Sắp công bố kết quả thanh tra tiền lương tại EVN
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân nói việc thanh kiểm tra lương của EVN về cơ bản đã hoàn tất
Tuy việc thanh tra lương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kết thúc, nhưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng trước công luận.
Tại sao một doanh nghiệp luôn kêu lỗ nhưng việc trả lương cho người lao động lại cao và mức chênh tiền lương giữa lao động gián tiếp, cán bộ lại quá cao so với người lao động trực tiếp...? Những câu hỏi này đã tiếp tục được đặt ra với Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Phạm Minh Huân.
Trả lời phỏng vấn báo chí cuối tháng 12/2011, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, ngành lao động đã thành lập đoàn thành tra vấn đề trả lương thưởng của EVN. Cho đến thời điểm này tại sao vẫn chưa có kết quả thanh tra, thưa ông?
Việc thanh kiểm tra lương của EVN về cơ bản đã hoàn tất, tuy nhiên hiện chưa thể đưa ra được một con số hay đánh giá cụ thể nào do việc tổng hợp các báo cáo chưa hoàn thiện.
Tôi được biết tiền lương ngành điện năm 2010 tính bình quân chung của tập đoàn là 7.435.000 đồng (trong đó 25% là phụ cấp, trợ cấp đặc thù). Năm 2010 phát sinh nhiều vấn đề về tài chính, khó khăn lỗ nhiều nên ngành điện đã xin phép Chính phủ cho thực hiện trả lương chỉ bằng 95% (so với mức đã được bảo vệ). Hơn nữa số lượng các đơn vị cần thanh, kiểm tra rất lớn, nên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiếp tục hoàn thiện lại các kết quả điều tra.
Dự kiến tháng tới sẽ công bố kết luận thanh tra này.
Năm 2010, EVN đã lỗ hơn 8.100 tỷ đồng nhưng nghịch lý ở chỗ là lương trả cho người lao động của họ vẫn cao, ông lý giải vấn đề này như thế nào?
Lỗ của EVN đa phần do lỗi của chính sách. Đó là bài toán tổng thể, vì việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng lớn đến dân sinh và các ngành kinh tế khác. Trong khi các năm qua việc thiếu điện từ nguồn thủy điện đã buộc EVN phải tăng cấp điện từ các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí với giá thành cao hơn.
Theo cơ chế trả lương hiện nay của các doanh nghiệp nhà nước, người lao động của EVN có trình độ chuyên môn cao với khoảng 40% người lao động có trình độ đại học trở lên nên lương của họ cũng đã cao.
Ngoài ra, do người lao động của EVN phải làm việc ở nhiều khu vực khác nhau, với nhiều khu vực khó khăn nguy hiểm, vùng sâu, vùng xa... nên lương của người lao động cũng được tính thêm chế độ phụ cấp, tiền an toàn, hoạch toán ngành...
Cơ chế trả lương hiện nay cũng có quy định về độ chênh cao thấp trong doanh nghiệp nhà nước. Vậy sự chênh lệch lương giữa các khối trong EVN đã hợp lý chưa, thưa ông?
Vừa qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra, thẩm định lại đơn giá lương của Công ty mẹ đưa ra. Kết quả cho thấy đơn giá đấy hoàn toàn hợp lý. Và có sự chênh lệch giữa các khối, cao nhất là khối nguồn điện (các nhà máy phát điện), tiếp đến là khối truyền tải điện, và sau cùng là khối kinh doanh điện.
Sở dĩ có sự chênh lệch đó, chủ yếu do chất lượng, trình độ lao động và điều kiện làm việc giữa các khối có sự khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch cũng có thể do ý kiến chủ quan của đơn vị quản lý. Bộ sẽ xác định rõ trách nhiệm của tập đoàn trong việc phân phối thu nhập sao cho hợp lý nhất.
Tại sao một doanh nghiệp luôn kêu lỗ nhưng việc trả lương cho người lao động lại cao và mức chênh tiền lương giữa lao động gián tiếp, cán bộ lại quá cao so với người lao động trực tiếp...? Những câu hỏi này đã tiếp tục được đặt ra với Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Phạm Minh Huân.
Trả lời phỏng vấn báo chí cuối tháng 12/2011, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, ngành lao động đã thành lập đoàn thành tra vấn đề trả lương thưởng của EVN. Cho đến thời điểm này tại sao vẫn chưa có kết quả thanh tra, thưa ông?
Việc thanh kiểm tra lương của EVN về cơ bản đã hoàn tất, tuy nhiên hiện chưa thể đưa ra được một con số hay đánh giá cụ thể nào do việc tổng hợp các báo cáo chưa hoàn thiện.
Tôi được biết tiền lương ngành điện năm 2010 tính bình quân chung của tập đoàn là 7.435.000 đồng (trong đó 25% là phụ cấp, trợ cấp đặc thù). Năm 2010 phát sinh nhiều vấn đề về tài chính, khó khăn lỗ nhiều nên ngành điện đã xin phép Chính phủ cho thực hiện trả lương chỉ bằng 95% (so với mức đã được bảo vệ). Hơn nữa số lượng các đơn vị cần thanh, kiểm tra rất lớn, nên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiếp tục hoàn thiện lại các kết quả điều tra.
Dự kiến tháng tới sẽ công bố kết luận thanh tra này.
Năm 2010, EVN đã lỗ hơn 8.100 tỷ đồng nhưng nghịch lý ở chỗ là lương trả cho người lao động của họ vẫn cao, ông lý giải vấn đề này như thế nào?
Lỗ của EVN đa phần do lỗi của chính sách. Đó là bài toán tổng thể, vì việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng lớn đến dân sinh và các ngành kinh tế khác. Trong khi các năm qua việc thiếu điện từ nguồn thủy điện đã buộc EVN phải tăng cấp điện từ các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí với giá thành cao hơn.
Theo cơ chế trả lương hiện nay của các doanh nghiệp nhà nước, người lao động của EVN có trình độ chuyên môn cao với khoảng 40% người lao động có trình độ đại học trở lên nên lương của họ cũng đã cao.
Ngoài ra, do người lao động của EVN phải làm việc ở nhiều khu vực khác nhau, với nhiều khu vực khó khăn nguy hiểm, vùng sâu, vùng xa... nên lương của người lao động cũng được tính thêm chế độ phụ cấp, tiền an toàn, hoạch toán ngành...
Cơ chế trả lương hiện nay cũng có quy định về độ chênh cao thấp trong doanh nghiệp nhà nước. Vậy sự chênh lệch lương giữa các khối trong EVN đã hợp lý chưa, thưa ông?
Vừa qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra, thẩm định lại đơn giá lương của Công ty mẹ đưa ra. Kết quả cho thấy đơn giá đấy hoàn toàn hợp lý. Và có sự chênh lệch giữa các khối, cao nhất là khối nguồn điện (các nhà máy phát điện), tiếp đến là khối truyền tải điện, và sau cùng là khối kinh doanh điện.
Sở dĩ có sự chênh lệch đó, chủ yếu do chất lượng, trình độ lao động và điều kiện làm việc giữa các khối có sự khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch cũng có thể do ý kiến chủ quan của đơn vị quản lý. Bộ sẽ xác định rõ trách nhiệm của tập đoàn trong việc phân phối thu nhập sao cho hợp lý nhất.