TPP, Abenomics có thể cùng “lâm nguy” vì Trump
Chiến thắng của Trump là một “điềm báo” chẳng lành cho TPP - thỏa thuận mà Thủ tướng Nhật đặt nhiều kỳ vọng
Chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể làm khó những nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm vực dậy nền kinh tế đất nước mặt trời mọc. Trong đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại mà ông Abe đặt nhiều kỳ vọng, có thể sẽ gặp trở ngại lớn, theo Bloomberg.
Hãng tin này nói rằng chiến thắng của Trump là một “điềm báo” chẳng lành cho TPP - thỏa thuận có thể giúp ích nhiều cho các nhà sản xuất Nhật Bản. Ông Abe coi TPP là một chất xúc tác cho những cải cách cơ cấu đã được hứa từ lâu trong những lĩnh vực được bảo hộ của nền kinh tế Nhật như nông nghiệp.
“Đây là một thời khắc quan trọng đối với Abenomics”, ông Yasunari Ueno, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Mizuho Securities, nhận định. “Một trở ngại chính trị lớn đã bất ngờ xuất hiện”.
Nhiệm kỳ Tổng thống của Trump được đánh giá là đồng nghĩa với “cái chết” của TPP, ít nhất là dưới dạng hiện tại của thỏa thuận. Trong quá trình tranh cử, Trump đã thề sẽ đàm phán lại các thỏa thuận thương mại của Mỹ, trong đó có TPP.
“Đàm phán lại TPP giờ đã trở thành việc tất yếu. Người Mỹ đã lựa chọn điều này. Ngoài ra, sự bất ổn đang bao phủ các khuôn khổ toàn cầu. Mọi người đang đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa Trump với Nga và Trump với Trung Quốc. Mọi người cũng đặt câu hỏi liệu những chi phí của quan hệ liên minh Mỹ-Nhật có bị xem xét lại”. ông Ueno phát biểu.
Kết quả cuộc bầu cử Mỹ cũng khiến cơ hội để Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng cường nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới để kích cầu trở nên bấp bênh. Lý do nằm ở chỗ sau khi Trump trúng cử, thị trường đang cố gắng đánh giá lại khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào tháng 12, dẫn tới những biến động khó lường trong tỷ giá đồng Yên so với USD.
Nếu FED không tăng lãi suất và giới đầu tư tiếp tục mua đồng Yên như một tài sản an toàn, thì đồng Yên sẽ tăng giá mạnh, gây thêm khó khăn cho các nhà xuất khẩu Nhật. Trong trường hợp như vậy, BoJ sẽ đứng trước sức ép phải hạ lãi suất sâu hơn hoặc bơm thêm tiền ra thị trường thông qua mua tài sản. Trong khi đó, chính sách lãi suất âm của BoJ đã vấp phải nhiều sự phản đối.
Nếu BoJ gặp khó khăn trong việc nới lỏng hơn chính sách tiền tệ, Chính phủ của ông Abe buộc phải tăng kích thích tài khóa. Khi đó, nợ công vốn đã lớn của Nhật Bản sẽ càng lớn.
Giới chức Nhật cho biết, sau khi Trump đắc cử, Chính phủ nước này đã tính đến khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối nếu tỷ giá biến động quá mạnh. Tuy nhiên, Tổng thống Trump sẽ khiến việc Nhật can thiệp vào thị trường ngoại hối trở nên khó khăn hơn.
Năm nay, đồng Yên mạnh và việc Nhật tính can thiệp đã trở thành một vấn đề căng thẳng giữa Tokyo và chính quyền Tổng thống Barack Obama. Ông Trump thậm chí còn có lập trường cứng rắn hơn, từng chỉ trích Nhật Bản và Trung Quốc về điều mà ông cho là thao túng tỷ giá đồng tiền gây bất lợi cho các công ty Mỹ.
