SCR: Không chỉ là sự tự hào
SRC là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su ra đời sớm nhất của ngành công nghiệp cao su Việt Nam
Từ năm 1992, SRC đã nổi lên như một biểu tượng của chất lượng, khi đề án nghiên cứu chế tạo lốp máy bay của công ty được trao giải thưởng sáng tạo khoa học Vifotec.
Và từ đó đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (SCR) luôn xứng đáng là đơn vị đầu đàn của ngành công nghiệp cao su Việt Nam.
Nói đến Công ty CP Cao su Sao Vàng (SRC), người ta nghĩ ngay đến truyền thống và sức sống mãnh liệt của thương hiệu vỏ ruột xe SRC qua gần nửa thế kỷ.
Tiền thân là Công ty Cao su Sao Vàng được thành lập từ năm 1960, SRC là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su ra đời sớm nhất của ngành công nghiệp cao su Việt Nam. Năm 1992, lần đầu tiên những chiếc lốp máy bay của người Việt mang thương hiệu SCR được sử dụng cho không quân Việt Nam thay vì phải nhập toàn bộ như trước đây. Công ty tự hào là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất lốp máy bay.
Bối cảnh nền kinh tế đất nước hội nhập sâu rộng với những thách thức và cơ hội lớn đòi hỏi sự năng động và chuyên nghiệp. Do đó, công tác khoa học kỹ thuật tại SRC luôn được đặt ra với những mục tiêu cụ thể và thiết thân như giải quyết tốt hơn nữa việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá các quy trình sản xuất, giảm giá thành sản phẩm đồng thời tăng tính cạnh tranh của tất cả các dòng sản phẩm.
Với định hướng như vậy, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm săm - lốp xe đạp, xe máy, công tác khoa học kỹ thuật được hướng vào những mặt hàng cao cấp, đặc biệt tập trung vào một trong những nội dung chính là chương trình tối ưu hoá lốp ôtô, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, bằng nhiều giải pháp cụ thể, giải quyết những vấn đề thuộc cả về kỹ thuật và sản xuất.
Quá trình tối ưu hoá được triển khai từ giữa năm 2003 với số vốn khoảng 300 tỷ đồng. Đến giữa tháng 8/2003, với sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, SRC đã hoàn thiện công nghệ cán tráng trên hệ thống thiết bị mới, và bắt đầu triển khai những thực nghiệm từng nội dung của quá trình tối ưu hoá. Chương trình tối ưu hoá mọi quy cách lốp ôtô đang sản xuất được tiến hành đồng loạt từ đầu tháng 11/2003 và đã hoàn thành về cơ bản vào cuối tháng 2/2004.
Đặc biệt, với hệ thống thiết bị đo chiều dày màng cao su được nhập về từ Mỹ, phòng lưu hóa hiện đại được nhập về từ Nhật Bản, máy định hình lưu hóa lốp ô tô, máy kiểm tra độ bền lốp theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS D 6367:1995 và hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000, công ty không chỉ nâng cao đáng kể chất lượng sản phẩm mà còn rút ngắn được thời gian lưu hóa sản phẩm, giảm đáng kể chi phí sản xuất, góp phần hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
Nhờ vậy, sản phẩm lốp ôtô SRC đã chiếm lĩnh được thị trường, đưa sản lượng bán hàng tăng đến 30% so với thời điểm trước đó, mức tăng trưởng đạt 35%/năm.
Bên cạnh đó, SRC cũng bắt tay phát triển nguồn nhân lực với công tác đào tạo, mời các chuyên gia nổi tiếng có kinh nghiệm của nước ngoài về giảng dạy và thay thế hơn 1.000 lao động cũ bằng một lực lượng lao động mới có sức trẻ và trình độ tay nghề cao.
Thành công của SRC đã nhận được sự ghi nhận của khách hàng, người tiêu dùng và được cụ thể hóa bằng nhiều giải thưởng uy tín như Thương hiệu Mạnh do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng; Giải Vàng - giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trao tặng; Giải Sáng tạo Khoa học Công nghệ VIFOTEC cho đề tài Nghiên cứu Sản xuất săm lốp máy bay phục vụ Quốc phòng; 5 năm liền đoạt giải TOP-TEN hàng tiêu dùng Việt Nam; Vị trí thứ nhất trong Top - 5 Sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao - Ngành hàng xe và Phụ tùng…
Một bước ngoặt đặc biệt quan trọng nữa là việc SRC đã thực hiện cổ phần hóa từ tháng 4/2006 và đến tháng 12/2007, 10,8 triệu cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng của SRC chính thức niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán Tp.HCM. Đây chính là một bước đi quan trọng đưa thương hiệu SRC ra đại chúng đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển của một thương hiệu mạnh.
