Sẽ không quốc hữu hoá tài sản
Dự án Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản vừa được Bộ Tài chính công bố để lấy ý kiến rộng rãi của toàn xã hội
Dự án Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản vừa được Bộ Tài chính công bố để lấy ý kiến rộng rãi của toàn xã hội.
Bộ Tài chính khẳng định, việc ban hành Luật này là cần thiết nhằm hoàn thiện và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường; tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nhờ công khai hoá, minh bạch hoá các điều kiện, thủ tục trưng mua, trưng dụng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong nền kinh tế khi xảy ra việc trưng mua, trưng dụng.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng nhận được một số có ý kiến không đồng thuận cho rằng, trong điều kiện tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta đang ổn định và phát triển, việc ban hành Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản sẽ ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Nhằm khẳng định quyền sở hữu, quản lý và sử dụng tài sản của mọi tổ chức, cá nhân, Bộ Tài chính cho biết, Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản quy định rõ, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản; vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân liên quan tới quyền sở hữu tài sản. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, thì tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm quyết định trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của chủ sở hữu tài sản và không phân biệt đối xử giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Hiện có 2 luồng ý kiến về hình thức quyết định trưng mua, trưng dụng. Có ý kiến cho rằng, để đáp ứng được yêu cầu khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, thì người có thẩm quyền quyết định trưng mua, trưng dụng có thể ra quyết định bằng văn bản hoặc bằng lời nói.
Ngược lại, có ý kiến đề nghị chỉ quyết định trưng mua, trưng dụng bằng văn bản nhằm tránh việc lợi dụng, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản.
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, việc trưng mua tài sản gắn với việc chuyển quyền sở hữu từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang khu vực Nhà nước, đồng thời trong thực tiễn việc trưng mua ít khi xảy ra, nên quyết định trưng mua phải được thể hiện bằng văn bản.
Đối với trường hợp trưng dụng tài sản, do thường được thực hiện trong các tình huống đặc biệt khẩn cấp, không kịp ra quyết định bằng văn bản, nên việc quyết định trưng dụng có thể thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Tuy nhiên, đối với trường hợp quyết định trưng dụng bằng lời nói, thì trong thời hạn 24 giờ, người có thẩm quyền phải chuyển sang quyết định bằng văn bản.
“Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản sẽ quy định rõ các hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp lợi dụng quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để trục lợi, xâm phạm tới quyền lợi của người có tài sản”, Bộ Tài chính cho biết.
Theo Dự án Luật, chỉ có người chỉ huy hoặc người đang thi hành công vụ trực tiếp tham gia khắc phục tình trạng khẩn cấp hoặc trường hợp khẩn cấp mới có thẩm quyền quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản. Các trường hợp còn lại sẽ được Chính phủ quy định cụ thể.
Về nội dung này, một số ý kiến đề nghị nên mở rộng đối tượng có thẩm quyền quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản tới chủ tịch UBND cấp xã; cán bộ, công chức khác (ngoài cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân) nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu khi xảy ra các tình huống cấp thiết.
Theo Bộ Tài chính, căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật và thực tiễn trưng mua, trưng dụng trong thời gian qua, đồng thời hạn chế đến mức tối đa tình trạng lạm quyền khi thi hành công vụ và thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, chỉ giới hạn thẩm quyển cho phép trưng mua, trưng dụng tới chủ tịch UBND cấp huyện.
Đối với cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang, tuỳ theo chức trách, nhiệm vụ, được trưng dụng trong một số trường hợp. Cụ thể, chiến sỹ công an chỉ được trưng dụng phương tiện giao thông, chiến sỹ thuộc lực lượng cứu hoả thì chỉ được trưng dụng phương tiện kỹ thuật (cần cẩu, xe nâng)... Cán bộ thuộc lực lượng khác như kiểm lâm, hải quan cũng có trường hợp phải trưng dụng, nhưng vì không phổ biến nên không cho sử dụng quyền này.
Để đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân bị trưng mua, trưng dụng tài sản, Dự án Luật quy định, giá trưng mua, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) khi trưng dụng phải do chủ sở hữu tài sản và cơ quan có thẩm quyền thoả thuận quyết định giá trưng mua, tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng gây ra.
Nếu không thoả thuận được, thì cơ quan có thẩm quyền mới quyết định, nhưng trong mọi trường hợp, giá trưng mua được xác định sát với giá phổ biến hình thành trên thị trường địa phương, trong điều kiện thương mại bình thường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tại thời điểm xác định giá trưng mua tài sản.
