Sẽ chỉ có 100 đầu mối xuất khẩu gạo
Từ ngày 1/10/2012 cả nuớc chỉ còn 100 đầu mối đuợc cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo
Tính đến cuối tháng 9/2012, cả nước có 117 doanh nghiệp hội đủ các điều kiện để xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo Nghị định 109/2010, kể từ ngày 1/10/2012 cả nước chỉ có 100 đầu mối được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, như vậy đã có 17 doanh nghiệp bị dôi ra!
Xung quanh vấn đề trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Có 117 hồ sơ đủ điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, nhưng Nghị định 109 giới hạn chỉ có 100 đầu mối được cấp phép, và đang có 17 hồ sơ đủ điều kiện bị dôi ra. Liệu 17 doanh nghiệp này có còn cơ hội, thưa ông?
Tuy không được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo trong lần này nhưng 17 doanh nghiệp vẫn còn có cơ hội, vì trong quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo, nếu có doanh nghiệp vi phạm các quy định và bị rút giấy phép kinh doanh các doanh nghiệp còn lại sẽ được lựa chọn để thay thế, dựa vào ngày nộp hồ sơ của họ.
Các đầu mối xuất khẩu gạo nếu vi phạm một trong các điều kiện sau sẽ bị rút giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo: thứ nhất, khi kiểm tra lại, nếu cơ sở vật chất không đảm bảo; thứ hai, trong 1 năm không tham gia xuất khẩu gạo hoặc số lượng gạo xuất khẩu không đúng với quy định (10.000 tấn/năm); thứ ba, doanh nghiệp vi phạm các quy định của Nghị định 109 hoặc quy định của VFA.
17 doanh nghiệp này đang có giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo và đến ngày 30/9/2012 đã hết hạn, nhưng họ đã được Chính phủ gia hạn đến 31/12/2012. Sau khi hết hạn, 17 doanh nghiệp này không được xuất trực tiếp mà chỉ xuất uỷ thác cho các doanh nghiệp đầu mối hoặc làm cung ứng.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo “kêu” khó và có ý kiến cho rằng Chủ tịch VFA không ủng hộ với quy chế tạm trữ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại sao doanh nghiệp kêu khó và tại sao ông không ủng hộ quy chế tạm trữ?
Hiện nay các doanh nghiệp chủ lực còn tồn kho khá lớn do việc bắt buộc mua tạm trữ, kể cả lượng gạo mua tạm trữ giá cao từ vụ đông xuân đến nay vẫn còn. Mặt khác, giá xuất khẩu tại thời điểm này hơi thấp nên các doanh nghiệp có khó khăn.
Trên thực tế, các doanh nghiệp không mong muốn tạm trữ nhưng đây là trách nhiệm, hiện có những doanh nghiệp phải “ôm” gạo trong kho từ vụ đông xuân đến giờ, và đang “ôm” tiếp lượng gạo tạm trữ vụ hè thu.
Ý kiến cho rằng chúng tôi không đồng ý với quy chế tạm trữ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là không đúng.
Chúng tôi rất ủng hộ quy chế này nhưng có những điểm không phù hợp thì chúng tôi có trách nhiệm góp ý. Ví dụ, chúng ta bắt nông dân xây kho trữ lúa 10 tấn, nông dân nghèo lấy tiền đâu xây kho và đâu phải lúc nào cũng có lúa thừa để trữ. Yêu cầu nông dân phải trữ từ 10 tấn lúa trở lên, như vậy vô tình lại giúp cho người giàu, còn nông dân nghèo chỉ làm 4 – 5 công ruộng làm sao có đủ tiêu chí, như vậy bà con đâu có được hỗ trợ.
Tôi cho rằng muốn nông dân khá lên, chúng ta cần áp dụng các giải pháp tổng hợp chứ không phải chỉ trông chờ vào giá lúa. Dù giá lúa có tăng 100% cũng không giải quyết hết các vấn đề của người nông dân.
