Shinzo Abe vẫn đối mặt dấu hỏi lớn về Abenomics
Chính sách chấn hưng tăng trưởng kinh tế mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe theo đuổi đã bước sang năm thứ 5
Thường được gọi là Abenomics, chính sách chấn hưng tăng trưởng kinh tế mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe theo đuổi đã bước sang năm thứ 5, nhưng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt - tờ Nikkei Asian Review nhận định.
Theo tờ báo này, nhờ Abenomics mà chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Nhật đã lấy lại được mốc 20.000 điểm, và tỷ lệ việc làm so với số đơn xin ứng tuyển trên thị trường việc làm nước này đã khởi sắc.
2 trong 3 “mũi tên”
“Để nền kinh tế Nhật đạt được thành quả tốt hơn là một cuộc phục hồi, và duy trì được sự tăng trưởng ổn định, dài hạn về sau, điều cần làm là củng cố tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Nhật”. Đây là tuyên bố được đưa ra trong một kế hoạch kinh tế và tài khóa chủ chốt của Chính phủ Nhật vào tháng 6/2013, khoảng 6 tháng sau khi ông Abe lần thứ hai trở thành Thủ tướng Nhật.
Kế hoạch đã vạch ra 3 “mũi tên” của Abenomics - bao gồm chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh tay, chính sách tài khóa linh hoạt, và một chiến lược tăng trưởng trong đó thúc đẩy đầu tư. Kế hoạch này ngay lập tức chiếm sự chú ý của thị trường và thu hút giới đầu tư đổ tới Nhật.
Đó là thời điểm cách đây 4 năm. Vào hôm thứ Sáu tuần trước, Chính phủ Nhật đã phê chuẩn Abenomics lần thứ 5. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng của Nhật hiện chỉ ở mức 0,69%, so với mức 0,84% vào thời điểm nửa sau của năm tài khóa 2014. Điều này cho thấy Abenomics không đạt được kết quả như mong đợi.
Chính phủ Nhật và BoJ đến nay đã tập trung vào hai “mũi tên” đầu tiên của Abenomics. Sau mấy năm liên tục bơm tiền vào nền kinh tế thông qua mua vào tài sản, tổng tài sản của BoJ đã vượt mức 500 nghìn tỷ Yên, tương đương 4,53 nghìn tỷ USD, trong khi lãi suất dài hạn vẫn ở ngưỡng khoảng 0%. Về chính sách tài khóa, Nhật Bản đã 7 lần thông qua ngân sách bổ sung chỉ trong vòng 5 năm, chi khoảng 25 nghìn tỷ Yên trong quá trình này.
“Chi tài khóa mạnh và các biện pháp khác đã dẫn tới tình trạng bóp méo phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế và năng suất suy giảm”, ông Ryutaro Kono, chuyên gia kinh tế trưởng tại Nhật Bản của ngân hàng BNP Paribas, nhận xét.
Theo vị chuyên gia này, các công cụ tiền tệ và tài khóa ban đầu chỉ được xem là “liều thuốc” hỗ trợ tạm thời cho tới khi tăng trưởng quay trở lại. Tuy nhiên, do phụ thuộc quá nhiều vào các biện pháp này, Nhật Bản đã xao nhãng việc vạch ra một chiến lược tăng trưởng hiệu quả.
Cải cách ì ạch
Tờ Nikkei đã tiến hành lấy ý kiến của 10 chuyên gia kinh tế về đánh giá các phương diện của nền kinh tế Nhật. Theo kết quả nhận được, ngành du lịch Nhật - lĩnh vực phục vụ 24 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2016 - xếp ở vị trí cao nhất, với điểm trung bình là 4,6/5. Cải cách thuế doanh nghiệp xếp thứ nhì, với 3,3 điểm, nhờ thuế suất thực tế được điều chỉnh giảm hơn 7 điểm phần trăm.
