Giám sát đại học sẽ không còn là “đặc quyền” của Bộ?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
Giao quyền cho ủy ban nhân dân các cấp giám sát hiệu quả, chất lượng hoạt động của trường đại học được coi là sửa đổi “có tính cách mạng” Luật Giáo dục.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh điều này trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 3/10.
Theo phân cấp hiện nay thì các sở giáo dục và đào tạo không vào được các trường đại học, giám sát đại học là đặc quyền của Bộ. Song, với 376 trường đại học rải khắp các tỉnh thì bộ không thể nào kiểm tra được. “Nếu kiểm tra một tuần hai trường thì mất 3,5 năm mới hết 1 vòng. Đến tên hiệu trưởng còn không thuộc hết thì làm sao giám sát”, Bộ trưởng giải trình.
Bởi vậy, dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục sẽ đẩy mạnh phân cấp cho địa phương. Việc kiểm tra, giám sát hiệu quả, chất lượng hoạt động các trường đại học, cao đẳng sẽ do ủy ban nhân dân các cấp đảm nhiệm dựa trên các quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Bộ trưởng nêu rõ.
Liên quan đến phân cấp quản lý giáo dục cũng là những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận.
Mặc dù cơ quan thẩm tra chưa tán thành, song thảo luận tại phiên họp thứ 23, nhiều ý kiến đã ủng hộ việc sửa đổi theo hướng giao thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học từ Thủ tướng cho Bộ trưởng.
Tại báo cáo thẩm tra dự luật trình bày trước Thường vụ sáng 3/10, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên thiếu niên và nhi đồng đề nghị xem xét vấn đề phân cấp quản lý giáo dục một cách toàn diện hơn.
Ủy ban đề nghị cần phân định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành hữu quan và địa phương, cơ sở theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm cho địa phương, cơ sở giáo dục nhiều hơn, nhất là các trường đại học.
Tiếp thu ý kiến này, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng việc phân cấp là tất yếu và phù hợp với xu thế chung.
Cũng theo Bộ trưởng, dự luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này, sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 30 nội dung liên quan đến 25 điều trong tổng số 120 điều của Luật Giáo dục hiện hành.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh điều này trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 3/10.
Theo phân cấp hiện nay thì các sở giáo dục và đào tạo không vào được các trường đại học, giám sát đại học là đặc quyền của Bộ. Song, với 376 trường đại học rải khắp các tỉnh thì bộ không thể nào kiểm tra được. “Nếu kiểm tra một tuần hai trường thì mất 3,5 năm mới hết 1 vòng. Đến tên hiệu trưởng còn không thuộc hết thì làm sao giám sát”, Bộ trưởng giải trình.
Bởi vậy, dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục sẽ đẩy mạnh phân cấp cho địa phương. Việc kiểm tra, giám sát hiệu quả, chất lượng hoạt động các trường đại học, cao đẳng sẽ do ủy ban nhân dân các cấp đảm nhiệm dựa trên các quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Bộ trưởng nêu rõ.
Liên quan đến phân cấp quản lý giáo dục cũng là những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận.
Mặc dù cơ quan thẩm tra chưa tán thành, song thảo luận tại phiên họp thứ 23, nhiều ý kiến đã ủng hộ việc sửa đổi theo hướng giao thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học từ Thủ tướng cho Bộ trưởng.
Tại báo cáo thẩm tra dự luật trình bày trước Thường vụ sáng 3/10, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên thiếu niên và nhi đồng đề nghị xem xét vấn đề phân cấp quản lý giáo dục một cách toàn diện hơn.
Ủy ban đề nghị cần phân định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành hữu quan và địa phương, cơ sở theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm cho địa phương, cơ sở giáo dục nhiều hơn, nhất là các trường đại học.
Tiếp thu ý kiến này, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng việc phân cấp là tất yếu và phù hợp với xu thế chung.
Cũng theo Bộ trưởng, dự luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này, sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 30 nội dung liên quan đến 25 điều trong tổng số 120 điều của Luật Giáo dục hiện hành.