Sản xuất công nghiệp tháng 2 sụt giảm mạnh
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 2/2014 dự kiến giảm 10,3% so với tháng trước
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2014 dự kiến giảm 10,3% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Sở dĩ có mức giảm mạnh này là do thời gian nghỉ Tết nguyên đán năm nay rơi phần lớn vào tháng 2, trong khi năm trước, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán rơi trọn vào tháng 2 nên số ngày làm việc thực tế của các doanh nghiệp công nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo.
So với cùng kỳ năm trước, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,5%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,5%, sản xuất và phân phối điện tăng 13,1% và ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,1%.
Tính chung, IIP hai tháng đầu năm 2014 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 4,4% của tháng 2/2013 với cùng mốc so sánh. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 3%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,8%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,5% (và ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 5,8%.
Cũng theo báo cáo này, do việc nghỉ Tết năm nay rơi vào cả tháng 1 và 2 nên chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 1/2014 so với tháng 12/2013 giảm 2,8% và so cùng kỳ năm trước tăng 3,4%.
Chỉ số tồn kho thời điểm 1/2/2014 tăng 12,7% so với cùng thời điểm năm trước (trong khi chỉ số tồn kho thời điểm 01/01/2014 là 9,7%; thời điểm 01/01/2013 tăng 21,5%).
Nhìn chung tỷ lệ tồn kho của tất cả các ngành cấp hai thuộc ngành chế biến, chế tạo thời điểm 1/2 năm nay đều tăng so với cùng thời điểm năm trước.
Trong đó, các ngành có tỷ lệ tồn kho thời điểm 1/2 cao gồm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 104,8%; Sản xuất kim loại tăng 87%; Sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 53%; Sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất tăng 43,6%; Sản xuất da và các sản phẩm từ da tăng 36,8%; Sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 35,6%;...
Ở chiều ngược lại, một số ngành đang gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như sản xuất thuốc và dược liệu, sản xuất kim loại có chỉ số tồn kho cao, xấp xỉ 200% so với cùng kỳ năm trước trog khi chỉ số sản xuất và tiêu thụ ở mức thấp, thậm chí còn giảm mạnh so với cùng tháng năm trước.
Tình hình sử dụng lao động cũng là 1 điểm sáng trong báo cáo này. Năm nay, nghỉ Tết nguyên đán kéo dài từ 27/1/2014 đến 6/2/2014 nhưng chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm 1/2/2014 vẫn tăng 5,1% so với cùng thời điểm năm trước; và tăng 0,4% so với thời điểm 1/1/2014.
Như vậy, ngay đầu năm mới, các doanh nghiệp công nghiệp đã bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Sở dĩ có mức giảm mạnh này là do thời gian nghỉ Tết nguyên đán năm nay rơi phần lớn vào tháng 2, trong khi năm trước, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán rơi trọn vào tháng 2 nên số ngày làm việc thực tế của các doanh nghiệp công nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo.
So với cùng kỳ năm trước, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,5%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,5%, sản xuất và phân phối điện tăng 13,1% và ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,1%.
Tính chung, IIP hai tháng đầu năm 2014 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 4,4% của tháng 2/2013 với cùng mốc so sánh. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 3%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,8%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,5% (và ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 5,8%.
Cũng theo báo cáo này, do việc nghỉ Tết năm nay rơi vào cả tháng 1 và 2 nên chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 1/2014 so với tháng 12/2013 giảm 2,8% và so cùng kỳ năm trước tăng 3,4%.
Chỉ số tồn kho thời điểm 1/2/2014 tăng 12,7% so với cùng thời điểm năm trước (trong khi chỉ số tồn kho thời điểm 01/01/2014 là 9,7%; thời điểm 01/01/2013 tăng 21,5%).
Nhìn chung tỷ lệ tồn kho của tất cả các ngành cấp hai thuộc ngành chế biến, chế tạo thời điểm 1/2 năm nay đều tăng so với cùng thời điểm năm trước.
Trong đó, các ngành có tỷ lệ tồn kho thời điểm 1/2 cao gồm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 104,8%; Sản xuất kim loại tăng 87%; Sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 53%; Sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất tăng 43,6%; Sản xuất da và các sản phẩm từ da tăng 36,8%; Sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 35,6%;...
Ở chiều ngược lại, một số ngành đang gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như sản xuất thuốc và dược liệu, sản xuất kim loại có chỉ số tồn kho cao, xấp xỉ 200% so với cùng kỳ năm trước trog khi chỉ số sản xuất và tiêu thụ ở mức thấp, thậm chí còn giảm mạnh so với cùng tháng năm trước.
Tình hình sử dụng lao động cũng là 1 điểm sáng trong báo cáo này. Năm nay, nghỉ Tết nguyên đán kéo dài từ 27/1/2014 đến 6/2/2014 nhưng chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm 1/2/2014 vẫn tăng 5,1% so với cùng thời điểm năm trước; và tăng 0,4% so với thời điểm 1/1/2014.
Như vậy, ngay đầu năm mới, các doanh nghiệp công nghiệp đã bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.