Nhưng dù việc cắt giảm thuế giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, nhiều công ty vẫn găm giữ tiền mặt. Tổng mức dự trữ nội bộ của các công ty Nhật đã tăng thêm khoảng 40% kể từ khi ông Abe lên nắm quyền, đạt 390 nghìn tỷ Yên. Trước mắt vẫn chưa có giải pháp nào cho vấn đề này.
Trong bối cảnh Nhật đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng, cải cách lao động nhận được điểm số đáng thất vọng 2,6. Cuộc tranh luận về bồi thường cho người lao động bị sa thải không công bằng đã rơi vào bế tắc. Nước Nhật vẫn mở cửa cho lao động nước ngoài với kỹ năng đặc biệt hoặc trong một số lĩnh vực nhất định như công nhân vệ sinh, Chính phủ nước này vẫn gạt sang bên một cuộc bàn bạc toàn diện về vấn đề nhập cư. Động lực để giải quyết rào cản pháp lý trong những vấn đề này đang giảm dần.
Nhiều dự luật quan trọng đang di chuyển với tốc độ chậm chạp. Một dự luật trình vào năm 2015 với mục đích tăng cường việc trả lương cho người lao động dựa trên kết quả công việc, thay vì số giờ làm việc. Theo dự định ban đầu, dự luật này sẽ có hiệ lực từ đầu năm 2016, nhưng trên thực tế, dự luật này thậm chí có thể còn chưa được thông qua trong kỳ họp thường niên năm 2017 của Quốc hội Nhật.
Điều đáng nói là Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Abe kiểm soát 2/3 số ghế ở Hạ viện và nắm luôn đa số ở Thượng viện. Điều này đồng nghĩa với việc LDP có dư số nghị sỹ để thông qua dự luật nói trên.
Các chuyên gia kinh tế dành cho vấn đề cải cách phúc lợi xã hội điểm số 2,2, và tiếp đó là củng cố tài khóa với điểm số 2,1. Chính phủ Nhật đã trì hoãn việc tăng các loại thuế cần thiết và hứa tăng phúc lợi xã hội nhằm giành phiếu bầu, dẫn tới việc cải cách gặp trở ngại.
Trong năm tài khóa 2016, Nhật Bản đã chi 118,3 nghìn tỷ Yên cho lương hưu, chăm sóc y tế và các chương trình phúc lợi xã hội khác, trong khi chưa có một kế hoạch rõ ràng nào để giảm mức chi này.
Kỳ vọng cao ở Abe
Trên thực tế, Chính phủ Nhật đã có một số biện pháp, như hạn chế mức tăng chi phúc lợi hàng năm ở ngưỡng 500 tỷ Yên. Tuy nhiên, công chúng vẫn kỳ vọng nhiều hơn ở Thủ tướng Abe, bởi tỷ lệ ủng hộ cao và quyền kiểm soát của LDP trong Quốc hội Nhật trao cho ông Abe một vốn liếng chính trị không hề nhỏ.
Tỷ lệ ủng hộ dành cho nội các của ông Abe đã ở mức trung bình 56% trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, cao hơn đối với bất kỳ nhà lãnh đạo Nhật nào kể từ năm 2000. Tuy nhiên, tính trung bình, ông Abe mới trình 70 dự luật lên mỗi kỳ họp của Quốc hội Nhật, so với 106 dự luật dưới thời Thủ tướng Junichiro Koizumi. Ngoài ra, ông Abe cũng tập trung nhiều hơn vào vấn đề an ninh quốc gia.
Vào hôm 28/5 vừa qua, ông Abe đã vượt qua ông Koizumi để trở thành vị Thủ tướng Nhật phục vụ lâu thứ ba kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. “Điều quan trọng nhất là Chính phủ đã làm được gì, chứ không phải đã cầm quyền bao lâu”, Chánh thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói.
Với lời hứa sẽ đặt kinh tế lên trên hết, điều ông Abe cần làm là đáp ứng những kỳ vọng đối với di sản kinh tế của ông - tờ báo Nikkei Asian Review kết luận.
