Vệ sinh an toàn thực phẩm: “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”
Quốc hội thực hiện giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Thảo luận về kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 10/6, có vị đại biểu Quốc hội đã ví việc có tới 5 bộ chịu trách nhiệm chính giống như “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”.
Hơn 60 triệu dân Việt Nam đang mang giun, sán trong người; diện tích rau an toàn mới chỉ đạt 8,5% tổng diện tích, khoảng 17.000 lò mổ không được kiểm soát, 93,9% cơ sở dịch vụ ăn uống chưa được quản lý về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tại cửa khẩu Tân Thanh ( Lạng Sơn), mỗi ngày có tới trên 100 tấn hoa quả vào Việt Nam nhưng kiểm tra an toàn thực phẩm các loại hoa quả này hầu như không có...là những dẫn chứng được các đại biểu nhấn mạnh khi phân tích những hạn chế, yếu kém “ đã đến mức báo động” về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngay từ đầu phiên thảo luận, đại biểu Dương Kim Anh (Trà Vinh) đã “đúc kết” về nội dung đang được thảo luận, đó là: khó khăn nhiều hơn thuận lợi, kết quả đạt được ít hơn tồn tại yếu kém, nguyên nhân chủ quan nhiều hơn nguyên nhân khách quan. Đây cũng là nhận định của nhiều đại biểu trong suốt một ngày thảo luận.
Cái gì cũng thiếu trừ… văn bản
Đại biểu Bùi Thị Lệ Phi (Cần Thơ) đặt câu hỏi với tổng số hơn 1.000 văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm được ban hành trong 5 năm 2004 - 2008 tại sao chưa quản lý được nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. Và tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cả nước cứ tăng dần về số vụ, số mắc cũng như số tử vong qua hàng năm.
Trực tiếp đi giám sát ở 10 tỉnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Đăng Vang cho rằng văn bản quá nhiều, không thiếu. Nhưng người làm việc này thì rất thiếu. Mỗi một tỉnh được phân công một người, 50% thời gian để cho công tác thanh tra, kiểm tra còn 50% phụ trách để báo cáo lãnh đạo sở. Các tỉnh cũng đã thống kê lên khoảng độ trên 11.000 người phụ trách ở các xã nhưng không trả lương cho bất cứ một ai.
“Có nghĩa là trong thực tế chúng ta nói rằng có một hệ thống về vấn đề quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm nhưng không có hệ thống nào cả, cũng không có lực lượng nào cả. Khi chúng ta không trả lương cho họ, chúng ta không giao cho họ nhiệm vụ cụ thể và chỉ có một người đó không thể là lực lượng”, ông Vang nói.
Thiếu nữa là trang thiết bị, ở tại cảng có những trường hợp hàng hoá để kéo dài 3 tháng không xử lý được vì không có các phòng thí nghiệm để phân tích nhanh, ông Vang dẫn chứng.
Một cái thiếu nữa được nhiều ý kiến nhắc đến là kinh phí. Năm 2008 kinh phí được 1.100 đồng một người nhưng khoảng độ một nửa để lại Trung ương còn lại chuyển về địa phương có một nửa, bằng 1 điếu thuốc lá, theo so sánh của phó chủ nhiệm Vang.
“Rất đau khổ khi công việc chưa tốt”
Rất nhiều ý kiến phát biểu không chỉ băn khoăn mà còn chê trách công tác quản lý Nhà nước vệ sinh, an toàn thực phẩm. Được giao cho 5 bộ, và mỗi bộ chỉ nhận trách nhiệm về phạm vi quản lý được giao nên có thành tích thì ai cũng nhận, còn khuyết điểm thì không có ai đứng ra chịu trách nhiệm đến tận cùng của vấn đề.
Theo một số đại biểu thì trách nhiệm quản lý Nhà nước về vệ sinh, an toàn thực phẩm thuộc về Bộ Y tế
.
Cảm ơn các ý kiến phát biểu thẳng thắn của các đại biểu Quốc hội kể cả những ý kiến phê bình gay gắt và những ý kiến chia sẻ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu phân trần “có những cái làm chưa tốt trước dân cũng rất là day dứt, rất là đau khổ chứ không phải là không có trách nhiệm”.
Bộ trưởng cũng kiến nghị cần có cơ chế phải rõ ràng giữa các cơ quan thường trực, các cơ quan phối hợp và phát huy hình thức ban chỉ đạo, bởi vì phối hợp liên ngành phải có ban chỉ đạo, phải có chế tài đủ mạnh. Vì thực tế “ngành nọ chỉ huy ngành kia là rất khó, thực ra quy trách nhiệm thì nhận thôi”.
Ông cho biết Chính phủ đã kiện toàn Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm Trung ương do đồng chí Phó Thủ tướng làm Trưởng ban và đã “ra mắt” cách đây hai ngày. “14 thành viên trên giấy tờ thì đều là thứ, bộ trưởng cả, nhưng nhìn xuống thì thấy tên vụ phó thôi”, ông Triệu nói.
