết cấu bê tông xi măng.
Quy hoạch khu hàng không dân dụng gồm: Nhà ga hành khách: giai đoạn 2006-2015 xây dựng nhà ga công suất 270 HK/giờ cao điểm, đáp ứng đến 2025. Nhà điều hành: đến 2015 xây mới nhà điều hành diện tích sàn 1.500m2, sử dụng đến 2025.
Quy hoạch khu phục vụ kỹ thuật gồm: khu khí tượng; trạm cứu nguy, cứu hỏa cấp 6 theo ICAO; nhà xe ngoại trường; khu cấp nhiên liệu sẽ xây dựng kho nhiên liệu phía Nam sân đỗ máy bay 300m3...
Quy hoạch khu quản lý bay gồm có: các đài dẫn đường cất hạ cánh K1,K2 không phải xây mới mà chỉ xây Trung tâm điều hành bay, tháp chỉ huy bay ATC, trạm VSAT và đài dẫn đường VOR/DME, đèn tiếp cận, đèn biên, đèn đường lăn, sân đỗ... Quy hoạch giao thông: đường trục ra vào cảng nối từ đường Nguyễn Văn Cừ vào cảng thêm 100m, rộng 15m, 4 làn xe. Hệ thống đường nội bộ dài 2,25km, rộng 7,5 m, 2 làn xe; sân đỗ ôtô diện tích 1.325m2, mở rộng lên 2.000m2 đến 2025.
Cần 287 tỷ đồng đầu tư nâng cấp
Toàn bộ diện tích sân bay tại khu vực Gia Lâm rộng khoảng 302,61 ha, trong đó, diện tích đất dành cho quân sự là 144,44 ha, diện tích cho dân sự khoảng 80 ha và diện tích dùng chung cả quân sự và dân sự là 66,4 ha.
Như vậy đến năm 2015, Cảng hảng không Gia Lâm sẽ có nhà ga công suất 162.000 khách/năm và sân đỗ có thể tiếp thu 3 chiếc ATR 72 hoặc Fokker. Đến năm 2025, Gia Lâm sẽ đón được 270 nghìn khách/năm và diện tích sân đỗ đủ chỗ cho 5 chiếc ATR 72 và Fokker.
Sau khi Cảng hảng không Gia Lâm được khai thác trở lại, khách từ Hà Nội đi Nà Sản, Điện Biên, Vinh và một số tuyến ngắn khác sẽ không phải mất độ 1 giờ để lên Cảng hảng không Nội Bài mà có thể sang Cảng hảng không Gia Lâm với 10 phút khởi hành từ trung tâm thành phố để lên máy bay.
Cảng hảng không Gia Lâm có trở thành sân bay cho các hãng hàng không giá rẻ hay không thì nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, nếu chỉ có thể khai thác các máy bay nhỏ, chưa chắc các hãng hàng không giá rẻ đã mặn mà với sân bay này cho dù nó rất thuận tiện về giao thông. Trước mắt, Cảng hảng không Gia Lâm do Cụm cảng hàng không miền Bắc quản lý, đơn vị này sẽ xem xét đầu tư để có thể tiếp nhận các chuyến bay thương mại tại đây nhằm giảm tải cho Cảng hảng không Nội Bài.
Theo tính toán của các nhà xây dựng quy hoạch, để nâng cấp Cảng hảng không Gia Lâm có thể tiếp nhận máy bay ATR 72, Fokker và phục vụ hơn 150 nghìn khách thông qua cảng mỗi năm cần đầu tư khoảng 137 tỷ đồng. Để có được quy mô như quy hoạch xác định vào năm 2025 cần thêm 150 tỷ đồng nữa. Tổng mức đầu tư dự kiến để xây dựng hạ tầng đáp ứng nhu cầu khai thác dân dụng tại sân bay Gia Lâm sẽ khoảng 287 tỷ đồng.
Theo đó, Hà Nội sẽ được đầu tư thêm một cảng hàng không dân dụng nằm trong nội thành rất thuận tiện cho hành khách bay nội địa chặng ngắn.
Mấy năm gần đây, áp lực quá tải qua Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài rất lớn nên ngành hàng không đã xúc tiến quy hoạch sân bay Gia Lâm.
Sân bay hỗn hợp quân sự và dân dụng
Quy hoạch được phê duyệt từ năm 2006 nhưng đến ngày 25/9/2008 Cục Hàng không mới làm lễ công bố quy hoạch mới Cảng hảng không Gia Lâm. Theo đó, Cảng hảng không Gia Lâm chỉ có một đường băng dài 2.000m, rộng 45m, đảm bảo tiếp nhận máy bay ATR72, Fokker và tương đương. Quy mô chỉ tương đương với Cảng hảng không Nà Sản hay Điện Biên và không thể tiếp nhận được các máy bay cỡ lớn như Airbus hay Boeing.
