Sẽ đề nghị Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa tổ chức phiên họp toàn thể tại Hà Nội ngày 9/4
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa tổ chức phiên họp toàn thể tại Hà Nội ngày 9/4.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền, Thường trực Ủy ban đã nhất trí với nhận định của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2007, đặc biệt là trong hai tháng cuối năm 2007 và quý 1/2008 về tình trạng lạm phát tăng cao, nhập siêu cao, mất cân đối cán cân thương mại; tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng gấp đôi so với tốc độ tăng các năm trước…
Chính vì thế, theo ông Hiền, 5 vấn đề lớn sẽ được thảo luận trong phiên họp là: chỉ tiêu lạm phát, nhập siêu cao; vấn đề trong việc huy động vốn đầu tư; sự biến động của thị trường chứng khoán; công tác điều hành và việc tác động đến đời sống xã hội.
Từ việc tổng hợp các ý kiến trong buổi thảo luận, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội sẽ đề nghị Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, ngân sách năm 2008 và trình Quốc hội xem xét quyết định.
Tại sao lạm phát cao?
“Phát pháo” tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Hòa đã tóm tắt bản báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008.
Đó là việc vẫn giữ được mức tăng trưởng kinh tế khá, nhưng thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra; tốc độ tăng trưởng của công nghiệp quý 1/2008 thấp hơn nhiều so với quý 1/2007. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có khả năng không đạt được như kế hoạch đề ra: chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng cao; giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã bị đẩy lên cao gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân, nhập siêu tiếp tục tăng, đầu tu phát triển đang gặp nhiều khó khăn…
Theo Ủy ban Kinh tế, năm 2007 có 5/23 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đặt ra, nhưng trong đó lại có 2 chỉ tiêu rất quan trọng là chỉ số tiêu dùng và kim ngạch nhập khẩu. Việc không đạt được 2 chỉ tiêu này đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của đại bộ phận nhân dân và sản xuất của các doanh nghiệp.
Một số đại biểu đặt vấn đề: tại sao các nước trong khu vực cùng chịu ảnh hưởng từ lạm phát, nhưng tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam lại cao hơn?
Theo ông Trần Đình Thiên, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, lạm phát có nguyên nhân lớn từ việc đầu tư, chi tiêu công không hiệu quả. "Ở Việt Nam có nhiều con đường chỉ sau một thời gian xây dựng là lồi lõm, lại phải lấy tiền công ra sửa chữa, đào lấp. Trong khi cũng với số tiền đó, ở nước ngoài lại xây được những con đường rất đẹp và có giá trị sử dụng lâu dài", ông Thiên lấy ví dụ cụ thể.
Nhiều đại biểu còn cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trong là do việc duy trì tỷ lệ tăng cung tiền cao, kéo dài trong nhiều năm liền (khoảng 5%). Mức này, mặc dù trong sự cho phép của Quốc hội, song vẫn làm tích luỹ các nguy cơ bất ổn về tiền tệ.
“Ngân hàng Nhà nước đã bơm tiền phình ra để rồi khi thu lại thì không kéo về kịp, làm tăng phương tiện thanh toán”, TS. Cao Sỹ Kiêm, Phó ban Kinh tế Trung ương Đảng nhấn mạnh. Bên cạnh đó, các đợt tăng lương danh nghĩa hàng năm cũng đã tạo yếu tố tâm lý tăng giá...
Phải quản lý bằng những chỉ tiêu cụ thể
Theo nhiều đại biểu, mặc dù Chính phủ đã đưa ra những nhóm giải pháp khá đầy đủ, chi tiết và toàn diện, nhưng để việc thực hiện được khả thi, trong công tác điều hành cần sự cụ thể hóa một cách cụ thể các chỉ tiêu.
Đơn cử như vấn đề nhập siêu, các đại biểu cho rằng, nhập siêu trong thời gian qua tập trung ở doanh nghiệp trong nước và của nhà nước, chủ yếu là nhập các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho việc sản xuất tiêu dùng trong nước nhưng năng suất hiệu quả lại không tương xứng. Vì vậy, cần đánh giá, xem xét chi tiêt nên nhập cái gì, nhập với số lượng bao nhiêu, nguồn vốn thế nào, đem lại hiệu quả kinh tế, hội nhập ra sao, phải có mục tiêu cụ thể và người chịu trách nhiệm cụ thể.
