Bức tranh FDI 2012: Giảm, thắt chặt..., vẫn có bùng nổ
Một năm không vui nếu chỉ nhìn vào các số liệu thống kê, nhưng vẫn có những điểm sáng khác
Góc nhìn của VnEconomy về 10 điểm nhấn đáng chú ý trong bức tranh toàn cảnh về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam trong năm 2012.
Tiếp tục xu hướng giảm
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/12/2012, cả nước đã thu hút được 12,72 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm. Trong số này, có 1097 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,8 tỷ USD và 406 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,92 tỷ USD.
Tuy nhiên, điểm sáng quan trọng là trong khi vốn đầu tư đăng ký mới và tăng vốn giảm mạnh so với năm trước, vốn giải ngân vẫn duy trì được ở mức cao, đạt 10,46 tỷ USD, thấp hơn không đáng kể so với mức 11 tỷ USD đạt được trong năm 2011.
Điều này cho thấy các nhà đầu tư đã đăng ký dự án trong các năm trước đây tiếp tục triển khai các kế hoạch đầu tư của họ bất chấp những khó khăn kinh tế.
Một điểm sáng khác là FDI đã hướng chủ yếu vào sản xuất với tổng cộng 8,9 tỷ USD vốn đăng ký và tăng thêm, trong khi lĩnh vực bất động sản có lượng vốn đăng ký lớn trong các năm gần đây thì năm nay chỉ “khiêm tốn” với 15 dự án cấp mới và tăng vốn với tổng số vốn đăng ký thêm là 1,85 tỷ USD.
Dấu ấn đầu tư công nghệ cao
Một loạt dự án công nghệ cao đã đạt được những bước tiến quan trọng trong năm 2012. Đầu tiên, phải kể đến việc Samsung Vietnam đã được cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 2 với tổng vốn đăng ký mới là 870 triệu USD, nâng tổng đầu tư của tổ hợp công nghệ cao tại Bắc Ninh lên 1,5 tỷ USD.
Bên cạnh Samsung, Nokia cũng đã chính thức khởi động dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động tại khu công nghiệp VSIP tại Bắc Ninh vào tháng 4/2012. Đây là nhà máy có vốn đầu tư đăng ký ban đầu khoảng 200 triệu Euro.
Một điểm nhấn cũng rất đáng chú ý khác là việc Công ty TNHH Wintek Việt Nam đã được UBND tỉnh Bắc Giang chấp thuận nâng vốn đầu tư thêm 870 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư lên 1.12 tỷ USD.
Thắt chặt quản lý doanh nghiệp FDI
Năm 2012 ghi nhận việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị và công bố một loạt văn bản nhằm hướng tới thắt chặt việc quản lý các doanh nghiệp FDI.
Hai trong số các văn bản này bao gồm quy chế phối hợp hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thông tư quy định công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư đối với việc tuân thủ các quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư, triển khai thực hiện các dự án.
Với các quy định được đưa ra trong dự thảo, có thể thấy trong thời gian tới, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI sẽ được giám sát chặt chẽ hơn trước.
Trong khi đó, một văn bản khác được xây dựng bởi Ngân hàng Nhà nước về việc nâng hiệu quả quản lý dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã được Chính phủ phê duyệt, theo đó sẽ đặc biệt chú trọng đến quản lý dòng tiền vào ra.
Đề xuất tổ chức lại hoạt động quản lý FDI
Bản dự thảo đề án “Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và định hướng đến năm 2020” vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất và đưa ra lấy ý kiến các chuyên gia đã đề cập đến việc Việt Nam có thể sẽ tổ chức lại hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Đáng chú ý là đề án cũng lần đầu tiên đưa ra đề xuất về việc thành lập một ban chỉ đạo nhà nước về FDI, do một phó thủ tướng làm trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm phó ban và lãnh đạo một số bộ ngành làm thành viên.
Thực tế hiện nay đang xảy ra tình trạng mọi vấn đề liên quan đến triển khai hoạt động của dự án FDI đều được gắn trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư làm cho cơ quan này quá tải về trách nhiệm nhưng hiệu quả xử lý thấp, không nắm vững và theo dõi được diễn biến triển khai của dự án.
