“Sẽ bán 227 tỉ đồng vốn nhà nước”
"Chúng tôi dự kiến thực hiện thoái đầu tư tại khoảng 50 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước trên sổ sách khoảng 227 tỉ đồng"
Trò chuyện với báo giới, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), ông Lê Song Lai, bày tỏ sự cân nhắc trong việc nên hay không nên “bán ồ ạt” vốn nhà nước ra thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, ông cũng cho hay, trong năm 2007 tổng công ty dự kiến sẽ thực hiện thoái đầu tư tại khoảng 50 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước trên sổ sách khoảng 227 tỉ đồng.
Thưa ông, SCIC đang nắm giữ phần vốn rất lớn của Nhà nước tại hàng trăm doanh nghiệp, vậy năm nay thị trường chứng khoán có thể trông đợi gì từ lượng hàng hóa SCIC đang giữ?
Trong năm 2007, SCIC sẽ tiếp tục nhận bàn giao phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa từ năm 2006 trở về trước.
Dự kiến sẽ có thêm khoảng 762 doanh nghiệp với tổng giá trị sổ sách phần vốn nhà nước khoảng 4.920 tỉ đồng (theo số liệu tại thời điểm 31/12/2006) được chuyển giao về SCIC. Đồng thời, SCIC cũng chuẩn bị để tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại quốc doanh cổ phần hóa trong năm 2007.
Như vậy, tổng số doanh nghiệp (không kể các ngân hàng) mà SCIC dự kiến tiếp nhận đến cuối năm 2007 sẽ lên đến 1.033 doanh nghiệp với giá trị sổ sách phần vốn nhà nước khoảng 7.188 tỉ đồng và giá trị thị trường khoảng 36.000 tỉ đồng.
Trong năm 2007, chúng tôi dự kiến thực hiện thoái đầu tư tại khoảng 50 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước trên sổ sách khoảng 227 tỉ đồng. Phần lớn trong số này là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động trong những ngành không quan trọng.
Trước mắt tổng công ty sẽ lựa chọn một số doanh nghiệp để thực hiện thí điểm tái cơ cấu, mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, hỗ trợ niêm yết trên thị trường chứng khoán, đấu giá, bán bớt cổ phần. Trên cơ sở đó sẽ rút kinh nghiệm để triển khai rộng hơn.
Liệu SCIC có tính đến việc bán bớt cổ phần nhà nước tại các doanh nghiệp niêm yết?
Chúng tôi đang cân nhắc khả năng này và sẽ thực hiện vào thời điểm thích hợp. Hiện nay, trong tổng số trên 420 doanh nghiệp đã chuyển giao về SCIC, mới có khoảng gần 20 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Năm 2007, SCIC sẽ phấn đấu đưa thêm 22 doanh nghiệp lên thị trường chứng khoán và phát hành thêm vốn tại các doanh nghiệp đã niêm yết như FPT, Vinamilk...
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ điều tiết để giảm dần phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức, trong đó có việc bán cổ phần thông qua thị trường chứng khoán và mua bán doanh nghiệp. Trên thực tế, vừa qua, chúng tôi đã thực hiện giải pháp này đối với một số doanh nghiệp như Nhựa Tiền Phong, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh - CMG...
Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ thoái đầu tư mạnh đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm C (bao gồm các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước chiếm dưới 30%, quy mô vốn dưới 20 tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần dưới 15% và thuộc các lĩnh vực mà về lâu dài Nhà nước không cần đầu tư vốn), hiện đang chiếm số lượng đáng kể trong số các doanh nghiệp mà SCIC đã tiếp nhận.
Đối với các doanh nghiệp này, chúng tôi có thể xem xét bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp, hoặc tìm đối tác chiến lược cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, SCIC sẽ hỗ trợ và tư vấn cho một số doanh nghiệp có đủ điều kiện ra niêm yết tại các thị trường chứng khoán nước ngoài, qua đó tiếp cận thị trường vốn quốc tế. SCIC cũng tham gia vào các ban chỉ đạo cổ phần hóa một số ngân hàng thương mại quốc doanh với tư cách cố vấn trong việc lựa chọn tư vấn, định giá doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu lần đầu.
Như vậy SCIC cũng sẽ bán bớt vốn nhưng không bán ào ạt?
