Sẽ bổ sung quy định đầu tư ngoài ngành của tập đoàn
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết tới đây Nhà nước sẽ quy định cụ thể về doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ngoài ngành
Đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là vấn đề còn có nhiều ý kiến trái chiều khi Quốc hội giám sát tối cao về tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết tới đây Nhà nước sẽ quy định cụ thể về doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra ngoài lĩnh vực sản xuất chuyên môn chính của mình, trong giờ nghỉ giải lao phiên giám sát sáng nay.
Thưa ông, kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy còn nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm ăn kém hiệu quả?
Đánh giá tổng quát trên một số tiêu chí cơ bản, như vấn đề bảo toàn vốn, tăng doanh thu, lợi nhuận… thì có thể nói các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm ăn có hiệu quả và kinh doanh có lãi, năm sau có tiến bộ hơn năm trước.
Tuy nhiên, khi đi vào phân tích sâu thì cũng có những tập đoàn kinh doanh hiệu quả cao, cũng có tập đoàn kinh doanh hiệu quả thấp. Nếu lấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu làm tiêu chí thì có tới trên 40% số tập đoàn và tổng công ty Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu thấp, chỉ đạt dưới 10%.
Hoặc so sánh một số tiêu chí như vốn đầu tư, về doanh thu, sử dụng lao động giữa công ty của Nhà nước với các công ty bên ngoài Nhà nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì thấy rằng hiệu quả của các công ty Nhà nước còn thấp hơn so với các công ty ngoài Nhà nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Một trong những vấn đề rất nhiều đại biểu “phàn nàn’ là nhiều tập đoàn đầu tư tràn lan ra ngoài ngành nhưng hiệu quả thấp, quan điểm của ông thế nào?
Trước đây chúng ta chưa có văn bản quy định nào về điều kiện để một doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư ra ngoài lĩnh vực sản xuất chuyên môn chính của mình. Do đó mới xảy ra tình trạng có tới 47 tập đoàn và tổng công ty đầu tư ra ngoài ngành như vào tài chính, chứng khoán, bất động sản… với khối lượng tiền khá lớn.
Báo cáo giám sát cũng nói rõ là khi tập đoàn và tổng công ty đầu tư vào lĩnh vực này thì phần lớn là hiệu thấp hơn so với các doanh nghiệp đầu tư ngành chính của mình. Vấn đề đặt ra là tới đây Nhà nước cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này. Chẳng hạn như quy định cụ thể anh được đầu tư ra ngoài trong trường hợp nào, điều kiện ra sao và trách nhiệm thế nào khi đầu tư đó kém hiệu qủa… Tôi nghĩ sau cuộc giám sát này chúng ta phải hoàn thiện, bổ sung những chính sách ấy.
Thế còn việc nhiều tập đoàn, tổng công ty bị lỗ nhiều năm nhưng chưa xử lý ?
Thực ra đây không phải là vấn đề mới, mà đã có từ lâu rồi. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chưa xử lý triệt để, cứ để kéo dài và tích tụ lại, làm cho các đơn vị này ngày càng trở lên khó khăn hơn.
Trong báo cáo có kiến nghị việc xử lý và sắp xếp tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, ông có thể cho biết cụ thể hơn?
Đối với những tập đoàn và tổng công ty đang gặp khó khăn, ví dụ như các dự án bị thiếu vốn, hay thậm chí có những đơn vị có chiến lược đầu tư bây giờ tác động của suy thoái kinh tế... thì Nhà nước cũng phải có những biện pháp xử lý để làm sao tránh cho những dự án đó không bị càng kéo dài ra, càng kéo dài ra thì chắc chắn sẽ kém hiệu qủa
Với những đơn vị tỷ lệ giữa nợ vay trên vốn chủ sở hữu tăng tới trên 10 lần, thậm chí là 14-15 lần như báo cáo đã nêu thì Nhà nước cũng cần phải xem xét. Có điều cần phải lưu ý là phần lớn những doanh nghiệp có số nợ lớn như vậy thì chủ yếu là vay để đầu tư vào trung hạn và dài hạn. Như vậy xét về một phương diện nào đó, để phát triển thì những doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn để đầu tư thì chúng ta cũng phải có những khuyến khích.