Ngoài ra, các vấn đề lớn như việc cắt giảm chi tiêu công, đầu tư công; chính sách tiền tệ, các mục tiêu kinh tế; ngay cả việc đánh giá, dự báo tình trạng lạm phát, biến động của nền kinh tế thế giới và sự tác động tới nền kinh tế - xã hội trong nước… cũng phải được cụ thể hóa bằng các con số cụ thể, phù hợp với kinh tế thị trường và phải được giám sát nghiêm túc.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền, Thường trực Ủy ban đã nhất trí với nhận định của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2007, đặc biệt là trong hai tháng cuối năm 2007 và quý 1/2008 về tình trạng lạm phát tăng cao, nhập siêu cao, mất cân đối cán cân thương mại; tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng gấp đôi so với tốc độ tăng các năm trước…
Chính vì thế, theo ông Hiền, 5 vấn đề lớn sẽ được thảo luận trong phiên họp là: chỉ tiêu lạm phát, nhập siêu cao; vấn đề trong việc huy động vốn đầu tư; sự biến động của thị trường chứng khoán; công tác điều hành và việc tác động đến đời sống xã hội.
Từ việc tổng hợp các ý kiến trong buổi thảo luận, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội sẽ đề nghị Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, ngân sách năm 2008 và trình Quốc hội xem xét quyết định.
Tại sao lạm phát cao?
“Phát pháo” tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Hòa đã tóm tắt bản báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008.
Đó là việc vẫn giữ được mức tăng trưởng kinh tế khá, nhưng thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra; tốc độ tăng trưởng của công nghiệp quý 1/2008 thấp hơn nhiều so với quý 1/2007. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có khả năng không đạt được như kế hoạch đề ra: chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng cao; giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã bị đẩy lên cao gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân, nhập siêu tiếp tục tăng, đầu tu phát triển đang gặp nhiều khó khăn…
Theo Ủy ban Kinh tế, năm 2007 có 5/23 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đặt ra, nhưng trong đó lại có 2 chỉ tiêu rất quan trọng là chỉ số tiêu dùng và kim ngạch nhập khẩu. Việc không đạt được 2 chỉ tiêu này đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của đại bộ phận nhân dân và sản xuất của các doanh nghiệp.
Một số đại biểu đặt vấn đề: tại sao các nước trong khu vực cùng chịu ảnh hưởng từ lạm phát, nhưng tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam lại cao hơn?
Theo ông Trần Đình Thiên, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, lạm phát có nguyên nhân lớn từ việc đầu tư, chi tiêu công không hiệu quả. "Ở Việt Nam có nhiều con đường chỉ sau một thời gian xây dựng là lồi lõm, lại phải lấy tiền công ra sửa chữa, đào lấp. Trong khi cũng với số tiền đó, ở nước ngoài lại xây được những con đường rất đẹp và có giá trị sử dụng lâu dài", ông Thiên lấy ví dụ cụ thể.
Nhiều đại biểu còn cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trong là do việc duy trì tỷ lệ tăng cung tiền cao, kéo dài trong nhiều năm liền (khoảng 5%). Mức này, mặc dù trong sự cho phép của Quốc hội, song vẫn làm tích luỹ các nguy cơ bất ổn về tiền tệ.
“Ngân hàng Nhà nước đã bơm tiền phình ra để rồi khi thu lại thì không kéo về kịp, làm tăng phương tiện thanh toán”, TS. Cao Sỹ Kiêm, Phó ban Kinh tế Trung ương Đảng nhấn mạnh. Bên cạnh đó, các đợt tăng lương danh nghĩa hàng năm cũng đã tạo yếu tố tâm lý tăng giá...
Phải quản lý bằng những chỉ tiêu cụ thể
Theo nhiều đại biểu, mặc dù Chính phủ đã đưa ra những nhóm giải pháp khá đầy đủ, chi tiết và toàn diện, nhưng để việc thực hiện được khả thi, trong công tác điều hành cần sự cụ thể hóa một cách cụ thể các chỉ tiêu.
Đơn cử như vấn đề nhập siêu, các đại biểu cho rằng, nhập siêu trong thời gian qua tập trung ở doanh nghiệp trong nước và của nhà nước, chủ yếu là nhập các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho việc sản xuất tiêu dùng trong nước nhưng năng suất hiệu quả lại không tương xứng. Vì vậy, cần đánh giá, xem xét chi tiêt nên nhập cái gì, nhập với số lượng bao nhiêu, nguồn vốn thế nào, đem lại hiệu quả kinh tế, hội nhập ra sao, phải có mục tiêu cụ thể và người chịu trách nhiệm cụ thể.
Ngoài ra, các vấn đề lớn như việc cắt giảm chi tiêu công, đầu tư công; chính sách tiền tệ, các mục tiêu kinh tế; ngay cả việc đánh giá, dự báo tình trạng lạm phát, biến động của nền kinh tế thế giới và sự tác động tới nền kinh tế - xã hội trong nước… cũng phải được cụ thể hóa bằng các con số cụ thể, phù hợp với kinh tế thị trường và phải được giám sát nghiêm túc.