Theo tờ báo này, nhờ Abenomics mà chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Nhật đã lấy lại được mốc 20.000 điểm, và tỷ lệ việc làm so với số đơn xin ứng tuyển trên thị trường việc làm nước này đã khởi sắc.
Tuy nhiên, việc ông Abe còn chần chừ, chưa thực thi những cải cách cần thiết để đảm bảo tăng trưởng bền vững đang đặt ra những câu hỏi xung quanh cam kết của nhà lãnh đạo Nhật đối với chính sách kinh tế quan trọng nhất của ông.
2 trong 3 “mũi tên”
“Để nền kinh tế Nhật đạt được thành quả tốt hơn là một cuộc phục hồi, và duy trì được sự tăng trưởng ổn định, dài hạn về sau, điều cần làm là củng cố tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Nhật”. Đây là tuyên bố được đưa ra trong một kế hoạch kinh tế và tài khóa chủ chốt của Chính phủ Nhật vào tháng 6/2013, khoảng 6 tháng sau khi ông Abe lần thứ hai trở thành Thủ tướng Nhật.
Kế hoạch đã vạch ra 3 “mũi tên” của Abenomics - bao gồm chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh tay, chính sách tài khóa linh hoạt, và một chiến lược tăng trưởng trong đó thúc đẩy đầu tư. Kế hoạch này ngay lập tức chiếm sự chú ý của thị trường và thu hút giới đầu tư đổ tới Nhật.
Đó là thời điểm cách đây 4 năm. Vào hôm thứ Sáu tuần trước, Chính phủ Nhật đã phê chuẩn Abenomics lần thứ 5. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng của Nhật hiện chỉ ở mức 0,69%, so với mức 0,84% vào thời điểm nửa sau của năm tài khóa 2014. Điều này cho thấy Abenomics không đạt được kết quả như mong đợi.
Chính phủ Nhật và BoJ đến nay đã tập trung vào hai “mũi tên” đầu tiên của Abenomics. Sau mấy năm liên tục bơm tiền vào nền kinh tế thông qua mua vào tài sản, tổng tài sản của BoJ đã vượt mức 500 nghìn tỷ Yên, tương đương 4,53 nghìn tỷ USD, trong khi lãi suất dài hạn vẫn ở ngưỡng khoảng 0%. Về chính sách tài khóa, Nhật Bản đã 7 lần thông qua ngân sách bổ sung chỉ trong vòng 5 năm, chi khoảng 25 nghìn tỷ Yên trong quá trình này.
“Chi tài khóa mạnh và các biện pháp khác đã dẫn tới tình trạng bóp méo phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế và năng suất suy giảm”, ông Ryutaro Kono, chuyên gia kinh tế trưởng tại Nhật Bản của ngân hàng BNP Paribas, nhận xét.
Theo vị chuyên gia này, các công cụ tiền tệ và tài khóa ban đầu chỉ được xem là “liều thuốc” hỗ trợ tạm thời cho tới khi tăng trưởng quay trở lại. Tuy nhiên, do phụ thuộc quá nhiều vào các biện pháp này, Nhật Bản đã xao nhãng việc vạch ra một chiến lược tăng trưởng hiệu quả.
Cải cách ì ạch
Tờ Nikkei đã tiến hành lấy ý kiến của 10 chuyên gia kinh tế về đánh giá các phương diện của nền kinh tế Nhật. Theo kết quả nhận được, ngành du lịch Nhật - lĩnh vực phục vụ 24 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2016 - xếp ở vị trí cao nhất, với điểm trung bình là 4,6/5. Cải cách thuế doanh nghiệp xếp thứ nhì, với 3,3 điểm, nhờ thuế suất thực tế được điều chỉnh giảm hơn 7 điểm phần trăm.