Chúng ta cũng phải chia sẻ với những tập đoàn và tổng công ty do suy thoái kinh tế thế giới đã có những tác động làm cho chiến lược đầu tư của họ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như Vinashin là một đơn vị điển hình các bạn đã quan tâm hỏi tôi mấy lần. Khi đơn vị này có nhiều hợp đồng với các công ty nước ngoài trong việc đóng tàu thì Vinashin thành lập một chiến lược phát triển. Thế nhưng đùng một cái do suy giảm kinh tế nên những hợp đồng kinh tế bị cắt giảm đưa Vinashin vào tình trạng khó khăn. Trong trường hợp này chúng ta cũng cần phải xem xét.
Trong một số dự án có hiệu quả rồi, các doanh nghiệp gặp khó khăn thì Nhà nước cũng phải có can thiệp, hỗ trợ để cho các dự án đó tiếp tục được thực hiện , tránh tình trạng càng để trì trệ thì hiệu quả của nó càng thấp hơn.
Ông vừa nói đến Vinashin, vậy cụ thể với trường hợp này sẽ xử lý như thế nào, thưa ông?
Đoàn giám sát chưa có điều kiện đi xem xét cụ thể từng doanh nghiệp mà chỉ xem xét một số con só thể hiện tổng quan nhất hiệu quả sử dụng vốn.
Vinashin có số nợ khá cao nhưng như tôi đã nói, nợ của họ chủ yếu đầu tư trung và dài hạn, tức là phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh thì phải tạo điều kiện cho doanh nghiêp.
Nhưng do đầu tư nóng, chiến lược kinh doanh chưa chính xác, thì vẫn phải xem xét lâu dài.
Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn như vậy thì Nhà nước phải tạo điều kiện xử lý về vốn và các phương diện khác để cho các dự án được tiếp tục thực hiện. Có nghĩa các dự án vẫn có hiệu quả thì vần cần phải tiếp tục đầu tư.
Bên cạnh trách nhiệm chung, nhiều đại biểu có nói đến trách nhiệm cá nhân?
Tôi cho rằng chúng ta cũng phải xem xét chiến lược đầu tư của một số các tập đoàn, vì trong kinh doanh sẽ có những rủi ro. Có những cái quyết định là đúng, nhưng cũng có những cái do yếu tố khách quan nên tác động đến chiến lược kinh doanh, đầu tư thì chúng ta cũng phải xem xét căn nguyên của nó. Trừ trường hợp khi vì lợi ích cục bộ hay lợi ích cá nhân nào đó mà người ta có sai sót. Cái này chúng ta cần phải xem xét thấu đáo, còn nhìn về mặt hình thức thì chúng ta thấy rằng những dự án đầu tư nằm trong chiến lược mà bây giờ khó khăn đình trệ như vậy nhưng nó còn hiệu qủa thì cần thiết phải có can thiệp để cho dự án đó tiếp tục được thực hiện.
Báo cáo có đưa ra kiến nghị xây dựng thị trường kinh doanh lành mạnh theo nguyên tắc trước mắt giảm tối đa tính độc quyền của tập đoàn, tổng công ty. Cụ thể là giải pháp nào để hạn chế?
Ta đã có Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp phải hoạt động bình đẳng với nhau. Kiến nghị đó nhằm xây dựng chính sách quy định ngày càng hạn chế được độc quyền.
Quan điểm của ông như thế nào trước việc sắp tới có thể sẽ có 4 tập đoàn kinh tế mới được thành lập?
Vừa qua đã thí điểm 8 tập đoàn rồi và báo cáo giám sát đã chỉ rõ bất cập của mô hình, thì việc hình thành tập đoàn mới chắc chắn phải rút kinh nghiệm từ những bất cập đó.
