“Sẽ đẩy lùi đôla hóa”
Theo Ngân hàng Nhà nước, mức độ đôla hóa ở Việt Nam hiện ở mức 21%, một tỷ lệ khá cao so với 9% ở Trung Quốc và 1% ở Thái Lan
Theo Ngân hàng Nhà nước, mức độ đôla hóa ở Việt Nam hiện là 21%, khá cao so với 9% ở Trung Quốc và 1% ở Thái Lan.
Dưới đây là cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này.
Thưa ông, tại sao đến bây giờ Ngân hàng Nhà nước mới đặt vấn đề một cách nghiêm túc hơn trong việc khắc phục tình trạng đôla hóa?
Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, bản thân đồng nội tệ có nhiều sự biến động giá trị và rất khó tránh khỏi hiện tượng đôla hóa.
Nhận thức rõ quá trình này, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ vai trò chủ trì xây dựng một đề án với lộ trình tổng thể nhằm đẩy lùi hiện tượng đôla hóa. Bên cạnh đó, đề án cũng hướng tới nâng cao tính chuyển đổi và tăng giá trị VND trong các giao dịch quốc tế.
Ông có thể cho biết rõ hơn một số nội dung của đề án này?
Trước đây, có ý kiến cho rằng, mọi khoản tiền từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam, kể cả khoản tiền cá nhân đều phải chuyển ra VND. Tuy nhiên, trên cơ sở cân nhắc thận trọng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã không thực hiện như vậy vì mới chỉ có thông tin như trên, đã làm cho luồng ngoại tệ đi vào bị giảm rõ rệt.
Vì thế, các biện pháp để thực hiện đề án đẩy lùi đôla hóa phải mang tính tổng thể và không nên sử dụng các biện pháp tức thời hay can thiệp hành chính.
Thứ hai, các biện pháp ở đây phải mang tính kinh tế, sao cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và đồng nội tệ có được nhiều niềm tin cao hơn từ người gửi tiền và doanh nghiệp.
Thứ ba, điều quan trọng là phải giảm chi phí trong giao dịch bằng VND so với giao dịch bằng USD, mới có tác dụng nâng cao tính chuyển đổi đồng nội tệ.
Thứ tư, cần phải nâng cao sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, ổn định tiền tệ và xã hội để giúp người dân tin tưởng hơn vào đồng nội tệ.
Cùng với đó là nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp để họ chuyển sang gửi tiền bằng VND nhiều hơn. Dĩ nhiên, dù có sử dụng nhiều biện pháp đến đau thì cũng rất khó loại bỏ hết hiện tượng đôla hóa trong một nền kinh tế.
Vấn đề khắc phục đôla hóa còn là trách nhiệm của các bộ ngành, vậy những bộ ngành nào có liên quan đến vấn đề này và họ phải làm gì?
Các chính sách về thương mại, tài chính, chi tiêu, đầu tư của Chính phủ cũng như đầu tư của doanh nghiệp sẽ phải theo hướng giảm dần sử dụng đôla hóa. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là các biện pháp phải thể hiện rõ chi phí lợi ích trong việc cất giữ, đầu tư, giao dịch mua bán hàng hóa thông qua USD cao hơn so với sử dụng VND thì đề án mới có hiệu quả.
Thưa ông, năm 2007, vốn FII vào Việt Nam lên tới 6,2 tỷ USD, ông nhận thấy mối liên hệ nào giữa dòng vốn này với áp lực đôla hóa tại Việt Nam?
Việc chúng ta mở cửa và hội nhập là một tất yếu và đem lại nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó, cũng để lại những tác động và chúng ta phải gánh chịu. Khi dòng vốn đầu tư và luồng ngoại tệ đổ vào quá nhiều so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế, sẽ làm cho lượng tiền gửi ngoại tệ tăng và hiện tượng đôla hóa tăng lên.
Đối mặt với vấn đề này cũng có nhiều lựa chọn. Trong điều kiện như vậy, quan điểm của Chính phủ là vẫn tiếp tục mua ngoại tệ, hấp thụ nguồn ngoại tệ đó ở một mức độ nhất định để đảm bảo cho sự ổn định của đồng tiền Việt Nam. Đồng thời, chúng ta cũng có biện pháp kiểm soát được lượng cung tiền đồng, tránh gây tác động xấu lên lạm phát. Thực tế này đã diễn ra trong 2007 và sẽ tiếp tục trong năm 2008.
Một ý kiến nêu rằng, nên cho phép nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản ngoại tệ mua cổ phiếu. Sau giao dịch, số ngoại tệ này được “găm” ở ngân hàng thương mại và nhu cầu doanh nghiệp sử dụng vốn đến đâu, ngân hàng thương mại chuyển đổi VND cho họ đến đó. Như vậy, không những tránh được đôla hóa, giảm lạm phát mà đồng vốn vẫn được sinh lời từ ngân hàng thương mại. Ông nghĩ sao về điều này?
Tôi biết đây là một đề xuất mới được nêu lên. Tuy nhiên, theo Pháp lệnh Ngoại hối, khi các khoản đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam thì phải thông qua một tài khoản đặc biệt và sau đó chuyển thành khoản đầu tư. Quy định này trong Pháp lệnh ngoại hối đã được cân nhắc kỹ, nhằm ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, giảm đôla hóa.
Tôi cho rằng, khi đã đầu tư vào Việt Nam thì cuối cùng, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nhu cầu rút vốn ra và đồng tiền đó vẫn trở về với giá trị đồng đôla. Mặt khác, nếu các khoản đầu tư bằng USD được giữ trên tài khoản thì các công cụ và phương tiện tài chính bằng USD tại Việt Nam chưa nhiều.
