Cần có luật để quản 30 tỷ USD Nhà nước đầu tư vào kinh doanh
Quốc hội giám sát về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
Nhân dân đang giao Chính phủ nắm một số vốn chủ sở hữu hơn 30 tỷ USD, nên đề nghị phải có luật kinh doanh về vốn.
Đại biểu Trần Du Lịch đã phát biểu như vậy khi Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, sáng 9/11.
Để có thể dành nhiều thời gian hơn cho phần thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền đã trình bày báo cáo tóm tắt 20 trang thay cho báo cáo đầy đủ hơn 40 trang (gồm cả phụ lục) về kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều hành phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị các vị đại biểu đánh giá thật khách quan và chỉ ra nguyên nhân trên cả hai bình diện chính sách và tổ chức thực hiện trong thực tế, nhằm mục đích xây dựng tập đoàn, tổng công ty mạnh hơn.
Trong gần 20 ý kiến phát biểu sáng nay, hầu như đại biểu nào cũng tận dụng hết khoảng thời gian 7 phút quy định, nhiều vị “xin thêm” một vài phút. Tuy nhiên, không khó để nhận thấy còn có những ý kiến hầu như chỉ nhắc lại từng phần, từng đoạn, nhấn mạnh một số kiến nghị… của báo cáo, gần như không có chính kiến cá nhân hay đề xuất, phát hiện gì mới.
Có lẽ đây cũng là một trong những lý do để khi gần hết thời gian thảo luận buổi sáng, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào nhận xét: “Quốc hội nắm không chắc kể lý thuyết và thực tiễn về tập đoàn”.
Khó biết đích xác hiệu quả
Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Mã Đình Cư cho rằng, một trong những lợi thế không thể phủ nhận là nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước được đặc quyền khai thác tài nguyên của đất nước nhưng lại độc quyền trong phân phối hàng hóa, dịch vụ, còn người tiêu dùng chỉ biết chấp nhận.
Cũng theo đại biểu Cư, các tập đoàn, tổng công ty còn có đặc quyền to lớn về vốn, đặc quyền khai thác và kinh doanh ngành nghề có mức độ lợi nhuận rất lớn được Nhà nước rót vốn và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa khi vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là số vốn thực rất ít, phần lớn là vốn vay ngân hàng trong đó để sử dụng đầu tư tràn lan vào những ngành nghề khác. Trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận bình quân hàng năm của các tập đoàn và tổng Công ty lại không được công khai, minh bạch, nên ít ai biết đích xác hiệu quả kinh tế thực của vốn đầu tư Nhà nước tại các doanh nghiệp này.
Đại biểu Cư nêu nhóm doanh nghiệp Nhà nước hiện nay nắm giữ 60% nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước, chưa tính đến 70% vốn vay nước ngoài, nhưng chỉ đóng góp 40% cho GDP mà đa số là từ đặc quyền khai thác nguồn tài nguyên trong nước.
Nhiều đại biểu khác cũng dẫn con số 45,5% các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dưới 10% để nhấn mạnh những yếu kém, khuyết điểm của các doanh nghiệp này.
Đại biểu Lý Kim Khánh nhìn nhận, hạn chế việc đầu tư tràn lan của nhiều tập đoàn, tổng công ty phải kể đến đặc điểm của chủ sở hữu. Chủ sở hữu là Nhà nước thường dẫn đến cảnh mà cử tri thường hay nói là "cha chung không ai khóc". Chưa kể tới cơ chế quản lý vốn đầu tư bao gồm cả việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh thường bị áp đặt hoặc dễ dãi gắn với lợi ích cục bộ, thậm chí do lợi ích cá nhân, do lợi dụng vốn Nhà nước để đánh quả rồi trục lợi. Bên cạnh đó cơ chế ra quyết định đầu tư vừa phức tạp chậm trễ, vừa lỏng lẻo tạo nhiều cơ hội tham nhũng phát sinh.
Vẫn tiếp cận từ những con số, đại biểu Nguyễn Đăng Vang cho rằng cần khẳng định mặt tích cực chứ không nên nhìn nhận toàn những mặt chưa đạt được. Về hiệu quả sử dụng đồng vốn của tập đoàn, tổng công ty, lợi nhuận sau thuế là 69.311 tỷ, tức là khoảng 4 tỷ đôla, nếu chia cho nguồn vốn chủ sở hữu lợi nhuận là 14,27%, còn nếu cả nguồn vốn vay về để làm ăn là 5,58%. “Chúng tôi cho rằng lợi nhuận như thế là rất tốt”, đại biểu Vang nói.