Theo tôi, muốn nông dân khá lên, đầu tiên phải áp dụng các giải pháp như bỏ bớt mười mấy khoản thu như phí an ninh quốc phòng, phí giao thông, phí thuỷ lợi... Nhà nước nên hỗ trợ các loại phí này để nông dân có điều kiện tập trung sản xuất.
Ngoài ra, Nhà nước nên cho nông dân vay vốn sản xuất lúa không tính lãi hoặc với lãi suất ưu đãi, với những giải pháp như vậy người nông dân mới đủ sống chứ đừng nói khá, vì mỗi hộ có 4 -5 nhân khẩu mà chỉ có 4 -5 công đất thì làm sao giàu được.
Mặc dù có nhiều ý kiến phản đổi việc doanh nghiệp thu mua lúa gạo thông qua thương lái hay còn gọi là “hàng xáo”, vậy tại sao đến nay hệ thống này vẫn tồn tại, thưa ông?
Không chỉ với mặt hàng lúa gạo mà tất cả mọi thứ đều được buôn bán qua “hàng xáo”. Măt hàng khoai lang của chúng ta có diện tích không bao nhiêu nhưng vẫn qua “hàng xáo”. Rồi đến cà phê, mía... đều bán qua hệ thống này vì mỗi hội nông dân trung bình chỉ trồng khoảng 0,5 đến 1 ha mía nên không thể mua ghe để chở mía đi bán.
Tầng lớp trung gian này có khắp mọi nơi trên thế giới, ngay như một cường quốc xuất khẩu gạo là Thái Lan vẫn khẳng định có 80% sản lượng lúa gạo bán qua hệ thống thương lái.
Hiện nay bà con nông dân có xu hướng thu hoạch lúa xong bán lúa ngay tại ruộng, doanh nghiệp dù có cố gắng nhưng cũng khó có thể thu mua trực tiếp tại ruộng. Hơn nữa, hiện nay ngành nông nghiệp sản xuất theo lịch “né” rầy nên vụ thu hoạch rộ thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Do vậy, doanh nghiệp không có khả năng mua và sấy cùng lúc khối lượng lúa gạo quá lớn, cho nên chúng ta cần phải tận dụng sức dân, ở đây là hệ thống thương lái, qua đó tạo công ăn việc làm cho họ.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Xung quanh vấn đề trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Có 117 hồ sơ đủ điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, nhưng Nghị định 109 giới hạn chỉ có 100 đầu mối được cấp phép, và đang có 17 hồ sơ đủ điều kiện bị dôi ra. Liệu 17 doanh nghiệp này có còn cơ hội, thưa ông?
Tuy không được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo trong lần này nhưng 17 doanh nghiệp vẫn còn có cơ hội, vì trong quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo, nếu có doanh nghiệp vi phạm các quy định và bị rút giấy phép kinh doanh các doanh nghiệp còn lại sẽ được lựa chọn để thay thế, dựa vào ngày nộp hồ sơ của họ.
Các đầu mối xuất khẩu gạo nếu vi phạm một trong các điều kiện sau sẽ bị rút giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo: thứ nhất, khi kiểm tra lại, nếu cơ sở vật chất không đảm bảo; thứ hai, trong 1 năm không tham gia xuất khẩu gạo hoặc số lượng gạo xuất khẩu không đúng với quy định (10.000 tấn/năm); thứ ba, doanh nghiệp vi phạm các quy định của Nghị định 109 hoặc quy định của VFA.
17 doanh nghiệp này đang có giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo và đến ngày 30/9/2012 đã hết hạn, nhưng họ đã được Chính phủ gia hạn đến 31/12/2012. Sau khi hết hạn, 17 doanh nghiệp này không được xuất trực tiếp mà chỉ xuất uỷ thác cho các doanh nghiệp đầu mối hoặc làm cung ứng.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo “kêu” khó và có ý kiến cho rằng Chủ tịch VFA không ủng hộ với quy chế tạm trữ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại sao doanh nghiệp kêu khó và tại sao ông không ủng hộ quy chế tạm trữ?
