Sản lượng lúa và xuất khẩu gạo tiếp tục lập kỷ lục
Lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch thu về 2,6 tỷ USD, tăng 22,6% về lượng, nhưng giảm 10, 34% về giá trị
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cả năm 2009 đạt 219.887,18 tỷ đồng, tăng 2,98% so với năm 2008.
Những điểm nổi trội nhất của ngành là: sản lượng lúa và xuất khẩu gạo tiếp tục lập kỷ lục; tốc độ tăng đàn gia cầm trong chăn nuôi đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng trưởng 12,83%; xuất khẩu nông lâm thủy sản đứng vững trước khủng hoảng để vượt 1,34 tỷ USD so với chỉ tiêu Chính phủ giao.
Sản xuất nông lâm thủy sản năm 2009 có nhiều thuận lợi do Chính phủ triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu và tăng cường đầu tư cho sản xuất, mặt khác dịch bệnh diễn ra ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, năm 2009 cũng gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn hán ở Tây Nguyên; mưa bão vào quý 3 đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp ở Trung Bộ; giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao; thị trường xuất khẩu một số loại nông sản gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính thế giới.
Kết quả sản xuất vẫn tăng trưởng dương, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với những năm trước. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 160.080,94 tỷ đồng, tăng 2,17% so với năm 2008; lâm nghiệp đạt 7.008 tỷ đồng, tăng 3,79%; tổng giá trị ngành thủy sản đạt 52.798,24 tỷ đồng, tăng 5,42% so với cùng kỳ năm 2008.
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 43,33 triệu tấn, tăng 24 nghìn tấn so với năm ngoái. Ân tượng nhất là sản lượng lúa gạo thu hoạch tiếp tục lập kỷ lục, với sản lượng 38,9 triệu tấn lúa, tăng 116 nghìn tấn so với năm 2008. Nhờ vậy, mặc dù xuất khẩu gạo tăng tốc nhanh về sản lượng, nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng gạo cho tiêu dùng trong nước.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, công tác kiểm dịch được tăng cường nên không xảy ra dịch bệnh trên diện rộng như năm 2008. Năm 2009, tổng đàn gia cầm đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục từ trước tới nay, số lượng gia cầm tăng thêm 12,83% so với năm trước. Chăn nuôi lợn cũng có mức tăng trưởng khá, đạt 3,47%. Riêng đàn trâu, bò lại giảm, trong đó số lượng bò giảm tới 3,7%.
Đối với ngành lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới trong năm vừa qua đạt 208,6 nghìn ha, thấp hơn so với kế hoạch và chỉ bằng 89% so với năm trước. Công tác khoanh nuôi, khoán quản lý bảo vệ rừng vượt 66% so với kế hoạch. Tổng sản lượng gỗ rừng hàng hóa khai thác đạt 3.766,7 nghìn m3, chỉ đạt 86% kế hoạch.
Tổng sản lượng hải sản đánh bắt cả năm đạt 2.277 nghìn tấn, tăng 6,8% so với năm 2008. Nuôi trồng thủy sản cũng tăng trưởng mạnh, sản lượng cả năm đạt 2.569 nghìn tấn, tăng 4,9% so với năm trước. Diện tích nuôi tôm sú giảm mạnh, bởi vậy giá tôm sú nguyên liệu tăng cao, hiện thương lái thu mua từ ao hồ với mức 100.000-150.000 đ/kg (cỡ tôm 40-20 con/kg). Sản lượng cá tra thu hoạch ước đạt hơn 1 triệu tấn. Người dân năm nay đa phần thả nuôi cá tra với mật độ thấp nhằm giảm đầu tư thức ăn, tuy nhiên rất ít người nuôi có lãi.
Chỉ số phát triển một số ngành công nghiệp chế biến liên quan đến nông nghiệp như thủy sản, sữa, thức ăn gia súc và thuốc lá đều giữ được mức tăng trưởng khá. Cụ thể chỉ số phát triển năm 2009 so với năm trước của một số ngành: sản xuất bơ, sữa tăng 17,8%; sản xuất thuốc lá tăng 10,9%; thức ăn gia súc tăng 5,2%. Riêng chế biến rau quả và sản xuất đường giảm mạnh: chỉ số phát triển của ngành rau quả giảm 7,7%; ngành đường giảm 14,3%.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 12/2009 ước đạt 1,3 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu cả năm của nhóm ngành này lên 15,34 tỷ USD, giảm 6,91% so với năm 2008. Tuy nhiên, vẫn vượt xa so với dự kiến xuất khẩu từ đầu năm (12 tỷ USD) và chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (14 tỷ USD).