“Gói” lại 9 vấn đề sau một ngày thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ ra nghị quyết về vấn đề bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. “Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo việc chuẩn bị sau đó xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, và thông qua vào cuối kỳ họp”.
Hơn 60 triệu dân Việt Nam đang mang giun, sán trong người; diện tích rau an toàn mới chỉ đạt 8,5% tổng diện tích, khoảng 17.000 lò mổ không được kiểm soát, 93,9% cơ sở dịch vụ ăn uống chưa được quản lý về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tại cửa khẩu Tân Thanh ( Lạng Sơn), mỗi ngày có tới trên 100 tấn hoa quả vào Việt Nam nhưng kiểm tra an toàn thực phẩm các loại hoa quả này hầu như không có...là những dẫn chứng được các đại biểu nhấn mạnh khi phân tích những hạn chế, yếu kém “ đã đến mức báo động” về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngay từ đầu phiên thảo luận, đại biểu Dương Kim Anh (Trà Vinh) đã “đúc kết” về nội dung đang được thảo luận, đó là: khó khăn nhiều hơn thuận lợi, kết quả đạt được ít hơn tồn tại yếu kém, nguyên nhân chủ quan nhiều hơn nguyên nhân khách quan. Đây cũng là nhận định của nhiều đại biểu trong suốt một ngày thảo luận.
Cái gì cũng thiếu trừ… văn bản
Đại biểu Bùi Thị Lệ Phi (Cần Thơ) đặt câu hỏi với tổng số hơn 1.000 văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm được ban hành trong 5 năm 2004 - 2008 tại sao chưa quản lý được nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. Và tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cả nước cứ tăng dần về số vụ, số mắc cũng như số tử vong qua hàng năm.
Trực tiếp đi giám sát ở 10 tỉnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Đăng Vang cho rằng văn bản quá nhiều, không thiếu. Nhưng người làm việc này thì rất thiếu. Mỗi một tỉnh được phân công một người, 50% thời gian để cho công tác thanh tra, kiểm tra còn 50% phụ trách để báo cáo lãnh đạo sở. Các tỉnh cũng đã thống kê lên khoảng độ trên 11.000 người phụ trách ở các xã nhưng không trả lương cho bất cứ một ai.
“Có nghĩa là trong thực tế chúng ta nói rằng có một hệ thống về vấn đề quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm nhưng không có hệ thống nào cả, cũng không có lực lượng nào cả. Khi chúng ta không trả lương cho họ, chúng ta không giao cho họ nhiệm vụ cụ thể và chỉ có một người đó không thể là lực lượng”, ông Vang nói.
Thiếu nữa là trang thiết bị, ở tại cảng có những trường hợp hàng hoá để kéo dài 3 tháng không xử lý được vì không có các phòng thí nghiệm để phân tích nhanh, ông Vang dẫn chứng.
Một cái thiếu nữa được nhiều ý kiến nhắc đến là kinh phí. Năm 2008 kinh phí được 1.100 đồng một người nhưng khoảng độ một nửa để lại Trung ương còn lại chuyển về địa phương có một nửa, bằng 1 điếu thuốc lá, theo so sánh của phó chủ nhiệm Vang.
“Rất đau khổ khi công việc chưa tốt”
Rất nhiều ý kiến phát biểu không chỉ băn khoăn mà còn chê trách công tác quản lý Nhà nước vệ sinh, an toàn thực phẩm. Được giao cho 5 bộ, và mỗi bộ chỉ nhận trách nhiệm về phạm vi quản lý được giao nên có thành tích thì ai cũng nhận, còn khuyết điểm thì không có ai đứng ra chịu trách nhiệm đến tận cùng của vấn đề.
Theo một số đại biểu thì trách nhiệm quản lý Nhà nước về vệ sinh, an toàn thực phẩm thuộc về Bộ Y tế
.
Cảm ơn các ý kiến phát biểu thẳng thắn của các đại biểu Quốc hội kể cả những ý kiến phê bình gay gắt và những ý kiến chia sẻ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu phân trần “có những cái làm chưa tốt trước dân cũng rất là day dứt, rất là đau khổ chứ không phải là không có trách nhiệm”.
Bộ trưởng cũng kiến nghị cần có cơ chế phải rõ ràng giữa các cơ quan thường trực, các cơ quan phối hợp và phát huy hình thức ban chỉ đạo, bởi vì phối hợp liên ngành phải có ban chỉ đạo, phải có chế tài đủ mạnh. Vì thực tế “ngành nọ chỉ huy ngành kia là rất khó, thực ra quy trách nhiệm thì nhận thôi”.
Ông cho biết Chính phủ đã kiện toàn Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm Trung ương do đồng chí Phó Thủ tướng làm Trưởng ban và đã “ra mắt” cách đây hai ngày. “14 thành viên trên giấy tờ thì đều là thứ, bộ trưởng cả, nhưng nhìn xuống thì thấy tên vụ phó thôi”, ông Triệu nói.
“Gói” lại 9 vấn đề sau một ngày thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ ra nghị quyết về vấn đề bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. “Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo việc chuẩn bị sau đó xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, và thông qua vào cuối kỳ họp”.