Sẽ tăng tần suất kiểm toán tập đoàn, tổng công ty
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có nghị quyết về việc ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có nghị quyết về việc ban hành chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, quy mô nguồn lực của Kiểm toán Nhà nước sẽ tăng gấp 2 lần, chất lượng kiểm toán sẽ được nâng cao, cơ sở pháp lý của Kiểm toán Nhà nước sẽ được hoàn thiện.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS.TS Vương Đình Huệ, Tổng kiểm toán Nhà nước xung quanh chiến lược này.
Thưa ông, với nguồn lực tăng gấp đôi so với hiện nay, quy mô và chất lượng kiểm toán trong những năm tới liệu có tăng tương ứng?
Nguyên lý chọn mẫu vẫn là nguyên lý tối đa, nghĩa là, trong một năm tài chính không bao giờ kiểm toán toàn bộ. Có những nước có diện kiểm toán “phủ sóng” đến tận huyện như Trung Quốc cũng không kiểm toán tất cả các đối tượng.
Vì vậy, trong chiến lược 10 năm với nguồn lực như vậy, chỉ hy vọng là kiểm toán được hàng năm các bộ ngành và ngân sách của các tỉnh trực thuộc trung ương. Trong từng cuộc kiểm toán sẽ tăng cường độ chọn mẫu, quy mô chọn mẫu. Ví dụ, trước đây một tỉnh chỉ kiểm tra ngân sách của 50% số huyện nhưng khi nhân lực tăng lên có thể tăng kiểm toán lên 2/3.
Khi nhân lực tăng lên, các cuộc kiểm toán có thể không thay đổi nhưng đối tượng kiểm toán sẽ tăng lên và có điều kiện làm sâu hơn. Đối với các tập đoàn, tổng công ty, tần suất kiểm toán sẽ ngắn lại, chu kỳ có thể rút ngắn từ 5 năm xuống 3 năm.
Kiểm toán cũng có quy trình chọn mẫu rất rõ ràng, không nhất thiết vài ba năm, có những đối tượng phải kiểm toán hàng năm hoặc có đối tượng vừa kiểm toán xong lại phải kiểm toán lại khi có những vấn đề được xã hội quan tâm hoặc gây bức xúc dư luận.
Định hướng chiến lược này sẽ chú trọng phát triển hình thức kiểm toán nào, thưa ông?
Trọng điểm của Kiểm toán Nhà nước trong 10 năm nữa là tăng cường các cuộc kiểm toán chuyên đề. Kiểm toán chuyên đề chính là sự hòa quyện nhất giữa kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ pháp luật và đánh giá tính kinh tế trong việc sử dụng các nguồn lực công.
Tới đây, theo đề xuất hợp tác của Liên bang Nga và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước sẽ phối hợp với Kiểm toán Liên bang Nga thực hiện một cuộc kiểm toán chuyên đề “Chi tiêu công trong việc đảm bảo kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh của hải sản” để tăng cường xuất khẩu giữa Việt Nam và Nga đối với mặt hàng hải sản, đồng thời, tăng cường đào tạo cán bộ trợ giúp cho Việt Nam xuất khẩu nhiều hải sản sang Nga.
Cuộc kiểm toán này sẽ được tiến hành trong mùa hè năm 2010. Nga đã cử chuyên gia sang và đã kết thúc giai đoạn khảo sát. Tôi tin rằng với kinh nghiệm đã có trong cuộc kiểm toán với Liên doanh dầu khí Việt Xô, cuộc kiểm toán này sẽ thành công.
Theo chiến lược Kiểm toán Nhà nước đến 2020, từ năm 2011 sẽ thí điểm và từ năm 2010 thực hiện ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một số cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán và hành lang pháp lý của kiểm toán độc lập vẫn còn trong quá trình xây dựng, kế hoạch trên có khả thi không, thưa ông?
Luật Kiểm toán Nhà nước đã quy định việc ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán một số đối tượng theo kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên chưa thực hiện được.
Hiện tại, Kiểm toán Nhà nước đang xây dựng để ban hành quy chế cụ thể đối với vấn đề này để có thể triển khai thực hiện từ năm 2011. Việc ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một số cuộc kiểm toán theo nguyên tắc: các doanh nghiệp được lựa chọn ủy thác hoặc thuê phải là những doanh nghiệp có uy tín; thực hiện kiểm toán theo quy trình, chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và kế hoạch kiểm toán được duyệt; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán.
Bên cạnh đó, như tất cả các cuộc kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước thực hiện, kết quả kiểm toán đều phải được các đơn vị chuyên trách của Kiểm toán Nhà nước kiểm tra, kiểm soát chất lượng và lãnh đạo xét duyệt trước khi ký phát hành báo cáo kiểm toán. Vì vậy, chất lượng kiểm toán sẽ đựơc đảm bảo.
Có ý kiến cho rằng, việc khai thác, sử dụng kết quả kiểm toán và thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán còn hạn chế, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa đầy đủ và kịp thời, ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
Sau khi có Luật Kiểm toán Nhà nước, việc khai thác, sử dụng kết quả kiểm toán và thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng có nền nếp và có nhiều tiến bộ, hiệu lực kiểm toán được nâng cao, nhất là khi Chính phủ có Nghị định số 91/2008/NĐ-CP về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg về việc thực hiện nghiêm các chính sách tài khóa và thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra.