Hiện nay các doanh nghiệp chủ lực còn tồn kho khá lớn do việc bắt buộc mua tạm trữ, kể cả lượng gạo mua tạm trữ giá cao từ vụ đông xuân đến nay vẫn còn. Mặt khác, giá xuất khẩu tại thời điểm này hơi thấp nên các doanh nghiệp có khó khăn.
Trên thực tế, các doanh nghiệp không mong muốn tạm trữ nhưng đây là trách nhiệm, hiện có những doanh nghiệp phải “ôm” gạo trong kho từ vụ đông xuân đến giờ, và đang “ôm” tiếp lượng gạo tạm trữ vụ hè thu.
Ý kiến cho rằng chúng tôi không đồng ý với quy chế tạm trữ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là không đúng.
Chúng tôi rất ủng hộ quy chế này nhưng có những điểm không phù hợp thì chúng tôi có trách nhiệm góp ý. Ví dụ, chúng ta bắt nông dân xây kho trữ lúa 10 tấn, nông dân nghèo lấy tiền đâu xây kho và đâu phải lúc nào cũng có lúa thừa để trữ. Yêu cầu nông dân phải trữ từ 10 tấn lúa trở lên, như vậy vô tình lại giúp cho người giàu, còn nông dân nghèo chỉ làm 4 – 5 công ruộng làm sao có đủ tiêu chí, như vậy bà con đâu có được hỗ trợ.
Tôi cho rằng muốn nông dân khá lên, chúng ta cần áp dụng các giải pháp tổng hợp chứ không phải chỉ trông chờ vào giá lúa. Dù giá lúa có tăng 100% cũng không giải quyết hết các vấn đề của người nông dân.
Theo tôi, muốn nông dân khá lên, đầu tiên phải áp dụng các giải pháp như bỏ bớt mười mấy khoản thu như phí an ninh quốc phòng, phí giao thông, phí thuỷ lợi... Nhà nước nên hỗ trợ các loại phí này để nông dân có điều kiện tập trung sản xuất.
Ngoài ra, Nhà nước nên cho nông dân vay vốn sản xuất lúa không tính lãi hoặc với lãi suất ưu đãi, với những giải pháp như vậy người nông dân mới đủ sống chứ đừng nói khá, vì mỗi hộ có 4 -5 nhân khẩu mà chỉ có 4 -5 công đất thì làm sao giàu được.
Mặc dù có nhiều ý kiến phản đổi việc doanh nghiệp thu mua lúa gạo thông qua thương lái hay còn gọi là “hàng xáo”, vậy tại sao đến nay hệ thống này vẫn tồn tại, thưa ông?
Không chỉ với mặt hàng lúa gạo mà tất cả mọi thứ đều được buôn bán qua “hàng xáo”. Măt hàng khoai lang của chúng ta có diện tích không bao nhiêu nhưng vẫn qua “hàng xáo”. Rồi đến cà phê, mía... đều bán qua hệ thống này vì mỗi hội nông dân trung bình chỉ trồng khoảng 0,5 đến 1 ha mía nên không thể mua ghe để chở mía đi bán.
Tầng lớp trung gian này có khắp mọi nơi trên thế giới, ngay như một cường quốc xuất khẩu gạo là Thái Lan vẫn khẳng định có 80% sản lượng lúa gạo bán qua hệ thống thương lái.
Hiện nay bà con nông dân có xu hướng thu hoạch lúa xong bán lúa ngay tại ruộng, doanh nghiệp dù có cố gắng nhưng cũng khó có thể thu mua trực tiếp tại ruộng. Hơn nữa, hiện nay ngành nông nghiệp sản xuất theo lịch “né” rầy nên vụ thu hoạch rộ thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Do vậy, doanh nghiệp không có khả năng mua và sấy cùng lúc khối lượng lúa gạo quá lớn, cho nên chúng ta cần phải tận dụng sức dân, ở đây là hệ thống thương lái, qua đó tạo công ăn việc làm cho họ.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)