Sẽ “giám sát bùn đỏ” ngay khi Quốc hội đang họp
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Nghiêm Vũ Khải nói về kế hoạch giám sát việc xử lý bùn đỏ
Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường và các bộ liên quan dự kiến sẽ thực hiện việc giám sát về vấn đề bùn đỏ tại các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, ngay trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ tám của Quốc hội.
Thông tin này đã được Phó chủ nhiệm Ủy ban, đại biểu Nghiêm Vũ Khải, trao đổi với báo chí chiều 21/10, trước nhiều quan ngại của đại biểu Quốc hội về vấn đề môi trường của các dự án bauxite Tây Nguyên sau thảm họa bùn đỏ tại Hungary.
Ông Khải cho biết, việc giám sát nội dung trên đã được thực hiện từ năm ngoái và năm nay cũng đã nằm trong kế hoạch của Ủy ban. Nhưng trước sự cố bùn đỏ của Hungary thì sẽ tranh thủ thực hiện ngay tại kỳ họp này, khi Quốc hội được nghỉ hai ngày cuối tuần.
“Tôi đã trao đổi với một số cơ quan và họ nói đây là vấn đề phức tạp nên nhiều vấn đề cần làm rõ. Quan điểm của tôi là khi dự án chưa vận hành thì còn có điều kiện khắc phục, còn sau đó thì khó rồi”.
Tuy nhiên, theo ông Khải, “thực ra sự cố bùn đỏ là sự cảnh báo, cần xem xét vấn đề hết sức bình tĩnh, với tinh thần trách nhiệm rất cao, không quá hoảng hốt, nhưng mà không quá xem thường”.
Thưa ông, qua các đợt giám sát trước đây, ông có yên tâm về thiết kế của các hồ chứa bùn đỏ tại Tây Nguyên?
Nếu không nhầm thì tháng 4/2009, tôi có dự cuộc họp mà Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công Thương yêu cầu TKV (chủ đầu tư) thiết kế hồ chứa bùn đỏ đảm bảo yêu cầu, không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Trong đó có vấn đề chọn địa điểm cho đúng, không có đứt gẫy, thấm nước, thiết kế chắc chắn, đủ vững chắc, chống được ăn mòn vì độ ăn mòn của bùn đỏ rất lớn, nên phải đảm bảo chất lượng. Sau đó phải đảm bảo vận hành cho tốt, phải tính cả chuyện như ở Tây Nguyên thì rừng mất nhiều rồi, biến đổi khí hậu phức tạp, mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn, vì thế khả năng tràn và vỡ rất nhiều, mà nếu không vỡ thì tràn cũng để lại hậu quả chả khác gì vỡ đập cả. Vì thế cần thiết kế sao cho khi nước lũ tràn về phải có lối thoát và không tràn vào hồ chứa đẩy bùn đỏ ra ngoài.
Năm ngoái, sau khi đi giám sát ông cũng có trao đổi là vấn đề bùn đỏ rất đáng lo?
Chỉ đạo của Phó thủ tướng rất rõ ràng, xuất phát từ sự lắng nghe ý kiến của đại biểu Quốc hội và các chuyên gia tâm huyết với đất nước, lo lắng cho Tây Nguyên - mái nhà của Đông dương.
Chỉ đạo như thế là rõ rồi, còn thực hiện như thế nào thì chưa kết luận được, sẽ phải đi kiểm tra và nghe báo cáo chính thức và có ý kiến sau hai tuần nữa.
Vấn đề thủy tụ và địa chất đứt gãy của Tây Nguyên là hiện tượng có thật và đã gây ra nhiều quan ngại, thưa ông?
Địa chất Tây Nguyên khá bền vững nhưng không ai có thể khẳng định là không xảy ra động đất. Cho nên nếu không có kế hoạch sử dụng, bùn đỏ thì nó tồn tại rất lâu. Để nó khô thành bụi thì cũng độc hại, tràn cũng độc hại nên chọn vị trí là rất quan trọng. Không nên đặt vào thung lũng chứa nước, còn nếu đặt ở thung lũng bao bọc bởi núi đá tự nhiên mà không có độ nứt, tràn, ẩm thì cũng không biết thế nào. Nên việc chọn vị trí rất quan trọng, tuy nhiên đây cũng là bài toán tổng hợp về kinh tế.
Vậy đến thời điểm này thì điều gì khiến ông lo ngại nhất?
Lo nhất là mưa lớn, còn khả năng động đất thì thấp. Nhưng mưa như vừa rồi ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An... thì không lường được là sẽ như thế nào.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng chôn bùn đỏ vĩnh viễn cũng đồng nghĩa với rủi ro vĩnh viễn?
Theo tôi thì vẫn có giải pháp tương đối an toàn, chất thải phóng xạ còn được xử lý bằng chôn vĩnh viễn cơ mà. Nếu lấp cẩn thận thì tương đối bảo đảm. Nhưng như tôi đã nói thì còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, kỹ thuật chôn lấp.
Ông có cho rằng cần có cần cơ quan giám sát độc lập việc xử lý bùn đỏ?
Việc đó chỉ dành cho một số dự án xây dựng lớn, thực hiện trong thời gian ngắn. Còn xử lý bùn đỏ trong hàng chục năm thì thuộc về trách nhiệm của chủ dự án và chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước. Nếu các cơ quan hữu quan làm tốt thì không cần cơ quan độc lập.
Vậy ông có tin là các cơ quan sẽ làm tốt chức trách của mình trong công việc hết sức quan trọng đó?
Là đại biểu Quốc hội thì tôi không thể không tin, nhưng như thế không có nghĩa là phó thác hay khoán trắng cho người ta.