Từ phân tích của mình, đại biểu Nguyễn Đình Xuân lại cho là tỷ lệ đó chưa cao, chỉ tương đương lãi ngân hàng hoặc trượt giá hàng năm, chỉ cần đem tiền đến gửi ngân hàng cũng đã có số tiền đó. Theo đại biểu Xuân, trong kinh tế thị trường đồng vốn không tự sinh ra và không tự mất đi, nó chỉ chuyển đổi từ công ty này sang công ty khác, từ túi này sang túi khác. Nhưng chưa có báo cáo nào làm rõ việc bao nhiêu số vốn mất đi của các tổng công ty, tập đoàn này đã đi đâu?
Bộ trưởng giỏi chưa chắc làm được chủ tịch tập đoàn
Hầu hết các ý kiến phát biểu đánh giá cao báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là những kiến nghị. Trong đó có việc sớm ban hành luật sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh để quản lý, đầu tư vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Đại biểu Trần Du lịch đề nghị phải có luật kinh doanh về vốn. Vì hiện nay nhân dân giao Chính phủ nắm một số vốn chủ sở hữu hơn 30 tỷ Đô la, chưa kể 365 nghìn ha mặt bằng đất đai đang kinh doanh. “Luật này chế định Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư, chứ không phải Nhà nước với tư cách nhà nước. Nhà nước với tư cách là nhà nước thì Luật Doanh nghiệp đã điều chỉnh, còn Nhà nước với tư cách là người cầm 30 tỷ Đô la đi đầu tư thì cần một đạo luật, nước nào cũng làm như vậy cả, chúng ta phải làm việc này càng sớm càng tốt”, đại biểu Lịch nhấn mạnh.
Liên quan đến sự phát triển của các tập đoàn, nhiều đại biểu nhấn mạnh đến yếu tố con người.Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào đề nghị phải rà soát lại toàn bộ từng người đứng đầu các tập đoàn và các tổng công ty. Vị đại biểu này cho rằng, cần phân định rõ trách nhiệm để tránh người tình trạng mập mờ đứng đầu vừa là nhà chính trị, vừa làm kinh doanh, hoặc vừa là nhà chính trị vừa là nhà thương mại vừa là nhà xã hội…
Đại biểu Lịch cũng cho rằng,vấn đề quản lý tập đoàn cực kỳ khó khăn, anh làm Bộ trưởng giỏi, nhưng không thể làm Chủ tịch một Tập đoàn được. “Do đó bao nhiêu tập đoàn là tùy thuộc năng lực chuẩn bị nhân sự của chúng ta và những người thực sự có năng lực, đây là nguồn cực khó, phải đào tạo, phải chuẩn bị chứ không thể đảo tới đảo lui như hiện nay”, ông Lịch nói.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị, ba vị bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ phát biểu làm rõ thêm những vấn đề đại biểu quan tâm.
Đại biểu Trần Du Lịch đã phát biểu như vậy khi Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, sáng 9/11.
Để có thể dành nhiều thời gian hơn cho phần thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền đã trình bày báo cáo tóm tắt 20 trang thay cho báo cáo đầy đủ hơn 40 trang (gồm cả phụ lục) về kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều hành phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị các vị đại biểu đánh giá thật khách quan và chỉ ra nguyên nhân trên cả hai bình diện chính sách và tổ chức thực hiện trong thực tế, nhằm mục đích xây dựng tập đoàn, tổng công ty mạnh hơn.
Trong gần 20 ý kiến phát biểu sáng nay, hầu như đại biểu nào cũng tận dụng hết khoảng thời gian 7 phút quy định, nhiều vị “xin thêm” một vài phút. Tuy nhiên, không khó để nhận thấy còn có những ý kiến hầu như chỉ nhắc lại từng phần, từng đoạn, nhấn mạnh một số kiến nghị… của báo cáo, gần như không có chính kiến cá nhân hay đề xuất, phát hiện gì mới.
Có lẽ đây cũng là một trong những lý do để khi gần hết thời gian thảo luận buổi sáng, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào nhận xét: “Quốc hội nắm không chắc kể lý thuyết và thực tiễn về tập đoàn”.
Khó biết đích xác hiệu quả
Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Mã Đình Cư cho rằng, một trong những lợi thế không thể phủ nhận là nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước được đặc quyền khai thác tài nguyên của đất nước nhưng lại độc quyền trong phân phối hàng hóa, dịch vụ, còn người tiêu dùng chỉ biết chấp nhận.
Cũng theo đại biểu Cư, các tập đoàn, tổng công ty còn có đặc quyền to lớn về vốn, đặc quyền khai thác và kinh doanh ngành nghề có mức độ lợi nhuận rất lớn được Nhà nước rót vốn và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa khi vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là số vốn thực rất ít, phần lớn là vốn vay ngân hàng trong đó để sử dụng đầu tư tràn lan vào những ngành nghề khác. Trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận bình quân hàng năm của các tập đoàn và tổng Công ty lại không được công khai, minh bạch, nên ít ai biết đích xác hiệu quả kinh tế thực của vốn đầu tư Nhà nước tại các doanh nghiệp này.