Đúng vậy, trong điều kiện thị trường hiện nay, bên cạnh việc tối đa hóa lợi nhuận và giá trị đầu tư, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên thị trường tài chính, nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ, SCIC ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công chúng đầu tư, các doanh nghiệp có vốn góp của SCIC, các cổ đông khác và trước Nhà nước.
Chẳng hạn, theo quy định, với tư cách là cổ đông sáng lập trong nhiều công ty cổ phần, SCIC phải cam kết nắm giữ và không tự do chuyển nhượng cổ phiếu cho các nhà đầu tư khác trong ba năm kể từ khi thành lập công ty.
Do đó, SCIC không thể đơn thuần chạy theo lợi nhuận ngắn hạn để bán ra cổ phiếu ồ ạt khi giá lên để kiếm lời mà còn phải đảm bảo các yêu cầu ổn định và bình ổn thị trường. Trước khi ra các quyết định mua bán cổ phiếu, SCIC phải cân nhắc đầy đủ đến những tác động có thể có đối với thị trường, đặc biệt là những biến động về giá cổ phiếu, để tránh gây xáo trộn, hay tâm lý hoang mang.
Mặt khác, SCIC cũng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về chứng khoán và kinh doanh chứng khoán, đặc biệt là những quy định áp dụng đối với việc mua bán cổ phiếu của các cổ đông lớn, với số lượng lớn.
Ngoài những kế hoạch liên quan đến thị trường chứng khoán, SCIC còn dự định đầu tư vào đâu?
Trong năm nay, SCIC sẽ tập trung vào hỗ trợ và tư vấn cho Chính phủ về các dự án cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm. Tổng công ty cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ để tham gia đầu tư vào một trong những dự án thuộc các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng giao thông (sân bay, bến cảng, đường bộ...); năng lượng, y tế (bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cao cấp)...
Dự kiến trong quí 1/2007, SCIC sẽ hoàn tất việc thương lượng và ký kết hợp đồng với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cho Pacific Airlines; tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của Bảo Minh thông qua việc nỗ lực tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cho doanh nghiệp này; triển khai dự án xây dựng trung tâm tài chính với số vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng chỉ tính riêng trong năm 2007.
Nếu các dự án trên được triển khai có kết quả, dự kiến quy mô tài sản do SCIC quản lý trong năm 2007 sẽ lên đến 54.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư mới khoảng 14.400 tỉ và các khoản đầu tư hiện có là 39.600 tỉ đồng.
Tuy nhiên, ông cũng cho hay, trong năm 2007 tổng công ty dự kiến sẽ thực hiện thoái đầu tư tại khoảng 50 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước trên sổ sách khoảng 227 tỉ đồng.
Thưa ông, SCIC đang nắm giữ phần vốn rất lớn của Nhà nước tại hàng trăm doanh nghiệp, vậy năm nay thị trường chứng khoán có thể trông đợi gì từ lượng hàng hóa SCIC đang giữ?
Trong năm 2007, SCIC sẽ tiếp tục nhận bàn giao phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa từ năm 2006 trở về trước.
Dự kiến sẽ có thêm khoảng 762 doanh nghiệp với tổng giá trị sổ sách phần vốn nhà nước khoảng 4.920 tỉ đồng (theo số liệu tại thời điểm 31/12/2006) được chuyển giao về SCIC. Đồng thời, SCIC cũng chuẩn bị để tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại quốc doanh cổ phần hóa trong năm 2007.
Như vậy, tổng số doanh nghiệp (không kể các ngân hàng) mà SCIC dự kiến tiếp nhận đến cuối năm 2007 sẽ lên đến 1.033 doanh nghiệp với giá trị sổ sách phần vốn nhà nước khoảng 7.188 tỉ đồng và giá trị thị trường khoảng 36.000 tỉ đồng.
Trong năm 2007, chúng tôi dự kiến thực hiện thoái đầu tư tại khoảng 50 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước trên sổ sách khoảng 227 tỉ đồng. Phần lớn trong số này là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động trong những ngành không quan trọng.
Trước mắt tổng công ty sẽ lựa chọn một số doanh nghiệp để thực hiện thí điểm tái cơ cấu, mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, hỗ trợ niêm yết trên thị trường chứng khoán, đấu giá, bán bớt cổ phần. Trên cơ sở đó sẽ rút kinh nghiệm để triển khai rộng hơn.
Liệu SCIC có tính đến việc bán bớt cổ phần nhà nước tại các doanh nghiệp niêm yết?
