Sẽ giám sát trường đại học “mượn” thầy
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói về giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2010
Chiều 29/10, Quốc hội đã bắt đầu cho ý kiến về dự kiến chương trình giám sát tối cao năm 2010.
Sáng cùng ngày, trao đổi với báo giới, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất với Quốc hội hai nội dung, trong đó có việc “thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với các hệ giáo dục cao đẳng, đại học, sau đại học”.
Thưa ông, nội dung giám sát năm 2010 của Quốc hội sẽ tập trung vào những vấn đề gì?
Có 2 nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn, dự kiến và trình ra Quốc hội, chắc Quốc hội cũng đồng ý. Nội dung thứ nhất là xoay quanh vấn đề thực hiện quy định chính sách pháp luật về việc thành lập trường, đầu tư và chất lượng đào tạo trong hệ cao đẳng, đại học, sau đại học.
Hiện nay dư luận xã hội rất bức xúc về việc thành lập trường, nâng cấp trường thành đại học nhiều quá. Trường thành lập rồi nhưng thầy vẫn đi mượn, lên lớp giảng cứ chạy sô như đi hát; điều kiện giảng dạy thì không đủ, giáo trình, phòng thí nghiệm không đảm bảo.
Chất lượng đào tạo thì quá rõ, có khi cấp ba đã học bổ túc lên đến đại học tại chức, thạc sỹ tại chức, tiến sỹ cũng… tại chức.
Chuyên đề giám sát thứ hai cho năm tới là Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 .
Thưa Phó chủ tịch, trước kỳ họp có nhiều đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát gói kích cầu. Thảo luận tại hội trường cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ đã "vượt quyền" khi không trình Quốc hội chủ trương đó?
Vấn đề này Ủy ban Kinh tế đã giám sát và báo cáo gửi đến từng đại biểu. Việc đó cũng không đến tầm cỡ Quốc hội phải xem xét. Quốc hội đã chọn phạm vi giám sát rộng hơn, có tầm ảnh hưởng lớn hơn.
Còn về quyền hạn thì hôm qua tôi có nói ý để các bộ trưởng tự trả lời, xã hội tự đánh giá, đó là vấn đề quy trình và thẩm quyền. Tôi nói đi nói lại việc đó. Phải giải thích tại sao có việc này, kể cả chi vượt, chi nhiều,...trong đó rất chú ý quy trình, thủ tục thẩm quyền.
Vậy sang năm 2010, cách thức giám sát có được đổi mới không, thưa ông? Cơ chế hậu giám sát liệu có được cải thiện?
Quốc hội cũng đang bàn để giám sát có thể đi vào gốc lõi vấn đề, nhìn nhận sự việc thật khách quan. Còn để nâng cao hiệu quả thì sau mình phải sửa luật. Theo quy định của Luật hiện nay các cơ quan dân cử giám sát mang tính khuyến nghị, các cơ quan chịu trách nhiệm thấy đúng thì phải thực hiện, nếu không thực hiện đúng, thực hiện tồi tệ thì phải có thiết chế về miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tuy nhiên chúng ta chưa thực hiện quyết liệt việc này.
Lợi nhuận để lại tại Petro Vietnam vẫn phải báo cáo Quốc hội
Thưa Phó chủ tịch, tại phiên thảo luận về ngân sách, một số ý kiến cho rằng giữ lại 50% lợi nhuận cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam là không đúng quy định?
Cách đây 3 năm phần lớn số tiền để lại thì Quốc hội không để mắt đến. Nhưng từ 3 năm trở lại đây thì năm nào cũng phải báo cáo Quốc hội, thu được bao nhiêu trong phần khai thác dầu chung giữa mình với Malaysia, bao nhiêu đưa vào cân đối, bao nhiêu quản lý trong ngân sách, phương thức quản lý thế nào, đầu tư vào đâu đều phải báo cáo hết.
Giờ mình muốn xây dựng một vài đơn vị kinh tế, trong đó Nhà nước là chủ công phải mạnh thì mới có hiệu lực tốt nên có chủ trương thế.
Nhưng đại biểu vẫn băn khoăn để lại 50% lợi nhuận như vậy không biết theo quy định nào?
Việc này được công bố công khai mà.
Vậy còn việc Petro Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 3 tỉ USD mà không thông qua Quốc hội thì sao, thưa ông?
Quốc hội chỉ quản lý trong trường hợp doanh nghiệp đầu tư, sử dụng quy mô tiền tới mức ấy nhưng trong đó, số vốn Nhà nước phải chiếm từ 20% trở lên. Còn doanh nghiệp tự đầu tư, tự kinh doanh, tự hợp vốn, tự chịu trách nhiệm… là việc của họ. Ở đây trong khoản tiền đó có một phần vốn Nhà nước nhưng chưa đến 20%. Còn doanh nghiệp tự đầu tư, tự chịu trách nhiệm...
