"Sẽ mạnh tay với vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm"
2009 là năm "nóng" về an toàn vệ sinh thực phẩm ở mọi khâu từ chế biến, nhập khẩu và kinh doanh
2009 là năm "nóng" về an toàn vệ sinh thực phẩm ở mọi khâu từ chế biến, nhập khẩu và kinh doanh.
Phó cục trưởng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong khẳng định sẽ áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn “đầu độc” thị trường.
Thưa ông, đâu là điểm đáng quan ngại nhất liên quan đến tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm của năm 2009?
Nếu như năm 2008 rộ lên việc sử dụng một số hóa chất độc hại trong chế biến thực phẩm như Melamine, 3-MCPD... thì năm 2009 tình trạng này gần như không còn nhưng lại xuất hiện nhiều vụ vi phạm nóng về an toàn vệ sinh thực phẩm dưới nhiều hình thức đa dạng hơn.
Thứ nhất, đã phát hiện ngày càng nhiều các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo điều kiện vệ sinh, nhiều lò chế biến lòng, mỡ, bì bẩn; dùng hóa chất tẩy trắng bì lợn...; nhiều loại nước tinh khiết bị nhiễm bẩn...
Thứ hai, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi, thiu, ô nhiễm. Đặc biệt “nóng” trong năm nay là tình trạng nhập khẩu phụ phẩm thịt không đảm bảo an toàn, buôn bán nội tạng động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới đã gia tăng gấp 3 lần so với năm 2008.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã sử dụng một số phụ gia không có trong danh mục của Bộ Y tế hoặc sử dụng sai quy trình như cháo dinh dưỡng sử dụng Natri Benzoat; hạt dưa dùng phẩm chứa Rhodamin B để nhuộm màu...
Thứ tư, tiếp diễn tình trạng kinh doanh thực phẩm gian dối, nhiều loại thực phẩm từ Trung Quốc nhập về đã bị gắn mác Việt Nam để đưa ra thị trường tiêu thụ.
Nhiều hành động vi phạm đã bị các cơ quan chức năng phát hiện kịp thời, chủ động xử lý, nhờ vậy, tình trạng ngộ độc thực phẩm trong năm 2009 đã giảm đáng kể so với năm ngoái. Số vụ ngộ độc giảm 26%, số người tử vong do ngộ độc thực phẩm giảm 45% so với năm 2008.
Những vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm bị phát hiện ngày một nhiều, cho thấy dường như bài toán ngăn chặn hành vi gian dối trong chế biến và kinh doanh thực phẩm là không có lời giải?
Đúng là có quá nhiều khó khăn khi thực thi nhiệm vụ kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Kinh doanh thực phẩm ở nước ta chủ yếu theo kiểu “tự cung tự cấp”, bất kỳ chỗ nào người ta cũng có thể giết mổ, chế biến được.
Hiện tại, trên 80% cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm có quy mô nhỏ lẻ, trang thiết bị và trình độ sản xuất lạc hậu.
Một bộ phận những người sản xuất kinh doanh do thiếu hiểu biết, hoặc vì tham lợi nhuận mà cố tình đưa ra thị trường các sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngay cả một số doanh nghiệp lớn, uy tín vẫn có những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống của người dân cũng còn hết sức tùy tiện, tạo điều kiện cho những người kinh doanh coi thường vấn đề này.
Bên cạnh đó, công tác kiểm soát thực phẩm nhập khẩu còn quá nhiều bất cập. Mặc dù, sản phẩm nhập khẩu phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trước khi cấp giấy phép, thông quan. Tuy nhiên, sau khi thông quan thì không thể kiểm soát hết được công tác bảo quản, lưu thông trên thị trường. Hiện trạng thực phẩm và động vật sống nhập lậu qua biên giới vẫn chưa thể ngăn chặn trong khi lực lượng chức năng lại quá mỏng.
Nguồn ngân sách nhà nước dành cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm quá eo hẹp. Tính bình quân trong 5 năm qua, kinh phí nhà nước hỗ trợ cho nhiệm vụ này nếu chia đều chỉ 700 đồng/người. Do chủ quan, một số địa phương vẫn chưa quan tâm đến việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xin ông cho biết, trong năm 2009, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm đã làm được những việc gì góp phần ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh thực phẩm?