Năm 2009 là “năm kỷ lục” về xuất khẩu gạo, nhưng do giá gạo biến động giảm nên giá trị vẫn thấp hơn năm trước. Lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch thu về 2,6 tỷ USD, tăng 22,6% về lượng, nhưng giảm 10, 34% về giá trị.
Cà phê xuất khẩu đạt khối lượng 1,1 triệu tấn, nhưng kim ngạch chỉ được 1,7 tỷ USD. Trong khi năm 2008, khối lượng chỉ 1,06 triệu tấn nhưng kim ngạch lên tới 2,1 tỷ USD. Xuất khẩu cao su 720 nghìn tấn, kim ngạch 1,2 tỷ USD, tăng 9,36% về lượng, giảm 26,3% về giá trị. Xuất khẩu gỗ đạt 2,5 tỷ USD, giảm 10,39% so với năm trước. Lượng điều xuất khẩu năm 2009 đạt 175 nghìn tấn, kim ngạch 840 triệu USD, tăng 5,96% về lượng, nhưng giá trị chỉ bằng 92,19% so với năm ngoái.
Chỉ duy nhất riêng ngành chè là tăng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu chè cả năm đạt 133 nghìn tấn, giá trị thu về 178 triệu USD, tăng 27,31% về lượng, tăng 21,27% về kim ngạch.
Nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2009 nhìn chung vẫn tương đương với năm trước. Ước lượng phân bón nhập khẩu tháng 12/09 đạt 465 nghìn tấn, đưa tổng lượng phân bón nhập khẩu cả năm lên 4,42 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu 1,4 tỷ USD, chỉ giảm 5,81% về kim ngạch. Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật vẫn “ngốn” tới 485 triệu USD, tăng 2,31% so với năm 2008.
Nhập khẩu lúa mì tháng 12/2009 là 30 nghìn tấn, đưa tổng khối lượng nhập khẩu cả năm lên 1,26 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu 317 triệu USD, tăng tới 79,8% về lượng, và tăng 8,3% về giá trị. Thức ăn gia súc và nguyên liệu vẫn là mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các mặt hàng liên quan đến nông lâm thủy sản, với tổng kim ngạch cả năm lên tới 1,75 tỷ USD.
Những điểm nổi trội nhất của ngành là: sản lượng lúa và xuất khẩu gạo tiếp tục lập kỷ lục; tốc độ tăng đàn gia cầm trong chăn nuôi đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng trưởng 12,83%; xuất khẩu nông lâm thủy sản đứng vững trước khủng hoảng để vượt 1,34 tỷ USD so với chỉ tiêu Chính phủ giao.
Sản xuất nông lâm thủy sản năm 2009 có nhiều thuận lợi do Chính phủ triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu và tăng cường đầu tư cho sản xuất, mặt khác dịch bệnh diễn ra ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, năm 2009 cũng gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn hán ở Tây Nguyên; mưa bão vào quý 3 đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp ở Trung Bộ; giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao; thị trường xuất khẩu một số loại nông sản gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính thế giới.
Kết quả sản xuất vẫn tăng trưởng dương, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với những năm trước. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 160.080,94 tỷ đồng, tăng 2,17% so với năm 2008; lâm nghiệp đạt 7.008 tỷ đồng, tăng 3,79%; tổng giá trị ngành thủy sản đạt 52.798,24 tỷ đồng, tăng 5,42% so với cùng kỳ năm 2008.
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 43,33 triệu tấn, tăng 24 nghìn tấn so với năm ngoái. Ân tượng nhất là sản lượng lúa gạo thu hoạch tiếp tục lập kỷ lục, với sản lượng 38,9 triệu tấn lúa, tăng 116 nghìn tấn so với năm 2008. Nhờ vậy, mặc dù xuất khẩu gạo tăng tốc nhanh về sản lượng, nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng gạo cho tiêu dùng trong nước.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, công tác kiểm dịch được tăng cường nên không xảy ra dịch bệnh trên diện rộng như năm 2008. Năm 2009, tổng đàn gia cầm đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục từ trước tới nay, số lượng gia cầm tăng thêm 12,83% so với năm trước. Chăn nuôi lợn cũng có mức tăng trưởng khá, đạt 3,47%. Riêng đàn trâu, bò lại giảm, trong đó số lượng bò giảm tới 3,7%.