Theo tôi, cần tổ chức tổng kết thật kỹ lưỡng mô hình tập đoàn cũ. Cần làm kỹ lưỡng, nhất là quan hệ quản trị trong nội bộ tập đoàn. Các tập đoàn mới ra đời phải trên cơ sở đánh giá tổng kết thật kỹ những mô hình tập đoàn cũ.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết tới đây Nhà nước sẽ quy định cụ thể về doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra ngoài lĩnh vực sản xuất chuyên môn chính của mình, trong giờ nghỉ giải lao phiên giám sát sáng nay.
Thưa ông, kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy còn nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm ăn kém hiệu quả?
Đánh giá tổng quát trên một số tiêu chí cơ bản, như vấn đề bảo toàn vốn, tăng doanh thu, lợi nhuận… thì có thể nói các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm ăn có hiệu quả và kinh doanh có lãi, năm sau có tiến bộ hơn năm trước.
Tuy nhiên, khi đi vào phân tích sâu thì cũng có những tập đoàn kinh doanh hiệu quả cao, cũng có tập đoàn kinh doanh hiệu quả thấp. Nếu lấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu làm tiêu chí thì có tới trên 40% số tập đoàn và tổng công ty Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu thấp, chỉ đạt dưới 10%.
Hoặc so sánh một số tiêu chí như vốn đầu tư, về doanh thu, sử dụng lao động giữa công ty của Nhà nước với các công ty bên ngoài Nhà nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì thấy rằng hiệu quả của các công ty Nhà nước còn thấp hơn so với các công ty ngoài Nhà nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Một trong những vấn đề rất nhiều đại biểu “phàn nàn’ là nhiều tập đoàn đầu tư tràn lan ra ngoài ngành nhưng hiệu quả thấp, quan điểm của ông thế nào?
Trước đây chúng ta chưa có văn bản quy định nào về điều kiện để một doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư ra ngoài lĩnh vực sản xuất chuyên môn chính của mình. Do đó mới xảy ra tình trạng có tới 47 tập đoàn và tổng công ty đầu tư ra ngoài ngành như vào tài chính, chứng khoán, bất động sản… với khối lượng tiền khá lớn.
Báo cáo giám sát cũng nói rõ là khi tập đoàn và tổng công ty đầu tư vào lĩnh vực này thì phần lớn là hiệu thấp hơn so với các doanh nghiệp đầu tư ngành chính của mình. Vấn đề đặt ra là tới đây Nhà nước cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này. Chẳng hạn như quy định cụ thể anh được đầu tư ra ngoài trong trường hợp nào, điều kiện ra sao và trách nhiệm thế nào khi đầu tư đó kém hiệu qủa… Tôi nghĩ sau cuộc giám sát này chúng ta phải hoàn thiện, bổ sung những chính sách ấy.
Thế còn việc nhiều tập đoàn, tổng công ty bị lỗ nhiều năm nhưng chưa xử lý ?
Thực ra đây không phải là vấn đề mới, mà đã có từ lâu rồi. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chưa xử lý triệt để, cứ để kéo dài và tích tụ lại, làm cho các đơn vị này ngày càng trở lên khó khăn hơn.
Trong báo cáo có kiến nghị việc xử lý và sắp xếp tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, ông có thể cho biết cụ thể hơn?
Đối với những tập đoàn và tổng công ty đang gặp khó khăn, ví dụ như các dự án bị thiếu vốn, hay thậm chí có những đơn vị có chiến lược đầu tư bây giờ tác động của suy thoái kinh tế... thì Nhà nước cũng phải có những biện pháp xử lý để làm sao tránh cho những dự án đó không bị càng kéo dài ra, càng kéo dài ra thì chắc chắn sẽ kém hiệu qủa
Với những đơn vị tỷ lệ giữa nợ vay trên vốn chủ sở hữu tăng tới trên 10 lần, thậm chí là 14-15 lần như báo cáo đã nêu thì Nhà nước cũng cần phải xem xét. Có điều cần phải lưu ý là phần lớn những doanh nghiệp có số nợ lớn như vậy thì chủ yếu là vay để đầu tư vào trung hạn và dài hạn. Như vậy xét về một phương diện nào đó, để phát triển thì những doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn để đầu tư thì chúng ta cũng phải có những khuyến khích.