Chúng tôi đang cân nhắc khả năng này và sẽ thực hiện vào thời điểm thích hợp. Hiện nay, trong tổng số trên 420 doanh nghiệp đã chuyển giao về SCIC, mới có khoảng gần 20 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Năm 2007, SCIC sẽ phấn đấu đưa thêm 22 doanh nghiệp lên thị trường chứng khoán và phát hành thêm vốn tại các doanh nghiệp đã niêm yết như FPT, Vinamilk...
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ điều tiết để giảm dần phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức, trong đó có việc bán cổ phần thông qua thị trường chứng khoán và mua bán doanh nghiệp. Trên thực tế, vừa qua, chúng tôi đã thực hiện giải pháp này đối với một số doanh nghiệp như Nhựa Tiền Phong, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh - CMG...
Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ thoái đầu tư mạnh đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm C (bao gồm các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước chiếm dưới 30%, quy mô vốn dưới 20 tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần dưới 15% và thuộc các lĩnh vực mà về lâu dài Nhà nước không cần đầu tư vốn), hiện đang chiếm số lượng đáng kể trong số các doanh nghiệp mà SCIC đã tiếp nhận.
Đối với các doanh nghiệp này, chúng tôi có thể xem xét bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp, hoặc tìm đối tác chiến lược cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, SCIC sẽ hỗ trợ và tư vấn cho một số doanh nghiệp có đủ điều kiện ra niêm yết tại các thị trường chứng khoán nước ngoài, qua đó tiếp cận thị trường vốn quốc tế. SCIC cũng tham gia vào các ban chỉ đạo cổ phần hóa một số ngân hàng thương mại quốc doanh với tư cách cố vấn trong việc lựa chọn tư vấn, định giá doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu lần đầu.
Như vậy SCIC cũng sẽ bán bớt vốn nhưng không bán ào ạt?
Đúng vậy, trong điều kiện thị trường hiện nay, bên cạnh việc tối đa hóa lợi nhuận và giá trị đầu tư, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên thị trường tài chính, nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ, SCIC ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công chúng đầu tư, các doanh nghiệp có vốn góp của SCIC, các cổ đông khác và trước Nhà nước.
Chẳng hạn, theo quy định, với tư cách là cổ đông sáng lập trong nhiều công ty cổ phần, SCIC phải cam kết nắm giữ và không tự do chuyển nhượng cổ phiếu cho các nhà đầu tư khác trong ba năm kể từ khi thành lập công ty.
Do đó, SCIC không thể đơn thuần chạy theo lợi nhuận ngắn hạn để bán ra cổ phiếu ồ ạt khi giá lên để kiếm lời mà còn phải đảm bảo các yêu cầu ổn định và bình ổn thị trường. Trước khi ra các quyết định mua bán cổ phiếu, SCIC phải cân nhắc đầy đủ đến những tác động có thể có đối với thị trường, đặc biệt là những biến động về giá cổ phiếu, để tránh gây xáo trộn, hay tâm lý hoang mang.
Mặt khác, SCIC cũng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về chứng khoán và kinh doanh chứng khoán, đặc biệt là những quy định áp dụng đối với việc mua bán cổ phiếu của các cổ đông lớn, với số lượng lớn.
Ngoài những kế hoạch liên quan đến thị trường chứng khoán, SCIC còn dự định đầu tư vào đâu?
Trong năm nay, SCIC sẽ tập trung vào hỗ trợ và tư vấn cho Chính phủ về các dự án cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm. Tổng công ty cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ để tham gia đầu tư vào một trong những dự án thuộc các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng giao thông (sân bay, bến cảng, đường bộ...); năng lượng, y tế (bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cao cấp)...
Dự kiến trong quí 1/2007, SCIC sẽ hoàn tất việc thương lượng và ký kết hợp đồng với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cho Pacific Airlines; tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của Bảo Minh thông qua việc nỗ lực tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cho doanh nghiệp này; triển khai dự án xây dựng trung tâm tài chính với số vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng chỉ tính riêng trong năm 2007.
Nếu các dự án trên được triển khai có kết quả, dự kiến quy mô tài sản do SCIC quản lý trong năm 2007 sẽ lên đến 54.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư mới khoảng 14.400 tỉ và các khoản đầu tư hiện có là 39.600 tỉ đồng.