Trong năm nay, công tác thanh tra, kiểm tra đã được đầu tư rất nhiều, đặc biệt công tác hậu kiểm sản phẩm. Bộ Y tế đã tổ chức 4 đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra các cơ sở chế biến tại những địa phương trọng điểm. Các tỉnh cũng tổ chức nhiều đoàn kiểm tra.
Năm 2009, chúng tôi đã xây dựng dự thảo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, trình Quốc hội thảo luận trong kỳ họp vừa qua. Hy vọng, Luật sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới.
Chúng tôi cũng đang tập trung soạn thảo một loạt văn bản dưới luật để giúp Luật an toàn vệ sinh thực phẩm được thực thi ngay khi có hiệu lực bao gồm: nghị định của Chính phủ về công tác thanh tra trong ngành; nghị định quy định xử phạt trong lĩnh vực thực phẩm; thông tư hướng dẫn thu hồi thực phẩm; thông tư hướng dẫn dán nhãn thực phẩm; thông tư quy định đối với thực phẩm chức năng.
Hiện trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm gia tăng trong thời gian qua, nguyên nhân quan trọng là chưa có đủ hành lang pháp lý để kiểm soát. Khi chúng ta có luật và đầy đủ các văn bản dưới luật, dứt khoát hiệu quả quản lý Nhà nước sẽ tốt hơn. Chúng tôi sẽ quyết tâm ngăn chặn đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm. Còn kỳ vọng chấm dứt triệt để tình trạng này là rất khó.
Năm mới và Tết Nguyên đán sắp đến, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có giải pháp gì để kiểm soát an toàn thực phẩm trong dịp này, thưa ông?
Tết Nguyên đán là dịp người dân sử dụng nhiều thực phẩm, bao gồm cả về số lượng và chủng loại, nhiều loại thực phẩm nhu cầu tăng 300% so với ngày thường. Nếu quản lý không tốt, thì thực phẩm nhập lậu và thực phẩm mất an toàn sẽ có nguy cơ tràn ngập thị trường.
Bởi vậy, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ liên quan để thành lập 10 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra tại 30 tỉnh, thành phố từ 1/1/2010 đến 14/2/2010.
Đối tượng thanh kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đặc biệt chú trọng các loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán.
Phó cục trưởng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong khẳng định sẽ áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn “đầu độc” thị trường.
Thưa ông, đâu là điểm đáng quan ngại nhất liên quan đến tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm của năm 2009?
Nếu như năm 2008 rộ lên việc sử dụng một số hóa chất độc hại trong chế biến thực phẩm như Melamine, 3-MCPD... thì năm 2009 tình trạng này gần như không còn nhưng lại xuất hiện nhiều vụ vi phạm nóng về an toàn vệ sinh thực phẩm dưới nhiều hình thức đa dạng hơn.
Thứ nhất, đã phát hiện ngày càng nhiều các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo điều kiện vệ sinh, nhiều lò chế biến lòng, mỡ, bì bẩn; dùng hóa chất tẩy trắng bì lợn...; nhiều loại nước tinh khiết bị nhiễm bẩn...
Thứ hai, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi, thiu, ô nhiễm. Đặc biệt “nóng” trong năm nay là tình trạng nhập khẩu phụ phẩm thịt không đảm bảo an toàn, buôn bán nội tạng động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới đã gia tăng gấp 3 lần so với năm 2008.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã sử dụng một số phụ gia không có trong danh mục của Bộ Y tế hoặc sử dụng sai quy trình như cháo dinh dưỡng sử dụng Natri Benzoat; hạt dưa dùng phẩm chứa Rhodamin B để nhuộm màu...
Thứ tư, tiếp diễn tình trạng kinh doanh thực phẩm gian dối, nhiều loại thực phẩm từ Trung Quốc nhập về đã bị gắn mác Việt Nam để đưa ra thị trường tiêu thụ.
Nhiều hành động vi phạm đã bị các cơ quan chức năng phát hiện kịp thời, chủ động xử lý, nhờ vậy, tình trạng ngộ độc thực phẩm trong năm 2009 đã giảm đáng kể so với năm ngoái. Số vụ ngộ độc giảm 26%, số người tử vong do ngộ độc thực phẩm giảm 45% so với năm 2008.