Nhưng thưa ông, có đại biểu cho rằng Hungary là nước có công nghệ khá cao mà vẫn để xảy ra như thế, còn nước ta công nghệ còn lạc hậu và khả năng quản lý chưa cao...
Như tôi đã nói, đó là sự cảnh báo.
Thông tin này đã được Phó chủ nhiệm Ủy ban, đại biểu Nghiêm Vũ Khải, trao đổi với báo chí chiều 21/10, trước nhiều quan ngại của đại biểu Quốc hội về vấn đề môi trường của các dự án bauxite Tây Nguyên sau thảm họa bùn đỏ tại Hungary.
Ông Khải cho biết, việc giám sát nội dung trên đã được thực hiện từ năm ngoái và năm nay cũng đã nằm trong kế hoạch của Ủy ban. Nhưng trước sự cố bùn đỏ của Hungary thì sẽ tranh thủ thực hiện ngay tại kỳ họp này, khi Quốc hội được nghỉ hai ngày cuối tuần.
“Tôi đã trao đổi với một số cơ quan và họ nói đây là vấn đề phức tạp nên nhiều vấn đề cần làm rõ. Quan điểm của tôi là khi dự án chưa vận hành thì còn có điều kiện khắc phục, còn sau đó thì khó rồi”.
Tuy nhiên, theo ông Khải, “thực ra sự cố bùn đỏ là sự cảnh báo, cần xem xét vấn đề hết sức bình tĩnh, với tinh thần trách nhiệm rất cao, không quá hoảng hốt, nhưng mà không quá xem thường”.
Thưa ông, qua các đợt giám sát trước đây, ông có yên tâm về thiết kế của các hồ chứa bùn đỏ tại Tây Nguyên?
Nếu không nhầm thì tháng 4/2009, tôi có dự cuộc họp mà Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công Thương yêu cầu TKV (chủ đầu tư) thiết kế hồ chứa bùn đỏ đảm bảo yêu cầu, không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Trong đó có vấn đề chọn địa điểm cho đúng, không có đứt gẫy, thấm nước, thiết kế chắc chắn, đủ vững chắc, chống được ăn mòn vì độ ăn mòn của bùn đỏ rất lớn, nên phải đảm bảo chất lượng. Sau đó phải đảm bảo vận hành cho tốt, phải tính cả chuyện như ở Tây Nguyên thì rừng mất nhiều rồi, biến đổi khí hậu phức tạp, mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn, vì thế khả năng tràn và vỡ rất nhiều, mà nếu không vỡ thì tràn cũng để lại hậu quả chả khác gì vỡ đập cả. Vì thế cần thiết kế sao cho khi nước lũ tràn về phải có lối thoát và không tràn vào hồ chứa đẩy bùn đỏ ra ngoài.
Năm ngoái, sau khi đi giám sát ông cũng có trao đổi là vấn đề bùn đỏ rất đáng lo?
Chỉ đạo của Phó thủ tướng rất rõ ràng, xuất phát từ sự lắng nghe ý kiến của đại biểu Quốc hội và các chuyên gia tâm huyết với đất nước, lo lắng cho Tây Nguyên - mái nhà của Đông dương.
Chỉ đạo như thế là rõ rồi, còn thực hiện như thế nào thì chưa kết luận được, sẽ phải đi kiểm tra và nghe báo cáo chính thức và có ý kiến sau hai tuần nữa.
Vấn đề thủy tụ và địa chất đứt gãy của Tây Nguyên là hiện tượng có thật và đã gây ra nhiều quan ngại, thưa ông?
Địa chất Tây Nguyên khá bền vững nhưng không ai có thể khẳng định là không xảy ra động đất. Cho nên nếu không có kế hoạch sử dụng, bùn đỏ thì nó tồn tại rất lâu. Để nó khô thành bụi thì cũng độc hại, tràn cũng độc hại nên chọn vị trí là rất quan trọng. Không nên đặt vào thung lũng chứa nước, còn nếu đặt ở thung lũng bao bọc bởi núi đá tự nhiên mà không có độ nứt, tràn, ẩm thì cũng không biết thế nào. Nên việc chọn vị trí rất quan trọng, tuy nhiên đây cũng là bài toán tổng hợp về kinh tế.
Vậy đến thời điểm này thì điều gì khiến ông lo ngại nhất?
Lo nhất là mưa lớn, còn khả năng động đất thì thấp. Nhưng mưa như vừa rồi ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An... thì không lường được là sẽ như thế nào.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng chôn bùn đỏ vĩnh viễn cũng đồng nghĩa với rủi ro vĩnh viễn?
Theo tôi thì vẫn có giải pháp tương đối an toàn, chất thải phóng xạ còn được xử lý bằng chôn vĩnh viễn cơ mà. Nếu lấp cẩn thận thì tương đối bảo đảm. Nhưng như tôi đã nói thì còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, kỹ thuật chôn lấp.
Ông có cho rằng cần có cần cơ quan giám sát độc lập việc xử lý bùn đỏ?
Việc đó chỉ dành cho một số dự án xây dựng lớn, thực hiện trong thời gian ngắn. Còn xử lý bùn đỏ trong hàng chục năm thì thuộc về trách nhiệm của chủ dự án và chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước. Nếu các cơ quan hữu quan làm tốt thì không cần cơ quan độc lập.
Vậy ông có tin là các cơ quan sẽ làm tốt chức trách của mình trong công việc hết sức quan trọng đó?
Là đại biểu Quốc hội thì tôi không thể không tin, nhưng như thế không có nghĩa là phó thác hay khoán trắng cho người ta.
Nhưng thưa ông, có đại biểu cho rằng Hungary là nước có công nghệ khá cao mà vẫn để xảy ra như thế, còn nước ta công nghệ còn lạc hậu và khả năng quản lý chưa cao...
Như tôi đã nói, đó là sự cảnh báo.