Và từ đó đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (SCR) luôn xứng đáng là đơn vị đầu đàn của ngành công nghiệp cao su Việt Nam.
Nói đến Công ty CP Cao su Sao Vàng (SRC), người ta nghĩ ngay đến truyền thống và sức sống mãnh liệt của thương hiệu vỏ ruột xe SRC qua gần nửa thế kỷ.
Tiền thân là Công ty Cao su Sao Vàng được thành lập từ năm 1960, SRC là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su ra đời sớm nhất của ngành công nghiệp cao su Việt Nam. Năm 1992, lần đầu tiên những chiếc lốp máy bay của người Việt mang thương hiệu SCR được sử dụng cho không quân Việt Nam thay vì phải nhập toàn bộ như trước đây. Công ty tự hào là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất lốp máy bay.
Bối cảnh nền kinh tế đất nước hội nhập sâu rộng với những thách thức và cơ hội lớn đòi hỏi sự năng động và chuyên nghiệp. Do đó, công tác khoa học kỹ thuật tại SRC luôn được đặt ra với những mục tiêu cụ thể và thiết thân như giải quyết tốt hơn nữa việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá các quy trình sản xuất, giảm giá thành sản phẩm đồng thời tăng tính cạnh tranh của tất cả các dòng sản phẩm.
Với định hướng như vậy, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm săm - lốp xe đạp, xe máy, công tác khoa học kỹ thuật được hướng vào những mặt hàng cao cấp, đặc biệt tập trung vào một trong những nội dung chính là chương trình tối ưu hoá lốp ôtô, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, bằng nhiều giải pháp cụ thể, giải quyết những vấn đề thuộc cả về kỹ thuật và sản xuất.
Quá trình tối ưu hoá được triển khai từ giữa năm 2003 với số vốn khoảng 300 tỷ đồng. Đến giữa tháng 8/2003, với sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, SRC đã hoàn thiện công nghệ cán tráng trên hệ thống thiết bị mới, và bắt đầu triển khai những thực nghiệm từng nội dung của quá trình tối ưu hoá. Chương trình tối ưu hoá mọi quy cách lốp ôtô đang sản xuất được tiến hành đồng loạt từ đầu tháng 11/2003 và đã hoàn thành về cơ bản vào cuối tháng 2/2004.
Đặc biệt, với hệ thống thiết bị đo chiều dày màng cao su được nhập về từ Mỹ, phòng lưu hóa hiện đại được nhập về từ Nhật Bản, máy định hình lưu hóa lốp ô tô, máy kiểm tra độ bền lốp theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS D 6367:1995 và hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000, công ty không chỉ nâng cao đáng kể chất lượng sản phẩm mà còn rút ngắn được thời gian lưu hóa sản phẩm, giảm đáng kể chi phí sản xuất, góp phần hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
Nhờ vậy, sản phẩm lốp ôtô SRC đã chiếm lĩnh được thị trường, đưa sản lượng bán hàng tăng đến 30% so với thời điểm trước đó, mức tăng trưởng đạt 35%/năm.
Bên cạnh đó, SRC cũng bắt tay phát triển nguồn nhân lực với công tác đào tạo, mời các chuyên gia nổi tiếng có kinh nghiệm của nước ngoài về giảng dạy và thay thế hơn 1.000 lao động cũ bằng một lực lượng lao động mới có sức trẻ và trình độ tay nghề cao.
Thành công của SRC đã nhận được sự ghi nhận của khách hàng, người tiêu dùng và được cụ thể hóa bằng nhiều giải thưởng uy tín như Thương hiệu Mạnh do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng; Giải Vàng - giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trao tặng; Giải Sáng tạo Khoa học Công nghệ VIFOTEC cho đề tài Nghiên cứu Sản xuất săm lốp máy bay phục vụ Quốc phòng; 5 năm liền đoạt giải TOP-TEN hàng tiêu dùng Việt Nam; Vị trí thứ nhất trong Top - 5 Sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao - Ngành hàng xe và Phụ tùng…
Một bước ngoặt đặc biệt quan trọng nữa là việc SRC đã thực hiện cổ phần hóa từ tháng 4/2006 và đến tháng 12/2007, 10,8 triệu cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng của SRC chính thức niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán Tp.HCM. Đây chính là một bước đi quan trọng đưa thương hiệu SRC ra đại chúng đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển của một thương hiệu mạnh.