Nhưng dù việc cắt giảm thuế giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, nhiều công ty vẫn găm giữ tiền mặt. Tổng mức dự trữ nội bộ của các công ty Nhật đã tăng thêm khoảng 40% kể từ khi ông Abe lên nắm quyền, đạt 390 nghìn tỷ Yên. Trước mắt vẫn chưa có giải pháp nào cho vấn đề này.
Trong bối cảnh Nhật đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng, cải cách lao động nhận được điểm số đáng thất vọng 2,6. Cuộc tranh luận về bồi thường cho người lao động bị sa thải không công bằng đã rơi vào bế tắc. Nước Nhật vẫn mở cửa cho lao động nước ngoài với kỹ năng đặc biệt hoặc trong một số lĩnh vực nhất định như công nhân vệ sinh, Chính phủ nước này vẫn gạt sang bên một cuộc bàn bạc toàn diện về vấn đề nhập cư. Động lực để giải quyết rào cản pháp lý trong những vấn đề này đang giảm dần.
Nhiều dự luật quan trọng đang di chuyển với tốc độ chậm chạp. Một dự luật trình vào năm 2015 với mục đích tăng cường việc trả lương cho người lao động dựa trên kết quả công việc, thay vì số giờ làm việc. Theo dự định ban đầu, dự luật này sẽ có hiệ lực từ đầu năm 2016, nhưng trên thực tế, dự luật này thậm chí có thể còn chưa được thông qua trong kỳ họp thường niên năm 2017 của Quốc hội Nhật.
Điều đáng nói là Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Abe kiểm soát 2/3 số ghế ở Hạ viện và nắm luôn đa số ở Thượng viện. Điều này đồng nghĩa với việc LDP có dư số nghị sỹ để thông qua dự luật nói trên.
Các chuyên gia kinh tế dành cho vấn đề cải cách phúc lợi xã hội điểm số 2,2, và tiếp đó là củng cố tài khóa với điểm số 2,1. Chính phủ Nhật đã trì hoãn việc tăng các loại thuế cần thiết và hứa tăng phúc lợi xã hội nhằm giành phiếu bầu, dẫn tới việc cải cách gặp trở ngại.
Trong năm tài khóa 2016, Nhật Bản đã chi 118,3 nghìn tỷ Yên cho lương hưu, chăm sóc y tế và các chương trình phúc lợi xã hội khác, trong khi chưa có một kế hoạch rõ ràng nào để giảm mức chi này.
Kỳ vọng cao ở Abe
Trên thực tế, Chính phủ Nhật đã có một số biện pháp, như hạn chế mức tăng chi phúc lợi hàng năm ở ngưỡng 500 tỷ Yên. Tuy nhiên, công chúng vẫn kỳ vọng nhiều hơn ở Thủ tướng Abe, bởi tỷ lệ ủng hộ cao và quyền kiểm soát của LDP trong Quốc hội Nhật trao cho ông Abe một vốn liếng chính trị không hề nhỏ.
Tỷ lệ ủng hộ dành cho nội các của ông Abe đã ở mức trung bình 56% trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, cao hơn đối với bất kỳ nhà lãnh đạo Nhật nào kể từ năm 2000. Tuy nhiên, tính trung bình, ông Abe mới trình 70 dự luật lên mỗi kỳ họp của Quốc hội Nhật, so với 106 dự luật dưới thời Thủ tướng Junichiro Koizumi. Ngoài ra, ông Abe cũng tập trung nhiều hơn vào vấn đề an ninh quốc gia.
Vào hôm 28/5 vừa qua, ông Abe đã vượt qua ông Koizumi để trở thành vị Thủ tướng Nhật phục vụ lâu thứ ba kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. “Điều quan trọng nhất là Chính phủ đã làm được gì, chứ không phải đã cầm quyền bao lâu”, Chánh thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói.
Với lời hứa sẽ đặt kinh tế lên trên hết, điều ông Abe cần làm là đáp ứng những kỳ vọng đối với di sản kinh tế của ông - tờ báo Nikkei Asian Review kết luận.