Bộ Tài chính khẳng định, việc ban hành Luật này là cần thiết nhằm hoàn thiện và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường; tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nhờ công khai hoá, minh bạch hoá các điều kiện, thủ tục trưng mua, trưng dụng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong nền kinh tế khi xảy ra việc trưng mua, trưng dụng.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng nhận được một số có ý kiến không đồng thuận cho rằng, trong điều kiện tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta đang ổn định và phát triển, việc ban hành Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản sẽ ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Nhằm khẳng định quyền sở hữu, quản lý và sử dụng tài sản của mọi tổ chức, cá nhân, Bộ Tài chính cho biết, Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản quy định rõ, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản; vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân liên quan tới quyền sở hữu tài sản. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, thì tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm quyết định trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của chủ sở hữu tài sản và không phân biệt đối xử giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Hiện có 2 luồng ý kiến về hình thức quyết định trưng mua, trưng dụng. Có ý kiến cho rằng, để đáp ứng được yêu cầu khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, thì người có thẩm quyền quyết định trưng mua, trưng dụng có thể ra quyết định bằng văn bản hoặc bằng lời nói.
Ngược lại, có ý kiến đề nghị chỉ quyết định trưng mua, trưng dụng bằng văn bản nhằm tránh việc lợi dụng, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản.
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, việc trưng mua tài sản gắn với việc chuyển quyền sở hữu từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang khu vực Nhà nước, đồng thời trong thực tiễn việc trưng mua ít khi xảy ra, nên quyết định trưng mua phải được thể hiện bằng văn bản.
Đối với trường hợp trưng dụng tài sản, do thường được thực hiện trong các tình huống đặc biệt khẩn cấp, không kịp ra quyết định bằng văn bản, nên việc quyết định trưng dụng có thể thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Tuy nhiên, đối với trường hợp quyết định trưng dụng bằng lời nói, thì trong thời hạn 24 giờ, người có thẩm quyền phải chuyển sang quyết định bằng văn bản.
“Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản sẽ quy định rõ các hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp lợi dụng quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để trục lợi, xâm phạm tới quyền lợi của người có tài sản”, Bộ Tài chính cho biết.
Theo Dự án Luật, chỉ có người chỉ huy hoặc người đang thi hành công vụ trực tiếp tham gia khắc phục tình trạng khẩn cấp hoặc trường hợp khẩn cấp mới có thẩm quyền quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản. Các trường hợp còn lại sẽ được Chính phủ quy định cụ thể.
Về nội dung này, một số ý kiến đề nghị nên mở rộng đối tượng có thẩm quyền quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản tới chủ tịch UBND cấp xã; cán bộ, công chức khác (ngoài cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân) nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu khi xảy ra các tình huống cấp thiết.
Theo Bộ Tài chính, căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật và thực tiễn trưng mua, trưng dụng trong thời gian qua, đồng thời hạn chế đến mức tối đa tình trạng lạm quyền khi thi hành công vụ và thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, chỉ giới hạn thẩm quyển cho phép trưng mua, trưng dụng tới chủ tịch UBND cấp huyện.
Đối với cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang, tuỳ theo chức trách, nhiệm vụ, được trưng dụng trong một số trường hợp. Cụ thể, chiến sỹ công an chỉ được trưng dụng phương tiện giao thông, chiến sỹ thuộc lực lượng cứu hoả thì chỉ được trưng dụng phương tiện kỹ thuật (cần cẩu, xe nâng)... Cán bộ thuộc lực lượng khác như kiểm lâm, hải quan cũng có trường hợp phải trưng dụng, nhưng vì không phổ biến nên không cho sử dụng quyền này.
Để đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân bị trưng mua, trưng dụng tài sản, Dự án Luật quy định, giá trưng mua, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) khi trưng dụng phải do chủ sở hữu tài sản và cơ quan có thẩm quyền thoả thuận quyết định giá trưng mua, tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng gây ra.
Nếu không thoả thuận được, thì cơ quan có thẩm quyền mới quyết định, nhưng trong mọi trường hợp, giá trưng mua được xác định sát với giá phổ biến hình thành trên thị trường địa phương, trong điều kiện thương mại bình thường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tại thời điểm xác định giá trưng mua tài sản.