Những vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm bị phát hiện ngày một nhiều, cho thấy dường như bài toán ngăn chặn hành vi gian dối trong chế biến và kinh doanh thực phẩm là không có lời giải?
Đúng là có quá nhiều khó khăn khi thực thi nhiệm vụ kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Kinh doanh thực phẩm ở nước ta chủ yếu theo kiểu “tự cung tự cấp”, bất kỳ chỗ nào người ta cũng có thể giết mổ, chế biến được.
Hiện tại, trên 80% cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm có quy mô nhỏ lẻ, trang thiết bị và trình độ sản xuất lạc hậu.
Một bộ phận những người sản xuất kinh doanh do thiếu hiểu biết, hoặc vì tham lợi nhuận mà cố tình đưa ra thị trường các sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngay cả một số doanh nghiệp lớn, uy tín vẫn có những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống của người dân cũng còn hết sức tùy tiện, tạo điều kiện cho những người kinh doanh coi thường vấn đề này.
Bên cạnh đó, công tác kiểm soát thực phẩm nhập khẩu còn quá nhiều bất cập. Mặc dù, sản phẩm nhập khẩu phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trước khi cấp giấy phép, thông quan. Tuy nhiên, sau khi thông quan thì không thể kiểm soát hết được công tác bảo quản, lưu thông trên thị trường. Hiện trạng thực phẩm và động vật sống nhập lậu qua biên giới vẫn chưa thể ngăn chặn trong khi lực lượng chức năng lại quá mỏng.
Nguồn ngân sách nhà nước dành cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm quá eo hẹp. Tính bình quân trong 5 năm qua, kinh phí nhà nước hỗ trợ cho nhiệm vụ này nếu chia đều chỉ 700 đồng/người. Do chủ quan, một số địa phương vẫn chưa quan tâm đến việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xin ông cho biết, trong năm 2009, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm đã làm được những việc gì góp phần ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh thực phẩm?
Trong năm nay, công tác thanh tra, kiểm tra đã được đầu tư rất nhiều, đặc biệt công tác hậu kiểm sản phẩm. Bộ Y tế đã tổ chức 4 đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra các cơ sở chế biến tại những địa phương trọng điểm. Các tỉnh cũng tổ chức nhiều đoàn kiểm tra.
Năm 2009, chúng tôi đã xây dựng dự thảo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, trình Quốc hội thảo luận trong kỳ họp vừa qua. Hy vọng, Luật sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới.
Chúng tôi cũng đang tập trung soạn thảo một loạt văn bản dưới luật để giúp Luật an toàn vệ sinh thực phẩm được thực thi ngay khi có hiệu lực bao gồm: nghị định của Chính phủ về công tác thanh tra trong ngành; nghị định quy định xử phạt trong lĩnh vực thực phẩm; thông tư hướng dẫn thu hồi thực phẩm; thông tư hướng dẫn dán nhãn thực phẩm; thông tư quy định đối với thực phẩm chức năng.
Hiện trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm gia tăng trong thời gian qua, nguyên nhân quan trọng là chưa có đủ hành lang pháp lý để kiểm soát. Khi chúng ta có luật và đầy đủ các văn bản dưới luật, dứt khoát hiệu quả quản lý Nhà nước sẽ tốt hơn. Chúng tôi sẽ quyết tâm ngăn chặn đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm. Còn kỳ vọng chấm dứt triệt để tình trạng này là rất khó.
Năm mới và Tết Nguyên đán sắp đến, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có giải pháp gì để kiểm soát an toàn thực phẩm trong dịp này, thưa ông?
Tết Nguyên đán là dịp người dân sử dụng nhiều thực phẩm, bao gồm cả về số lượng và chủng loại, nhiều loại thực phẩm nhu cầu tăng 300% so với ngày thường. Nếu quản lý không tốt, thì thực phẩm nhập lậu và thực phẩm mất an toàn sẽ có nguy cơ tràn ngập thị trường.
Bởi vậy, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ liên quan để thành lập 10 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra tại 30 tỉnh, thành phố từ 1/1/2010 đến 14/2/2010.
Đối tượng thanh kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đặc biệt chú trọng các loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán.