Sẽ hoàn thuế cho người nước ngoài như thế nào?
Từ 1/7/2012, Việt Nam sẽ thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam
Từ ngày 1/7/2012 đến 30/6/2014, Việt Nam sẽ thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Về việc triển khai chính sách này, ông Vũ Văn Trường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết:
“Theo thống kê, hàng năm có 6 triệu khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, mỗi người chỉ tiêu 200 USD tiền hàng, thì khoản thu tổng cộng là 1,2 tỷ USD (hoàn thuế 10% VAT thu được 120 triệu USD).
Giả sử khoản thu này là thật, sẽ tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, theo tập quán quốc tế, Việt Nam không có quyền đánh thuế hàng hóa tiêu dùng của nước ngoài. Hơn nữa, 120 triệu USD tiền hoàn thuế VAT không thuộc quyền đánh thuế của Chính phủ Việt Nam, mà chúng ta chỉ thu của người bán hàng và ra sân bay trả lại cho họ.
Từ ngày 1/7/2012 đến 30/6/2014, sẽ áp dụng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Theo đó, những khách nước ngoài khi mua hàng tại Việt Nam sẽ được hoàn lại 85% số tiền thuế VAT mà khách nước ngoài phải chịu khi mua hàng hóa tại Việt Nam. 15% còn lại là phí hoàn thuế ngân hàng thương mại được hưởng khi thực hiện dịch vụ thanh toán.
Việc hoàn thuế này liên quan đến đầu ra, đầu vào nên cần có bước đi theo lộ trình và áp dụng thí điểm ở từng địa phương”.
Thưa ông, mục tiêu lớn nhất của việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài là gì?
Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 05, mục tiêu lớn nhất là thực hiện chiến lược du lịch, phát triển kinh tế của đất nước, đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người lao động cũng như Nhà nước khi hoàn thuế cho người nước ngoài.
Chúng ta thực hiện hoàn thuế cho người nước ngoài sẽ góp phần làm cho tính cạnh tranh hàng hóa Việt Nam tăng lên, tăng khách du lịch đến cũng như tăng được kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nền kinh tế nói chung.
Còn doanh nghiệp tham gia chương trình được hưởng lợi gì từ chính sách này?
Về phía doanh nghiệp, khi khách nước ngoài hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ kích thích doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn. Ngành thuế, hải quan, tài chính nói chung giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, chi phí tiếp thị…
Tại sao không tính đến phương án người nước ngoài được hoàn thuế ngay tại các doanh nghiệp họ mua hàng để giảm chi phí, thưa ông?
Đây là giải pháp quản lý. Việc hoàn thuế này trên cơ sở hàng hóa đó được mang ra nước ngoài. Nếu hoàn thuế tại cửa hàng cũng không chắc hàng đó được mang ra nước ngoài. Do đó, nó không đúng với chính sách.
Chính sách khi hàng hóa tiêu dùng ra nước ngoài, quyền đánh thuế thuộc nước ngoài. Hoàn thuế ở cửa khẩu cũng giống với tập quán các nước 99% các nước hoàn lại thuế giá trị gia tăng tại các cửa khẩu, sân bay quốc tế.
Như ông đề cập ở trên, 15% tiền hoàn thuế để lại cho ngân hàng. Ông có thể cho biết cơ sở nào để xác định tỷ lệ đó không?
Cũng trên cơ sở tham khảo các tổ chức dịch vụ ban đầu. Văn bản Thủ tướng có nói tối đa là 15%. Khi xác định mức 15% căn cứ vào giai đoạn đầu thí điểm rất ít doanh nghiệp, với quy mô nhỏ nên quyết định mức này; sau này quy mô lớn sẽ điều chỉnh tăng dần.
Về việc triển khai chính sách này, ông Vũ Văn Trường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết:
“Theo thống kê, hàng năm có 6 triệu khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, mỗi người chỉ tiêu 200 USD tiền hàng, thì khoản thu tổng cộng là 1,2 tỷ USD (hoàn thuế 10% VAT thu được 120 triệu USD).
Giả sử khoản thu này là thật, sẽ tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, theo tập quán quốc tế, Việt Nam không có quyền đánh thuế hàng hóa tiêu dùng của nước ngoài. Hơn nữa, 120 triệu USD tiền hoàn thuế VAT không thuộc quyền đánh thuế của Chính phủ Việt Nam, mà chúng ta chỉ thu của người bán hàng và ra sân bay trả lại cho họ.
Từ ngày 1/7/2012 đến 30/6/2014, sẽ áp dụng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Theo đó, những khách nước ngoài khi mua hàng tại Việt Nam sẽ được hoàn lại 85% số tiền thuế VAT mà khách nước ngoài phải chịu khi mua hàng hóa tại Việt Nam. 15% còn lại là phí hoàn thuế ngân hàng thương mại được hưởng khi thực hiện dịch vụ thanh toán.
Việc hoàn thuế này liên quan đến đầu ra, đầu vào nên cần có bước đi theo lộ trình và áp dụng thí điểm ở từng địa phương”.
Thưa ông, mục tiêu lớn nhất của việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài là gì?
Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 05, mục tiêu lớn nhất là thực hiện chiến lược du lịch, phát triển kinh tế của đất nước, đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người lao động cũng như Nhà nước khi hoàn thuế cho người nước ngoài.
Chúng ta thực hiện hoàn thuế cho người nước ngoài sẽ góp phần làm cho tính cạnh tranh hàng hóa Việt Nam tăng lên, tăng khách du lịch đến cũng như tăng được kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nền kinh tế nói chung.
Còn doanh nghiệp tham gia chương trình được hưởng lợi gì từ chính sách này?
Về phía doanh nghiệp, khi khách nước ngoài hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ kích thích doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn. Ngành thuế, hải quan, tài chính nói chung giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, chi phí tiếp thị…
Tại sao không tính đến phương án người nước ngoài được hoàn thuế ngay tại các doanh nghiệp họ mua hàng để giảm chi phí, thưa ông?
Đây là giải pháp quản lý. Việc hoàn thuế này trên cơ sở hàng hóa đó được mang ra nước ngoài. Nếu hoàn thuế tại cửa hàng cũng không chắc hàng đó được mang ra nước ngoài. Do đó, nó không đúng với chính sách.
Chính sách khi hàng hóa tiêu dùng ra nước ngoài, quyền đánh thuế thuộc nước ngoài. Hoàn thuế ở cửa khẩu cũng giống với tập quán các nước 99% các nước hoàn lại thuế giá trị gia tăng tại các cửa khẩu, sân bay quốc tế.
Như ông đề cập ở trên, 15% tiền hoàn thuế để lại cho ngân hàng. Ông có thể cho biết cơ sở nào để xác định tỷ lệ đó không?
Cũng trên cơ sở tham khảo các tổ chức dịch vụ ban đầu. Văn bản Thủ tướng có nói tối đa là 15%. Khi xác định mức 15% căn cứ vào giai đoạn đầu thí điểm rất ít doanh nghiệp, với quy mô nhỏ nên quyết định mức này; sau này quy mô lớn sẽ điều chỉnh tăng dần.