Sẽ ban hành quy trình cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
Nghị quyết về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội sẽ được thông qua vào tháng 1/2016
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra nghị quyết ban hành kế hoạch sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản đảm bảo thi hành Luật Tổ chức Quốc hội.
Theo đó, nghị quyết về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội sẽ được cho ý kiến vào tháng 12/2015 và thông qua vào tháng 1/2016.
Cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết này là Ban Công tác đại biểu, còn cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Đề cập nội dung này tại tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 2/2015, có ý kiến băn khoăn rằng có nên ban hành nghị quyết về quy trình cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội hay không, khi mà từ trước đến nay rất ít đại biểu bị bãi nhiệm.
Khẳng định là phải ban hành, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh “lo nhất là cái này” trong số các văn bản mới đảm bảo thi hành Luật Tổ chức Quốc hội.
Nhấn mạnh đây là vấn đề cần cân nhắc thật kỹ, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nghị quyết về vấn đề này nếu ban hành được ngay thì tốt, không thì nhiệm kỳ Quốc hội sau cũng được.
Ông Lưu cũng lưu ý, cử tri có quyền bãi nhiệm, nhưng bãi nhiệm đại biểu nào thì không phải cử tri quyết, đây là hai vấn đề khác nhau.
Nếu được thông qua vào tháng 1/2016 như kế hoạch này, thì nghị quyết về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội vẫn thuộc nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13.
Thông qua cùng thời điểm với nghị quyết nói trên còn có một số văn bản khác, trong đó có nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều về chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu.
Nghị quyết về chế độ và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội sẽ được thông qua vào tháng 12/2015.
Sớm hơn, nội quy kỳ họp Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại phiên họp tháng 8/2015 và trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 10/2015.
Theo đó, nghị quyết về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội sẽ được cho ý kiến vào tháng 12/2015 và thông qua vào tháng 1/2016.
Cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết này là Ban Công tác đại biểu, còn cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Đề cập nội dung này tại tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 2/2015, có ý kiến băn khoăn rằng có nên ban hành nghị quyết về quy trình cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội hay không, khi mà từ trước đến nay rất ít đại biểu bị bãi nhiệm.
Khẳng định là phải ban hành, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh “lo nhất là cái này” trong số các văn bản mới đảm bảo thi hành Luật Tổ chức Quốc hội.
Nhấn mạnh đây là vấn đề cần cân nhắc thật kỹ, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nghị quyết về vấn đề này nếu ban hành được ngay thì tốt, không thì nhiệm kỳ Quốc hội sau cũng được.
Ông Lưu cũng lưu ý, cử tri có quyền bãi nhiệm, nhưng bãi nhiệm đại biểu nào thì không phải cử tri quyết, đây là hai vấn đề khác nhau.
Nếu được thông qua vào tháng 1/2016 như kế hoạch này, thì nghị quyết về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội vẫn thuộc nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13.
Thông qua cùng thời điểm với nghị quyết nói trên còn có một số văn bản khác, trong đó có nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều về chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu.
Nghị quyết về chế độ và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội sẽ được thông qua vào tháng 12/2015.
Sớm hơn, nội quy kỳ họp Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại phiên họp tháng 8/2015 và trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 10/2015.