Xôn xao chuyện "đăng ký lại"
Hàng nghìn doanh nghiệp FDI từng đối mặt với khả năng phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh do không tuân thủ quy định về đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp 2005.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm dịu tình hình khi vào tháng 7/2012 đã đưa ra đề xuất trình Chính phủ để xử lý vướng mắc này.
Cụ thể, cơ quan này đã kiến nghị Chính phủ hai phương án xử lý vấn đề này. Phương án thứ nhất là Chính phủ trình Quốc hội khoá XIII vào kỳ họp cuối năm 2012 ban hành Nghị quyết bỏ khoản 2, Điều 170, Luật Doanh nghiệp năm 2005 mà không chờ sửa Luật Doanh nghiệp dự kiến được thực hiện vào năm 2013.
Phương án thứ hai là Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép các doanh nghiệp FDI tiếp tục được đăng ký lại cho đến khi sửa Luật Doanh nghiệp.
Trước đó, 27 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại TP.HCM với tổng vốn đầu tư là 672 triệu USD và vốn điều lệ 634,4 triệu USD cho biết sẽ hết hạn hoạt động vào cuối năm 2012. Đồng thời, có tới 3.000 doanh nghiệp khác chưa tiến hành đăng ký lại mặc dù thời hạn đăng ký lại đã hết vào ngày 1/7 vừa qua.
"Hâm nóng" cuộc chiến chống chuyển giá
Ở thời điểm cuối năm 2012, cuộc chiến chống chuyển giá dường như đang được "hâm nóng" trở lại khi các lãnh đạo ngành thuế liên tục đăng đàn để phát biểu về chủ đề này.
Thậm chí có trường hợp, các nghi vấn chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI cụ thể cũng đã được đưa lên truyền hình mổ xẻ. Hàng loạt doanh nghiệp quy mô lớn với doanh số hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm đã được đưa vào diện “nghi ngờ chuyển giá”.
Một điểm đáng chú ý trong danh sách các doanh nghiệp “nghi ngờ” là đã xuất hiện cả những doanh nghiệp không hề lỗ, thậm chí lãi và đóng thuế cao.
Quyết tâm của ngành thuế trong việc đẩy mạnh chống chuyển giá nói riêng, chống thất thu thuế nói chung dường như đang được cộng hưởng từ tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, khiến thu thuế năm 2012 đã không được như kỳ vọng.
Môi trường kinh doanh tiếp tục mất điểm
Môi trường kinh doanh của Việt Nam tiếp tục mất điểm trong đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngân hàng Thế giới, trong báo cáo về môi trường kinh doanh 2013 đã xếp hạng Việt Nam ở vị trí 99 trên tổng số 183 nước được xếp hạng. Đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam kể từ năm 2006.
Ở trong nước, các báo cáo đánh giá về môi trường kinh doanh, đầu tư cũng không cho thấy sự khả quan. Theo Eurocham, các kết quả của cuộc khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh hàng quý lần thứ 9, được thực hiện vào tháng 10/2012, cho thấy niềm tin và nhận định về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam của các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục giảm sút, khi chỉ số đánh giá đã giảm xuống mức kỷ lục, chỉ còn 45 điểm.
Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng đây là thời điểm cần những cải cách toàn diện nếu Việt Nam muốn hướng đến một mô hình phát triển kinh tế bền vững có sức cạnh tranh toàn cầu, qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn và với chất lượng tốt hơn.
Bùng nổ FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ
Lĩnh vực phân phối và bán lẻ tiếp tục ghi nhận sự sôi động trong năm 2012, năm mà sức mua giảm sút và sự tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chậm lại.
Điểm đáng chú ý là các nhà đầu tư nước ngoài đã đặt chân vào thị trường như Metro Cash&Carry, Big C, Lotte… liên tục mở rộng quy mô kinh doanh.
Trong khi đó, các nhà đầu tư mới đến như Aeon (Nhật Bản) và Giant (Hồng Kông) cũng đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị thâm nhập một cách sâu rộng vào thị trường Việt Nam.
Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn được đánh giá là rất giàu tiềm năng, bất chấp việc mới đây hãng tư vấn danh tiếng của Mỹ là A.T.Keraney đã công bố chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2012, trong đó Việt Nam đã không còn nằm trong danh sách 30 quốc gia đang phát triển có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới.
Nóng chuyện đầu tư casino
Dự thảo nghị định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, bao gồm 8 chương và 51 điều, đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2012.
Sau thời gian chuẩn bị dài và ghi nhận rất nhiều tranh cãi, văn bản này dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới để làm cơ sở cho việc xây dựng các casino, vốn hiện đang được đề xuất riêng lẻ theo từng dự án và chủ yếu là trên cơ sở mong muốn của từng địa phương.
Tuy nhiên, trong khi văn bản pháp lý cao nhất chưa được thông qua, các địa phương và nhà đầu tư vẫn đang tiếp tục vận động mạnh mẽ cho các dự án casino, tiêu biểu như trường hợp Quảng Ninh. Trong khi đó, tại một số tỉnh thành miền Trung, các nhà đầu tư nước ngoài cũng liên tục đưa ra các đề xuất và ý tưởng đầu tư các tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng “có casino” trong thời gian qua.
Dấu ấn những nhà đầu tư lớn
Trong một năm thu hút đầu tư không thuận lợi, những động thái tăng tốc đầu tư tại các dự án lớn có thể coi là điểm sáng đáng ghi nhận trong bức tranh toàn cảnh về đầu tư nước ngoài.
Dự án tổ hợp gang thép và cảng biển của Formosa tại Hà Tĩnh, dự án lớn nhất về FDI hiện nay, đã đạt được bước tiến quan trọng là bắt đầu xây nhà máy, sau khi hoàn tất cơ bản việc chuẩn bị hạ tầng.
Ngoài lĩnh vực công nghệ cao như đã đề cập ở trên, một loạt dự án khác trong lĩnh vực bất động sản cũng đạt được bước tiến đáng kể trong năm 2012 như trường hợp dự án khu đô thị Tây Hồ Tây, khu đô thị Tokyu Bình Dương…
Trong lĩnh vực công nghiệp, việc cấp phép cho các dự án lớn như dự án Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD hay dự án Công ty Sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD cũng là những điểm nhấn quan trọng.
Tiếp tục xu hướng giảm
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/12/2012, cả nước đã thu hút được 12,72 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm. Trong số này, có 1097 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,8 tỷ USD và 406 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,92 tỷ USD.
Tuy nhiên, điểm sáng quan trọng là trong khi vốn đầu tư đăng ký mới và tăng vốn giảm mạnh so với năm trước, vốn giải ngân vẫn duy trì được ở mức cao, đạt 10,46 tỷ USD, thấp hơn không đáng kể so với mức 11 tỷ USD đạt được trong năm 2011.
Điều này cho thấy các nhà đầu tư đã đăng ký dự án trong các năm trước đây tiếp tục triển khai các kế hoạch đầu tư của họ bất chấp những khó khăn kinh tế.
Một điểm sáng khác là FDI đã hướng chủ yếu vào sản xuất với tổng cộng 8,9 tỷ USD vốn đăng ký và tăng thêm, trong khi lĩnh vực bất động sản có lượng vốn đăng ký lớn trong các năm gần đây thì năm nay chỉ “khiêm tốn” với 15 dự án cấp mới và tăng vốn với tổng số vốn đăng ký thêm là 1,85 tỷ USD.
Dấu ấn đầu tư công nghệ cao
Một loạt dự án công nghệ cao đã đạt được những bước tiến quan trọng trong năm 2012. Đầu tiên, phải kể đến việc Samsung Vietnam đã được cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 2 với tổng vốn đăng ký mới là 870 triệu USD, nâng tổng đầu tư của tổ hợp công nghệ cao tại Bắc Ninh lên 1,5 tỷ USD.
Bên cạnh Samsung, Nokia cũng đã chính thức khởi động dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động tại khu công nghiệp VSIP tại Bắc Ninh vào tháng 4/2012. Đây là nhà máy có vốn đầu tư đăng ký ban đầu khoảng 200 triệu Euro.