Chúng ta cũng phải chia sẻ với những tập đoàn và tổng công ty do suy thoái kinh tế thế giới đã có những tác động làm cho chiến lược đầu tư của họ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như Vinashin là một đơn vị điển hình các bạn đã quan tâm hỏi tôi mấy lần. Khi đơn vị này có nhiều hợp đồng với các công ty nước ngoài trong việc đóng tàu thì Vinashin thành lập một chiến lược phát triển. Thế nhưng đùng một cái do suy giảm kinh tế nên những hợp đồng kinh tế bị cắt giảm đưa Vinashin vào tình trạng khó khăn. Trong trường hợp này chúng ta cũng cần phải xem xét.
Trong một số dự án có hiệu quả rồi, các doanh nghiệp gặp khó khăn thì Nhà nước cũng phải có can thiệp, hỗ trợ để cho các dự án đó tiếp tục được thực hiện , tránh tình trạng càng để trì trệ thì hiệu quả của nó càng thấp hơn.
Ông vừa nói đến Vinashin, vậy cụ thể với trường hợp này sẽ xử lý như thế nào, thưa ông?
Đoàn giám sát chưa có điều kiện đi xem xét cụ thể từng doanh nghiệp mà chỉ xem xét một số con só thể hiện tổng quan nhất hiệu quả sử dụng vốn.
Vinashin có số nợ khá cao nhưng như tôi đã nói, nợ của họ chủ yếu đầu tư trung và dài hạn, tức là phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh thì phải tạo điều kiện cho doanh nghiêp.
Nhưng do đầu tư nóng, chiến lược kinh doanh chưa chính xác, thì vẫn phải xem xét lâu dài.
Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn như vậy thì Nhà nước phải tạo điều kiện xử lý về vốn và các phương diện khác để cho các dự án được tiếp tục thực hiện. Có nghĩa các dự án vẫn có hiệu quả thì vần cần phải tiếp tục đầu tư.
Bên cạnh trách nhiệm chung, nhiều đại biểu có nói đến trách nhiệm cá nhân?
Tôi cho rằng chúng ta cũng phải xem xét chiến lược đầu tư của một số các tập đoàn, vì trong kinh doanh sẽ có những rủi ro. Có những cái quyết định là đúng, nhưng cũng có những cái do yếu tố khách quan nên tác động đến chiến lược kinh doanh, đầu tư thì chúng ta cũng phải xem xét căn nguyên của nó. Trừ trường hợp khi vì lợi ích cục bộ hay lợi ích cá nhân nào đó mà người ta có sai sót. Cái này chúng ta cần phải xem xét thấu đáo, còn nhìn về mặt hình thức thì chúng ta thấy rằng những dự án đầu tư nằm trong chiến lược mà bây giờ khó khăn đình trệ như vậy nhưng nó còn hiệu qủa thì cần thiết phải có can thiệp để cho dự án đó tiếp tục được thực hiện.
Báo cáo có đưa ra kiến nghị xây dựng thị trường kinh doanh lành mạnh theo nguyên tắc trước mắt giảm tối đa tính độc quyền của tập đoàn, tổng công ty. Cụ thể là giải pháp nào để hạn chế?
Ta đã có Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp phải hoạt động bình đẳng với nhau. Kiến nghị đó nhằm xây dựng chính sách quy định ngày càng hạn chế được độc quyền.
Quan điểm của ông như thế nào trước việc sắp tới có thể sẽ có 4 tập đoàn kinh tế mới được thành lập?
Vừa qua đã thí điểm 8 tập đoàn rồi và báo cáo giám sát đã chỉ rõ bất cập của mô hình, thì việc hình thành tập đoàn mới chắc chắn phải rút kinh nghiệm từ những bất cập đó.
Theo tôi, cần tổ chức tổng kết thật kỹ lưỡng mô hình tập đoàn cũ. Cần làm kỹ lưỡng, nhất là quan hệ quản trị trong nội bộ tập đoàn. Các tập đoàn mới ra đời phải trên cơ sở đánh giá tổng kết thật kỹ những mô hình tập đoàn cũ.