Sắp tổ chức hội nghị nhìn lại 25 năm mở cửa đón FDI
Tháng 12/1987, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư nước ngoài
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức hội nghị tổng kết 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nhằm tổng kết, đánh giá toàn diện những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại của đầu tư nước ngoài.
Trên cơ sở đó, sẽ xác định những định hướng, giải pháp cho giai đoạn tới cho hoạt động quan trọng này.
Hội nghị dự kiến có sự tham dự và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý khu công nghiệp của các địa phương; một số tổ chức quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học…
Hội nghị dự kiến được tổ chức từ vào ngày 27/03/ 2013 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội.
Tháng 12/1987, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư nước ngoài, mở đường cho việc kêu gọn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Từ đó đến nay, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Đầu tư nước ngoài (bây giờ là Luật Đầu tư), đã tạo lập khung pháp lý để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Thống kê mới nhất cho thấy sau 25 mở cửa, tính lũy kế đến ngày 31/12/2012, Việt Nam có 14.522 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 210,5 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 50,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (23,6%), dịch vụ lưu trú ăn uống (5%).
Tính đến nay đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Tp.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,2 tỷ USD, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.
Trên cơ sở đó, sẽ xác định những định hướng, giải pháp cho giai đoạn tới cho hoạt động quan trọng này.
Hội nghị dự kiến có sự tham dự và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý khu công nghiệp của các địa phương; một số tổ chức quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học…
Hội nghị dự kiến được tổ chức từ vào ngày 27/03/ 2013 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội.
Tháng 12/1987, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư nước ngoài, mở đường cho việc kêu gọn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Từ đó đến nay, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Đầu tư nước ngoài (bây giờ là Luật Đầu tư), đã tạo lập khung pháp lý để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Thống kê mới nhất cho thấy sau 25 mở cửa, tính lũy kế đến ngày 31/12/2012, Việt Nam có 14.522 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 210,5 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 50,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (23,6%), dịch vụ lưu trú ăn uống (5%).
Tính đến nay đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Tp.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,2 tỷ USD, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.