Một điểm nhấn cũng rất đáng chú ý khác là việc Công ty TNHH Wintek Việt Nam đã được UBND tỉnh Bắc Giang chấp thuận nâng vốn đầu tư thêm 870 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư lên 1.12 tỷ USD.
Thắt chặt quản lý doanh nghiệp FDI
Năm 2012 ghi nhận việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị và công bố một loạt văn bản nhằm hướng tới thắt chặt việc quản lý các doanh nghiệp FDI.
Hai trong số các văn bản này bao gồm quy chế phối hợp hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thông tư quy định công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư đối với việc tuân thủ các quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư, triển khai thực hiện các dự án.
Với các quy định được đưa ra trong dự thảo, có thể thấy trong thời gian tới, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI sẽ được giám sát chặt chẽ hơn trước.
Trong khi đó, một văn bản khác được xây dựng bởi Ngân hàng Nhà nước về việc nâng hiệu quả quản lý dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã được Chính phủ phê duyệt, theo đó sẽ đặc biệt chú trọng đến quản lý dòng tiền vào ra.
Đề xuất tổ chức lại hoạt động quản lý FDI
Bản dự thảo đề án “Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và định hướng đến năm 2020” vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất và đưa ra lấy ý kiến các chuyên gia đã đề cập đến việc Việt Nam có thể sẽ tổ chức lại hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Đáng chú ý là đề án cũng lần đầu tiên đưa ra đề xuất về việc thành lập một ban chỉ đạo nhà nước về FDI, do một phó thủ tướng làm trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm phó ban và lãnh đạo một số bộ ngành làm thành viên.
Thực tế hiện nay đang xảy ra tình trạng mọi vấn đề liên quan đến triển khai hoạt động của dự án FDI đều được gắn trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư làm cho cơ quan này quá tải về trách nhiệm nhưng hiệu quả xử lý thấp, không nắm vững và theo dõi được diễn biến triển khai của dự án.
Xôn xao chuyện "đăng ký lại"
Hàng nghìn doanh nghiệp FDI từng đối mặt với khả năng phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh do không tuân thủ quy định về đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp 2005.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm dịu tình hình khi vào tháng 7/2012 đã đưa ra đề xuất trình Chính phủ để xử lý vướng mắc này.
Cụ thể, cơ quan này đã kiến nghị Chính phủ hai phương án xử lý vấn đề này. Phương án thứ nhất là Chính phủ trình Quốc hội khoá XIII vào kỳ họp cuối năm 2012 ban hành Nghị quyết bỏ khoản 2, Điều 170, Luật Doanh nghiệp năm 2005 mà không chờ sửa Luật Doanh nghiệp dự kiến được thực hiện vào năm 2013.
Phương án thứ hai là Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép các doanh nghiệp FDI tiếp tục được đăng ký lại cho đến khi sửa Luật Doanh nghiệp.
Trước đó, 27 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại TP.HCM với tổng vốn đầu tư là 672 triệu USD và vốn điều lệ 634,4 triệu USD cho biết sẽ hết hạn hoạt động vào cuối năm 2012. Đồng thời, có tới 3.000 doanh nghiệp khác chưa tiến hành đăng ký lại mặc dù thời hạn đăng ký lại đã hết vào ngày 1/7 vừa qua.
"Hâm nóng" cuộc chiến chống chuyển giá
Ở thời điểm cuối năm 2012, cuộc chiến chống chuyển giá dường như đang được "hâm nóng" trở lại khi các lãnh đạo ngành thuế liên tục đăng đàn để phát biểu về chủ đề này.
Thậm chí có trường hợp, các nghi vấn chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI cụ thể cũng đã được đưa lên truyền hình mổ xẻ. Hàng loạt doanh nghiệp quy mô lớn với doanh số hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm đã được đưa vào diện “nghi ngờ chuyển giá”.
Một điểm đáng chú ý trong danh sách các doanh nghiệp “nghi ngờ” là đã xuất hiện cả những doanh nghiệp không hề lỗ, thậm chí lãi và đóng thuế cao.