Chưa kể, trên thị trường tài chính, doanh nghiệp cũng không bán cổ phần, thu USD và Chính phủ cũng không thu bằng USD, vì thế nếu đầu tư bằng USD thì khả năng đầu tư sẽ không lớn.
Dưới đây là cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này.
Thưa ông, tại sao đến bây giờ Ngân hàng Nhà nước mới đặt vấn đề một cách nghiêm túc hơn trong việc khắc phục tình trạng đôla hóa?
Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, bản thân đồng nội tệ có nhiều sự biến động giá trị và rất khó tránh khỏi hiện tượng đôla hóa.
Nhận thức rõ quá trình này, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ vai trò chủ trì xây dựng một đề án với lộ trình tổng thể nhằm đẩy lùi hiện tượng đôla hóa. Bên cạnh đó, đề án cũng hướng tới nâng cao tính chuyển đổi và tăng giá trị VND trong các giao dịch quốc tế.
Ông có thể cho biết rõ hơn một số nội dung của đề án này?
Trước đây, có ý kiến cho rằng, mọi khoản tiền từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam, kể cả khoản tiền cá nhân đều phải chuyển ra VND. Tuy nhiên, trên cơ sở cân nhắc thận trọng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã không thực hiện như vậy vì mới chỉ có thông tin như trên, đã làm cho luồng ngoại tệ đi vào bị giảm rõ rệt.
Vì thế, các biện pháp để thực hiện đề án đẩy lùi đôla hóa phải mang tính tổng thể và không nên sử dụng các biện pháp tức thời hay can thiệp hành chính.
Thứ hai, các biện pháp ở đây phải mang tính kinh tế, sao cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và đồng nội tệ có được nhiều niềm tin cao hơn từ người gửi tiền và doanh nghiệp.
Thứ ba, điều quan trọng là phải giảm chi phí trong giao dịch bằng VND so với giao dịch bằng USD, mới có tác dụng nâng cao tính chuyển đổi đồng nội tệ.
Thứ tư, cần phải nâng cao sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, ổn định tiền tệ và xã hội để giúp người dân tin tưởng hơn vào đồng nội tệ.
Cùng với đó là nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp để họ chuyển sang gửi tiền bằng VND nhiều hơn. Dĩ nhiên, dù có sử dụng nhiều biện pháp đến đau thì cũng rất khó loại bỏ hết hiện tượng đôla hóa trong một nền kinh tế.
Vấn đề khắc phục đôla hóa còn là trách nhiệm của các bộ ngành, vậy những bộ ngành nào có liên quan đến vấn đề này và họ phải làm gì?
Các chính sách về thương mại, tài chính, chi tiêu, đầu tư của Chính phủ cũng như đầu tư của doanh nghiệp sẽ phải theo hướng giảm dần sử dụng đôla hóa. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là các biện pháp phải thể hiện rõ chi phí lợi ích trong việc cất giữ, đầu tư, giao dịch mua bán hàng hóa thông qua USD cao hơn so với sử dụng VND thì đề án mới có hiệu quả.
Thưa ông, năm 2007, vốn FII vào Việt Nam lên tới 6,2 tỷ USD, ông nhận thấy mối liên hệ nào giữa dòng vốn này với áp lực đôla hóa tại Việt Nam?
Việc chúng ta mở cửa và hội nhập là một tất yếu và đem lại nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó, cũng để lại những tác động và chúng ta phải gánh chịu. Khi dòng vốn đầu tư và luồng ngoại tệ đổ vào quá nhiều so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế, sẽ làm cho lượng tiền gửi ngoại tệ tăng và hiện tượng đôla hóa tăng lên.
Đối mặt với vấn đề này cũng có nhiều lựa chọn. Trong điều kiện như vậy, quan điểm của Chính phủ là vẫn tiếp tục mua ngoại tệ, hấp thụ nguồn ngoại tệ đó ở một mức độ nhất định để đảm bảo cho sự ổn định của đồng tiền Việt Nam. Đồng thời, chúng ta cũng có biện pháp kiểm soát được lượng cung tiền đồng, tránh gây tác động xấu lên lạm phát. Thực tế này đã diễn ra trong 2007 và sẽ tiếp tục trong năm 2008.
Một ý kiến nêu rằng, nên cho phép nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản ngoại tệ mua cổ phiếu. Sau giao dịch, số ngoại tệ này được “găm” ở ngân hàng thương mại và nhu cầu doanh nghiệp sử dụng vốn đến đâu, ngân hàng thương mại chuyển đổi VND cho họ đến đó. Như vậy, không những tránh được đôla hóa, giảm lạm phát mà đồng vốn vẫn được sinh lời từ ngân hàng thương mại. Ông nghĩ sao về điều này?
Tôi biết đây là một đề xuất mới được nêu lên. Tuy nhiên, theo Pháp lệnh Ngoại hối, khi các khoản đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam thì phải thông qua một tài khoản đặc biệt và sau đó chuyển thành khoản đầu tư. Quy định này trong Pháp lệnh ngoại hối đã được cân nhắc kỹ, nhằm ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, giảm đôla hóa.
Tôi cho rằng, khi đã đầu tư vào Việt Nam thì cuối cùng, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nhu cầu rút vốn ra và đồng tiền đó vẫn trở về với giá trị đồng đôla. Mặt khác, nếu các khoản đầu tư bằng USD được giữ trên tài khoản thì các công cụ và phương tiện tài chính bằng USD tại Việt Nam chưa nhiều.
Chưa kể, trên thị trường tài chính, doanh nghiệp cũng không bán cổ phần, thu USD và Chính phủ cũng không thu bằng USD, vì thế nếu đầu tư bằng USD thì khả năng đầu tư sẽ không lớn.