Đối với ngành lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới trong năm vừa qua đạt 208,6 nghìn ha, thấp hơn so với kế hoạch và chỉ bằng 89% so với năm trước. Công tác khoanh nuôi, khoán quản lý bảo vệ rừng vượt 66% so với kế hoạch. Tổng sản lượng gỗ rừng hàng hóa khai thác đạt 3.766,7 nghìn m3, chỉ đạt 86% kế hoạch.
Tổng sản lượng hải sản đánh bắt cả năm đạt 2.277 nghìn tấn, tăng 6,8% so với năm 2008. Nuôi trồng thủy sản cũng tăng trưởng mạnh, sản lượng cả năm đạt 2.569 nghìn tấn, tăng 4,9% so với năm trước. Diện tích nuôi tôm sú giảm mạnh, bởi vậy giá tôm sú nguyên liệu tăng cao, hiện thương lái thu mua từ ao hồ với mức 100.000-150.000 đ/kg (cỡ tôm 40-20 con/kg). Sản lượng cá tra thu hoạch ước đạt hơn 1 triệu tấn. Người dân năm nay đa phần thả nuôi cá tra với mật độ thấp nhằm giảm đầu tư thức ăn, tuy nhiên rất ít người nuôi có lãi.
Chỉ số phát triển một số ngành công nghiệp chế biến liên quan đến nông nghiệp như thủy sản, sữa, thức ăn gia súc và thuốc lá đều giữ được mức tăng trưởng khá. Cụ thể chỉ số phát triển năm 2009 so với năm trước của một số ngành: sản xuất bơ, sữa tăng 17,8%; sản xuất thuốc lá tăng 10,9%; thức ăn gia súc tăng 5,2%. Riêng chế biến rau quả và sản xuất đường giảm mạnh: chỉ số phát triển của ngành rau quả giảm 7,7%; ngành đường giảm 14,3%.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 12/2009 ước đạt 1,3 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu cả năm của nhóm ngành này lên 15,34 tỷ USD, giảm 6,91% so với năm 2008. Tuy nhiên, vẫn vượt xa so với dự kiến xuất khẩu từ đầu năm (12 tỷ USD) và chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (14 tỷ USD).
Năm 2009 là “năm kỷ lục” về xuất khẩu gạo, nhưng do giá gạo biến động giảm nên giá trị vẫn thấp hơn năm trước. Lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch thu về 2,6 tỷ USD, tăng 22,6% về lượng, nhưng giảm 10, 34% về giá trị.
Cà phê xuất khẩu đạt khối lượng 1,1 triệu tấn, nhưng kim ngạch chỉ được 1,7 tỷ USD. Trong khi năm 2008, khối lượng chỉ 1,06 triệu tấn nhưng kim ngạch lên tới 2,1 tỷ USD. Xuất khẩu cao su 720 nghìn tấn, kim ngạch 1,2 tỷ USD, tăng 9,36% về lượng, giảm 26,3% về giá trị. Xuất khẩu gỗ đạt 2,5 tỷ USD, giảm 10,39% so với năm trước. Lượng điều xuất khẩu năm 2009 đạt 175 nghìn tấn, kim ngạch 840 triệu USD, tăng 5,96% về lượng, nhưng giá trị chỉ bằng 92,19% so với năm ngoái.
Chỉ duy nhất riêng ngành chè là tăng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu chè cả năm đạt 133 nghìn tấn, giá trị thu về 178 triệu USD, tăng 27,31% về lượng, tăng 21,27% về kim ngạch.
Nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2009 nhìn chung vẫn tương đương với năm trước. Ước lượng phân bón nhập khẩu tháng 12/09 đạt 465 nghìn tấn, đưa tổng lượng phân bón nhập khẩu cả năm lên 4,42 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu 1,4 tỷ USD, chỉ giảm 5,81% về kim ngạch. Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật vẫn “ngốn” tới 485 triệu USD, tăng 2,31% so với năm 2008.
Nhập khẩu lúa mì tháng 12/2009 là 30 nghìn tấn, đưa tổng khối lượng nhập khẩu cả năm lên 1,26 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu 317 triệu USD, tăng tới 79,8% về lượng, và tăng 8,3% về giá trị. Thức ăn gia súc và nguyên liệu vẫn là mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các mặt hàng liên quan đến nông lâm thủy sản, với tổng kim ngạch cả năm lên tới 1,75 tỷ USD.