Quyết tâm của ngành thuế trong việc đẩy mạnh chống chuyển giá nói riêng, chống thất thu thuế nói chung dường như đang được cộng hưởng từ tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, khiến thu thuế năm 2012 đã không được như kỳ vọng.
Môi trường kinh doanh tiếp tục mất điểm
Môi trường kinh doanh của Việt Nam tiếp tục mất điểm trong đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngân hàng Thế giới, trong báo cáo về môi trường kinh doanh 2013 đã xếp hạng Việt Nam ở vị trí 99 trên tổng số 183 nước được xếp hạng. Đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam kể từ năm 2006.
Ở trong nước, các báo cáo đánh giá về môi trường kinh doanh, đầu tư cũng không cho thấy sự khả quan. Theo Eurocham, các kết quả của cuộc khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh hàng quý lần thứ 9, được thực hiện vào tháng 10/2012, cho thấy niềm tin và nhận định về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam của các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục giảm sút, khi chỉ số đánh giá đã giảm xuống mức kỷ lục, chỉ còn 45 điểm.
Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng đây là thời điểm cần những cải cách toàn diện nếu Việt Nam muốn hướng đến một mô hình phát triển kinh tế bền vững có sức cạnh tranh toàn cầu, qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn và với chất lượng tốt hơn.
Bùng nổ FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ
Lĩnh vực phân phối và bán lẻ tiếp tục ghi nhận sự sôi động trong năm 2012, năm mà sức mua giảm sút và sự tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chậm lại.
Điểm đáng chú ý là các nhà đầu tư nước ngoài đã đặt chân vào thị trường như Metro Cash&Carry, Big C, Lotte… liên tục mở rộng quy mô kinh doanh.
Trong khi đó, các nhà đầu tư mới đến như Aeon (Nhật Bản) và Giant (Hồng Kông) cũng đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị thâm nhập một cách sâu rộng vào thị trường Việt Nam.
Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn được đánh giá là rất giàu tiềm năng, bất chấp việc mới đây hãng tư vấn danh tiếng của Mỹ là A.T.Keraney đã công bố chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2012, trong đó Việt Nam đã không còn nằm trong danh sách 30 quốc gia đang phát triển có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới.
Nóng chuyện đầu tư casino
Dự thảo nghị định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, bao gồm 8 chương và 51 điều, đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2012.
Sau thời gian chuẩn bị dài và ghi nhận rất nhiều tranh cãi, văn bản này dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới để làm cơ sở cho việc xây dựng các casino, vốn hiện đang được đề xuất riêng lẻ theo từng dự án và chủ yếu là trên cơ sở mong muốn của từng địa phương.
Tuy nhiên, trong khi văn bản pháp lý cao nhất chưa được thông qua, các địa phương và nhà đầu tư vẫn đang tiếp tục vận động mạnh mẽ cho các dự án casino, tiêu biểu như trường hợp Quảng Ninh. Trong khi đó, tại một số tỉnh thành miền Trung, các nhà đầu tư nước ngoài cũng liên tục đưa ra các đề xuất và ý tưởng đầu tư các tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng “có casino” trong thời gian qua.
Dấu ấn những nhà đầu tư lớn
Trong một năm thu hút đầu tư không thuận lợi, những động thái tăng tốc đầu tư tại các dự án lớn có thể coi là điểm sáng đáng ghi nhận trong bức tranh toàn cảnh về đầu tư nước ngoài.
Dự án tổ hợp gang thép và cảng biển của Formosa tại Hà Tĩnh, dự án lớn nhất về FDI hiện nay, đã đạt được bước tiến quan trọng là bắt đầu xây nhà máy, sau khi hoàn tất cơ bản việc chuẩn bị hạ tầng.
Ngoài lĩnh vực công nghệ cao như đã đề cập ở trên, một loạt dự án khác trong lĩnh vực bất động sản cũng đạt được bước tiến đáng kể trong năm 2012 như trường hợp dự án khu đô thị Tây Hồ Tây, khu đô thị Tokyu Bình Dương…
Trong lĩnh vực công nghiệp, việc cấp phép cho các dự án lớn như dự án Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD hay dự án Công ty Sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD cũng là những điểm nhấn quan trọng.