Từ đầu năm đến nay, đồng Yên đã tăng giá khoảng 14% so với đồng USD, giao dịch ở mức gần 106 Yên đổi 1 USD. Theo tờ Financial Times, đồng Yên tăng giá đã khiến doanh thu của 8 tập đoàn sản xuất hàng đầu Nhật Bản, bao gồm Sony và Honda, hao hụt tổng cộng gần 30 tỷ USD trong quý 2 và quý 3 năm nay.
Hãng tin này nói rằng chiến thắng của Trump là một “điềm báo” chẳng lành cho TPP - thỏa thuận có thể giúp ích nhiều cho các nhà sản xuất Nhật Bản. Ông Abe coi TPP là một chất xúc tác cho những cải cách cơ cấu đã được hứa từ lâu trong những lĩnh vực được bảo hộ của nền kinh tế Nhật như nông nghiệp.
“Đây là một thời khắc quan trọng đối với Abenomics”, ông Yasunari Ueno, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Mizuho Securities, nhận định. “Một trở ngại chính trị lớn đã bất ngờ xuất hiện”.
Nhiệm kỳ Tổng thống của Trump được đánh giá là đồng nghĩa với “cái chết” của TPP, ít nhất là dưới dạng hiện tại của thỏa thuận. Trong quá trình tranh cử, Trump đã thề sẽ đàm phán lại các thỏa thuận thương mại của Mỹ, trong đó có TPP.
“Đàm phán lại TPP giờ đã trở thành việc tất yếu. Người Mỹ đã lựa chọn điều này. Ngoài ra, sự bất ổn đang bao phủ các khuôn khổ toàn cầu. Mọi người đang đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa Trump với Nga và Trump với Trung Quốc. Mọi người cũng đặt câu hỏi liệu những chi phí của quan hệ liên minh Mỹ-Nhật có bị xem xét lại”. ông Ueno phát biểu.
Kết quả cuộc bầu cử Mỹ cũng khiến cơ hội để Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng cường nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới để kích cầu trở nên bấp bênh. Lý do nằm ở chỗ sau khi Trump trúng cử, thị trường đang cố gắng đánh giá lại khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào tháng 12, dẫn tới những biến động khó lường trong tỷ giá đồng Yên so với USD.
Nếu FED không tăng lãi suất và giới đầu tư tiếp tục mua đồng Yên như một tài sản an toàn, thì đồng Yên sẽ tăng giá mạnh, gây thêm khó khăn cho các nhà xuất khẩu Nhật. Trong trường hợp như vậy, BoJ sẽ đứng trước sức ép phải hạ lãi suất sâu hơn hoặc bơm thêm tiền ra thị trường thông qua mua tài sản. Trong khi đó, chính sách lãi suất âm của BoJ đã vấp phải nhiều sự phản đối.
Nếu BoJ gặp khó khăn trong việc nới lỏng hơn chính sách tiền tệ, Chính phủ của ông Abe buộc phải tăng kích thích tài khóa. Khi đó, nợ công vốn đã lớn của Nhật Bản sẽ càng lớn.
Giới chức Nhật cho biết, sau khi Trump đắc cử, Chính phủ nước này đã tính đến khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối nếu tỷ giá biến động quá mạnh. Tuy nhiên, Tổng thống Trump sẽ khiến việc Nhật can thiệp vào thị trường ngoại hối trở nên khó khăn hơn.
Năm nay, đồng Yên mạnh và việc Nhật tính can thiệp đã trở thành một vấn đề căng thẳng giữa Tokyo và chính quyền Tổng thống Barack Obama. Ông Trump thậm chí còn có lập trường cứng rắn hơn, từng chỉ trích Nhật Bản và Trung Quốc về điều mà ông cho là thao túng tỷ giá đồng tiền gây bất lợi cho các công ty Mỹ.
Từ đầu năm đến nay, đồng Yên đã tăng giá khoảng 14% so với đồng USD, giao dịch ở mức gần 106 Yên đổi 1 USD. Theo tờ Financial Times, đồng Yên tăng giá đã khiến doanh thu của 8 tập đoàn sản xuất hàng đầu Nhật Bản, bao gồm Sony và Honda, hao hụt tổng cộng gần 30 tỷ USD trong quý 2 và quý 3 năm nay.