Sáng cùng ngày, trao đổi với báo giới, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất với Quốc hội hai nội dung, trong đó có việc “thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với các hệ giáo dục cao đẳng, đại học, sau đại học”.
Thưa ông, nội dung giám sát năm 2010 của Quốc hội sẽ tập trung vào những vấn đề gì?
Có 2 nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn, dự kiến và trình ra Quốc hội, chắc Quốc hội cũng đồng ý. Nội dung thứ nhất là xoay quanh vấn đề thực hiện quy định chính sách pháp luật về việc thành lập trường, đầu tư và chất lượng đào tạo trong hệ cao đẳng, đại học, sau đại học.
Hiện nay dư luận xã hội rất bức xúc về việc thành lập trường, nâng cấp trường thành đại học nhiều quá. Trường thành lập rồi nhưng thầy vẫn đi mượn, lên lớp giảng cứ chạy sô như đi hát; điều kiện giảng dạy thì không đủ, giáo trình, phòng thí nghiệm không đảm bảo.
Chất lượng đào tạo thì quá rõ, có khi cấp ba đã học bổ túc lên đến đại học tại chức, thạc sỹ tại chức, tiến sỹ cũng… tại chức.
Chuyên đề giám sát thứ hai cho năm tới là Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 .
Thưa Phó chủ tịch, trước kỳ họp có nhiều đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát gói kích cầu. Thảo luận tại hội trường cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ đã "vượt quyền" khi không trình Quốc hội chủ trương đó?
Vấn đề này Ủy ban Kinh tế đã giám sát và báo cáo gửi đến từng đại biểu. Việc đó cũng không đến tầm cỡ Quốc hội phải xem xét. Quốc hội đã chọn phạm vi giám sát rộng hơn, có tầm ảnh hưởng lớn hơn.
Còn về quyền hạn thì hôm qua tôi có nói ý để các bộ trưởng tự trả lời, xã hội tự đánh giá, đó là vấn đề quy trình và thẩm quyền. Tôi nói đi nói lại việc đó. Phải giải thích tại sao có việc này, kể cả chi vượt, chi nhiều,...trong đó rất chú ý quy trình, thủ tục thẩm quyền.
Vậy sang năm 2010, cách thức giám sát có được đổi mới không, thưa ông? Cơ chế hậu giám sát liệu có được cải thiện?
Quốc hội cũng đang bàn để giám sát có thể đi vào gốc lõi vấn đề, nhìn nhận sự việc thật khách quan. Còn để nâng cao hiệu quả thì sau mình phải sửa luật. Theo quy định của Luật hiện nay các cơ quan dân cử giám sát mang tính khuyến nghị, các cơ quan chịu trách nhiệm thấy đúng thì phải thực hiện, nếu không thực hiện đúng, thực hiện tồi tệ thì phải có thiết chế về miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tuy nhiên chúng ta chưa thực hiện quyết liệt việc này.
Lợi nhuận để lại tại Petro Vietnam vẫn phải báo cáo Quốc hội
Thưa Phó chủ tịch, tại phiên thảo luận về ngân sách, một số ý kiến cho rằng giữ lại 50% lợi nhuận cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam là không đúng quy định?
Cách đây 3 năm phần lớn số tiền để lại thì Quốc hội không để mắt đến. Nhưng từ 3 năm trở lại đây thì năm nào cũng phải báo cáo Quốc hội, thu được bao nhiêu trong phần khai thác dầu chung giữa mình với Malaysia, bao nhiêu đưa vào cân đối, bao nhiêu quản lý trong ngân sách, phương thức quản lý thế nào, đầu tư vào đâu đều phải báo cáo hết.
Giờ mình muốn xây dựng một vài đơn vị kinh tế, trong đó Nhà nước là chủ công phải mạnh thì mới có hiệu lực tốt nên có chủ trương thế.
Nhưng đại biểu vẫn băn khoăn để lại 50% lợi nhuận như vậy không biết theo quy định nào?
Việc này được công bố công khai mà.
Vậy còn việc Petro Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 3 tỉ USD mà không thông qua Quốc hội thì sao, thưa ông?
Quốc hội chỉ quản lý trong trường hợp doanh nghiệp đầu tư, sử dụng quy mô tiền tới mức ấy nhưng trong đó, số vốn Nhà nước phải chiếm từ 20% trở lên. Còn doanh nghiệp tự đầu tư, tự kinh doanh, tự hợp vốn, tự chịu trách nhiệm… là việc của họ. Ở đây trong khoản tiền đó có một phần vốn Nhà nước nhưng chưa đến 20%. Còn doanh nghiệp tự đầu tư, tự chịu trách nhiệm...