Đại biểu Cư nêu nhóm doanh nghiệp Nhà nước hiện nay nắm giữ 60% nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước, chưa tính đến 70% vốn vay nước ngoài, nhưng chỉ đóng góp 40% cho GDP mà đa số là từ đặc quyền khai thác nguồn tài nguyên trong nước.
Nhiều đại biểu khác cũng dẫn con số 45,5% các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dưới 10% để nhấn mạnh những yếu kém, khuyết điểm của các doanh nghiệp này.
Đại biểu Lý Kim Khánh nhìn nhận, hạn chế việc đầu tư tràn lan của nhiều tập đoàn, tổng công ty phải kể đến đặc điểm của chủ sở hữu. Chủ sở hữu là Nhà nước thường dẫn đến cảnh mà cử tri thường hay nói là "cha chung không ai khóc". Chưa kể tới cơ chế quản lý vốn đầu tư bao gồm cả việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh thường bị áp đặt hoặc dễ dãi gắn với lợi ích cục bộ, thậm chí do lợi ích cá nhân, do lợi dụng vốn Nhà nước để đánh quả rồi trục lợi. Bên cạnh đó cơ chế ra quyết định đầu tư vừa phức tạp chậm trễ, vừa lỏng lẻo tạo nhiều cơ hội tham nhũng phát sinh.
Vẫn tiếp cận từ những con số, đại biểu Nguyễn Đăng Vang cho rằng cần khẳng định mặt tích cực chứ không nên nhìn nhận toàn những mặt chưa đạt được. Về hiệu quả sử dụng đồng vốn của tập đoàn, tổng công ty, lợi nhuận sau thuế là 69.311 tỷ, tức là khoảng 4 tỷ đôla, nếu chia cho nguồn vốn chủ sở hữu lợi nhuận là 14,27%, còn nếu cả nguồn vốn vay về để làm ăn là 5,58%. “Chúng tôi cho rằng lợi nhuận như thế là rất tốt”, đại biểu Vang nói.
Từ phân tích của mình, đại biểu Nguyễn Đình Xuân lại cho là tỷ lệ đó chưa cao, chỉ tương đương lãi ngân hàng hoặc trượt giá hàng năm, chỉ cần đem tiền đến gửi ngân hàng cũng đã có số tiền đó. Theo đại biểu Xuân, trong kinh tế thị trường đồng vốn không tự sinh ra và không tự mất đi, nó chỉ chuyển đổi từ công ty này sang công ty khác, từ túi này sang túi khác. Nhưng chưa có báo cáo nào làm rõ việc bao nhiêu số vốn mất đi của các tổng công ty, tập đoàn này đã đi đâu?
Bộ trưởng giỏi chưa chắc làm được chủ tịch tập đoàn
Hầu hết các ý kiến phát biểu đánh giá cao báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là những kiến nghị. Trong đó có việc sớm ban hành luật sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh để quản lý, đầu tư vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Đại biểu Trần Du lịch đề nghị phải có luật kinh doanh về vốn. Vì hiện nay nhân dân giao Chính phủ nắm một số vốn chủ sở hữu hơn 30 tỷ Đô la, chưa kể 365 nghìn ha mặt bằng đất đai đang kinh doanh. “Luật này chế định Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư, chứ không phải Nhà nước với tư cách nhà nước. Nhà nước với tư cách là nhà nước thì Luật Doanh nghiệp đã điều chỉnh, còn Nhà nước với tư cách là người cầm 30 tỷ Đô la đi đầu tư thì cần một đạo luật, nước nào cũng làm như vậy cả, chúng ta phải làm việc này càng sớm càng tốt”, đại biểu Lịch nhấn mạnh.
Liên quan đến sự phát triển của các tập đoàn, nhiều đại biểu nhấn mạnh đến yếu tố con người.Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào đề nghị phải rà soát lại toàn bộ từng người đứng đầu các tập đoàn và các tổng công ty. Vị đại biểu này cho rằng, cần phân định rõ trách nhiệm để tránh người tình trạng mập mờ đứng đầu vừa là nhà chính trị, vừa làm kinh doanh, hoặc vừa là nhà chính trị vừa là nhà thương mại vừa là nhà xã hội…
Đại biểu Lịch cũng cho rằng,vấn đề quản lý tập đoàn cực kỳ khó khăn, anh làm Bộ trưởng giỏi, nhưng không thể làm Chủ tịch một Tập đoàn được. “Do đó bao nhiêu tập đoàn là tùy thuộc năng lực chuẩn bị nhân sự của chúng ta và những người thực sự có năng lực, đây là nguồn cực khó, phải đào tạo, phải chuẩn bị chứ không thể đảo tới đảo lui như hiện nay”, ông Lịch nói.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị, ba vị bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ phát biểu làm rõ thêm những vấn đề đại biểu quan tâm.