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp cũng đã sử dụng ngày càng nhiều hơn báo cáo kiểm toán để Quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phê chuẩn ngân sách hàng năm và công tác giám sát.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Trong thời gian tới, Kiểm toán Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương tăng cường rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước; phối hợp với các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Những trường hợp cố tình không thực hiện kiến nghị xác đáng về kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước sẽ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS.TS Vương Đình Huệ, Tổng kiểm toán Nhà nước xung quanh chiến lược này.
Thưa ông, với nguồn lực tăng gấp đôi so với hiện nay, quy mô và chất lượng kiểm toán trong những năm tới liệu có tăng tương ứng?
Nguyên lý chọn mẫu vẫn là nguyên lý tối đa, nghĩa là, trong một năm tài chính không bao giờ kiểm toán toàn bộ. Có những nước có diện kiểm toán “phủ sóng” đến tận huyện như Trung Quốc cũng không kiểm toán tất cả các đối tượng.
Vì vậy, trong chiến lược 10 năm với nguồn lực như vậy, chỉ hy vọng là kiểm toán được hàng năm các bộ ngành và ngân sách của các tỉnh trực thuộc trung ương. Trong từng cuộc kiểm toán sẽ tăng cường độ chọn mẫu, quy mô chọn mẫu. Ví dụ, trước đây một tỉnh chỉ kiểm tra ngân sách của 50% số huyện nhưng khi nhân lực tăng lên có thể tăng kiểm toán lên 2/3.
Khi nhân lực tăng lên, các cuộc kiểm toán có thể không thay đổi nhưng đối tượng kiểm toán sẽ tăng lên và có điều kiện làm sâu hơn. Đối với các tập đoàn, tổng công ty, tần suất kiểm toán sẽ ngắn lại, chu kỳ có thể rút ngắn từ 5 năm xuống 3 năm.
Kiểm toán cũng có quy trình chọn mẫu rất rõ ràng, không nhất thiết vài ba năm, có những đối tượng phải kiểm toán hàng năm hoặc có đối tượng vừa kiểm toán xong lại phải kiểm toán lại khi có những vấn đề được xã hội quan tâm hoặc gây bức xúc dư luận.
Định hướng chiến lược này sẽ chú trọng phát triển hình thức kiểm toán nào, thưa ông?
Trọng điểm của Kiểm toán Nhà nước trong 10 năm nữa là tăng cường các cuộc kiểm toán chuyên đề. Kiểm toán chuyên đề chính là sự hòa quyện nhất giữa kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ pháp luật và đánh giá tính kinh tế trong việc sử dụng các nguồn lực công.
Tới đây, theo đề xuất hợp tác của Liên bang Nga và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước sẽ phối hợp với Kiểm toán Liên bang Nga thực hiện một cuộc kiểm toán chuyên đề “Chi tiêu công trong việc đảm bảo kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh của hải sản” để tăng cường xuất khẩu giữa Việt Nam và Nga đối với mặt hàng hải sản, đồng thời, tăng cường đào tạo cán bộ trợ giúp cho Việt Nam xuất khẩu nhiều hải sản sang Nga.
Cuộc kiểm toán này sẽ được tiến hành trong mùa hè năm 2010. Nga đã cử chuyên gia sang và đã kết thúc giai đoạn khảo sát. Tôi tin rằng với kinh nghiệm đã có trong cuộc kiểm toán với Liên doanh dầu khí Việt Xô, cuộc kiểm toán này sẽ thành công.
Theo chiến lược Kiểm toán Nhà nước đến 2020, từ năm 2011 sẽ thí điểm và từ năm 2010 thực hiện ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một số cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán và hành lang pháp lý của kiểm toán độc lập vẫn còn trong quá trình xây dựng, kế hoạch trên có khả thi không, thưa ông?
Luật Kiểm toán Nhà nước đã quy định việc ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán một số đối tượng theo kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên chưa thực hiện được.
Hiện tại, Kiểm toán Nhà nước đang xây dựng để ban hành quy chế cụ thể đối với vấn đề này để có thể triển khai thực hiện từ năm 2011. Việc ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một số cuộc kiểm toán theo nguyên tắc: các doanh nghiệp được lựa chọn ủy thác hoặc thuê phải là những doanh nghiệp có uy tín; thực hiện kiểm toán theo quy trình, chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và kế hoạch kiểm toán được duyệt; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán.
Bên cạnh đó, như tất cả các cuộc kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước thực hiện, kết quả kiểm toán đều phải được các đơn vị chuyên trách của Kiểm toán Nhà nước kiểm tra, kiểm soát chất lượng và lãnh đạo xét duyệt trước khi ký phát hành báo cáo kiểm toán. Vì vậy, chất lượng kiểm toán sẽ đựơc đảm bảo.
Có ý kiến cho rằng, việc khai thác, sử dụng kết quả kiểm toán và thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán còn hạn chế, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa đầy đủ và kịp thời, ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
Sau khi có Luật Kiểm toán Nhà nước, việc khai thác, sử dụng kết quả kiểm toán và thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng có nền nếp và có nhiều tiến bộ, hiệu lực kiểm toán được nâng cao, nhất là khi Chính phủ có Nghị định số 91/2008/NĐ-CP về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg về việc thực hiện nghiêm các chính sách tài khóa và thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra.
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp cũng đã sử dụng ngày càng nhiều hơn báo cáo kiểm toán để Quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phê chuẩn ngân sách hàng năm và công tác giám sát.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Trong thời gian tới, Kiểm toán Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương tăng cường rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước; phối hợp với các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Những trường hợp cố tình không thực hiện kiến nghị xác đáng về kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước sẽ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.