Theo ông Đỗ Quang Toàn, Phó trưởng ban Quản lý cảng hàng không sân bay (Cục Hàng không Việt Nam), Cảng hảng không Gia Lâm bị hạn chế về tĩnh không (một đầu đường băng là đê, một đầu bị tuyến đường sắt cắt ngang) nên không thể xây đường băng dài hơn để tiếp nhận máy bay cỡ lớn.
Một cảng hảng không nằm ngay trong đô thị không thể là một Cảng hảng không lớn vì sẽ ảnh hưởng tới môi trường, giao thông chung. Cũng theo quy hoạch, sân bay Gia Lâm là sân bay dùng chung cho cả quân sự lẫn dân sự. Mục đích phục vụ quân sự phải đạt tiêu chuẩn cấp 2 và dân sự đạt cấp 3C mã chuẩn của ICAO.
Đến năm 2015 sẽ xây mới hệ thống đường lăn nối 138m x 15m, kết cấu bê tông xi măng. Giai đoạn đến năm 2015 sẽ xây mới sân đỗ diện tích 13.720m2; giai đoạn đến 2025 mở rộng sân đỗ lên 20.750m2, kết cấu bê tông xi măng.
Quy hoạch khu hàng không dân dụng gồm: Nhà ga hành khách: giai đoạn 2006-2015 xây dựng nhà ga công suất 270 HK/giờ cao điểm, đáp ứng đến 2025. Nhà điều hành: đến 2015 xây mới nhà điều hành diện tích sàn 1.500m2, sử dụng đến 2025.
Quy hoạch khu phục vụ kỹ thuật gồm: khu khí tượng; trạm cứu nguy, cứu hỏa cấp 6 theo ICAO; nhà xe ngoại trường; khu cấp nhiên liệu sẽ xây dựng kho nhiên liệu phía Nam sân đỗ máy bay 300m3...
Quy hoạch khu quản lý bay gồm có: các đài dẫn đường cất hạ cánh K1,K2 không phải xây mới mà chỉ xây Trung tâm điều hành bay, tháp chỉ huy bay ATC, trạm VSAT và đài dẫn đường VOR/DME, đèn tiếp cận, đèn biên, đèn đường lăn, sân đỗ... Quy hoạch giao thông: đường trục ra vào cảng nối từ đường Nguyễn Văn Cừ vào cảng thêm 100m, rộng 15m, 4 làn xe. Hệ thống đường nội bộ dài 2,25km, rộng 7,5 m, 2 làn xe; sân đỗ ôtô diện tích 1.325m2, mở rộng lên 2.000m2 đến 2025.
Cần 287 tỷ đồng đầu tư nâng cấp
Toàn bộ diện tích sân bay tại khu vực Gia Lâm rộng khoảng 302,61 ha, trong đó, diện tích đất dành cho quân sự là 144,44 ha, diện tích cho dân sự khoảng 80 ha và diện tích dùng chung cả quân sự và dân sự là 66,4 ha.
Như vậy đến năm 2015, Cảng hảng không Gia Lâm sẽ có nhà ga công suất 162.000 khách/năm và sân đỗ có thể tiếp thu 3 chiếc ATR 72 hoặc Fokker. Đến năm 2025, Gia Lâm sẽ đón được 270 nghìn khách/năm và diện tích sân đỗ đủ chỗ cho 5 chiếc ATR 72 và Fokker.
Sau khi Cảng hảng không Gia Lâm được khai thác trở lại, khách từ Hà Nội đi Nà Sản, Điện Biên, Vinh và một số tuyến ngắn khác sẽ không phải mất độ 1 giờ để lên Cảng hảng không Nội Bài mà có thể sang Cảng hảng không Gia Lâm với 10 phút khởi hành từ trung tâm thành phố để lên máy bay.
Cảng hảng không Gia Lâm có trở thành sân bay cho các hãng hàng không giá rẻ hay không thì nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, nếu chỉ có thể khai thác các máy bay nhỏ, chưa chắc các hãng hàng không giá rẻ đã mặn mà với sân bay này cho dù nó rất thuận tiện về giao thông. Trước mắt, Cảng hảng không Gia Lâm do Cụm cảng hàng không miền Bắc quản lý, đơn vị này sẽ xem xét đầu tư để có thể tiếp nhận các chuyến bay thương mại tại đây nhằm giảm tải cho Cảng hảng không Nội Bài.
Theo tính toán của các nhà xây dựng quy hoạch, để nâng cấp Cảng hảng không Gia Lâm có thể tiếp nhận máy bay ATR 72, Fokker và phục vụ hơn 150 nghìn khách thông qua cảng mỗi năm cần đầu tư khoảng 137 tỷ đồng. Để có được quy mô như quy hoạch xác định vào năm 2025 cần thêm 150 tỷ đồng nữa. Tổng mức đầu tư dự kiến để xây dựng hạ tầng đáp ứng nhu cầu khai thác dân dụng tại sân bay Gia Lâm sẽ khoảng 287 tỷ đồng.