10:47 23/10/2014

Mặt trận Tổ quốc có quyền đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội?

Nguyễn Lê

Điều 70 Hiến pháp chỉ quy định Quốc hội “bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”

Theo điều 32 của dự thảo luật, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền đề nghị bãi nhiệm đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc không còn được cử tri, nhân dân tín nhiệm theo quy định của pháp luật.
Theo điều 32 của dự thảo luật, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền đề nghị bãi nhiệm đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc không còn được cử tri, nhân dân tín nhiệm theo quy định của pháp luật.
Với dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) được trình Quốc hội sáng 22/10, nhiều quy định về hoạt động giám sát của cơ quan này đã được luật hóa.

Theo điều 32 của dự thảo luật, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền đề nghị bãi nhiệm đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc không còn được cử tri, nhân dân tín nhiệm theo quy định của pháp luật.

Cơ quan này cũng có quyền kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
 
Còn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương có quyền kiến nghị với thường trực hội đồng nhân dân trình hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do hội đồng nhân dân bầu.

Dự thảo luật còn quy định Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định của pháp luật gửi đến Quốc hội, hội đồng nhân dân trước kỳ họp.

Theo Chính phủ, đây là quy định không phù hợp với Hiến pháp, bởi điều 70 Hiến pháp chỉ quy định Quốc hội “bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”, không quy định về lấy phiếu tín nhiệm.

Mặt khác, các dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương đang được trình các cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến cũng không quy định nội dung Quốc hội, hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, báo cáo góp ý dự án luật của Chính phủ nêu rõ.

Tại tờ trình, cũng vẫn còn một số nội dung còn có ý kiến trái chiều được tách riêng để xin ý kiến Quốc hội, trong đó có quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng.

Quan điểm của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam là dự thảo luật chỉ nên quy định về việc giám sát, tham gia góp ý của cơ quan này với cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy chế hoạt động của hệ thống nhà nước.

Những vấn đề liên quan đến việc Mặt trận tham gia góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương, đường lối của Đảng nên để quy định trong các văn bản của Đảng như từ trước đến nay.

Thẩm tra dự án luật, đa số ý kiến thành viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội tán thành không quy định việc Mặt trận tham gia góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên, phản biện xã hội đối với dự thảo đường lối, chính sách của Đảng.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, một trong những điểm mới của Hiến pháp là ghi nhận chức năng của Mặt trận trong việc “giám sát và phản biện xã hội”, đồng thời quy định Đảng “chịu sự giám sát của Nhân dân”.

Như vậy, việc giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước của Mặt trận được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, áp dụng với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cả tổ chức Đảng, đảng viên cũng như đường lối, chính sách của Đảng.

Do đó, dự thảo luật cần được bổ sung quy định về việc Mặt trận tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với cả dự thảo đường lối, chính sách của Đảng.