Abenomics, “canh bạc” không chỉ của nước Nhật
Abenomics chính là cơ hội tốt nhất, và cũng có thể là cơ hội cuối cùng, để Nhật Bản ngăn chặn một cuộc khủng hoảng
Trong gần 2 thập kỷ qua, Nhật Bản gần như đã trở thành một quốc gia ít ảnh hưởng đối với nền kinh tế toàn cầu. Sự trì trệ không có lối thoát đã khiến nền kinh tế một thời lớn thứ nhì thế giới của đất nước mặt trời mọc không còn tạo ra được nhiều lực tác động đối với thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, theo nhận định của tờ Wall Street Journal, thời kỳ đó của nước Nhật đang đi vào hồi kết, với những ảnh hưởng có thể là tốt mà cũng có thể là xấu. Báo này cho rằng, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang dấn thân vào một “canh bạc” lớn để đưa đất nước thoát khỏi quỹ đạo của sự tăng trưởng èo uột và giảm phát.
Công thức được đưa ra để đạt được sự thay đổi này là kết hợp giữa chi tiêu chính phủ, những dòng vốn lãi suất thấp bơm mạnh vào thị trường, và công cuộc cải tổ đầy tham vọng đối với nền kinh tế thủ cựu của nước Nhật.
Nếu công thức được gọi là Abenomics này thành công, thì nước Nhật, với cương vị hiện tại là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ xuất hiện trở lại với tư cách một đầu tàu tăng trưởng lớn trong bối cảnh kinh tế châu Âu đình trệ và kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Ngược lại, nếu chính sách này thất bại, thì khối nợ công khổng lồ được ví như “núi Phú Sĩ” của Tokyo có thể sụp đổ, kéo theo những cơn chấn động lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
“Nếu xảy ra, đó sẽ là một cú sốc cực lớn”, kinh tế gia cao cấp Michael Manetta thuộc hãng nghiên cứu Roubini Global Economics nhận xét. “Xét về phản ứng trên thị trường vốn, cú sốc đó có lẽ sẽ tương tự như những gì mà chúng ta chứng kiến sau vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers”.
Đến nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Nhật Bản nhằm tái sinh tăng trưởng. Sự hồi phục của nước Nhật “rõ ràng sẽ là một chiến thắng cho nền kinh tế toàn cầu” - theo Trưởng đại diện của IMF tại Nhật Bản Jerry Schiff. “Đó sẽ là một lợi ích lớn ở vào thời điểm không có động lực tăng trưởng toàn cầu”.
Câu hỏi ngược lại là, điều gì sẽ xảy ra nếu Abenomics không đạt được những thành công như kỳ vọng? Trong tháng 7 này, IMF đã đưa khả năng này vào danh sách những rủi ro hàng đầu mới đối với kinh tế thế giới.
Kịch bản xấu nhất được IMF phác họa như sau:
Ở mức gần 2,5 lần GDP, nợ công của Nhật Bản lớn hơn nhiều so với mức nợ công của bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác trên thế giới. Cho đến nay, các nhà đầu tư vẫn sẵn lòng cho Chính phủ Nhật vay vốn với lãi suất siêu thấp trên thị trường trái phiếu, cho phép Tokyo dễ dàng thanh toán những khoản nợ đã vay từ trước.
Tuy nhiên, trong trường hợp Abenomics không đem lại được mức tăng trưởng dự kiến, giới đầu tư có thể bắt đầu nghi ngờ về khả năng trả nợ của Chính phủ Nhật. “Rủi ro nằm ở chỗ các nhà đầu tư trở nên lo ngại về sự bền vững của mức nợ công, và đòi mức lãi suất cao hơn”, kinh tế trưởng Olivier Blanchard của IMF nhận định. “Điều này sẽ khiến Nhật Bản khó duy trì được khối nợ như vậy”.
Khi đó, để tránh vỡ nợ, Chính phủ Nhật có thể tạo áp lực buộc Ngân hàng Trung ương (BoJ) tiếp tục mua nợ, một quy trình có thể dẫn tới siêu lạm phát. Mức sống của người Nhật khi đó sẽ giảm mạnh, một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng và lãi suất tăng vọt sẽ gây hiệu ứng lan tỏa trong khu vực và gây tổn thương cho nền kinh tế toàn cầu vốn dĩ đã mong manh.
“Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật tăng vọt có thể có tác động lớn trên phạm vi toàn cầu”, đại diện IMF Schiff nói. “Điều đó có thể ảnh hưởng không hề nhỏ tới nền kinh tế thế giới”.
Nhiều năm qua, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng mức nợ công của Nhật Bản là không bền vững. Đến nay, giới đầu tư vẫn phớt lờ cảnh báo này. Đó chủ yếu là do 95% nợ công của Nhật nằm trong tay chính người Nhật vốn nổi tiếng tiết kiệm, thông qua các ngân hàng, công ty bảo hiểm và quỹ lương hưu.
Tuy nhiên, đến một thời điểm không còn bao xa, thị trường nợ nội địa của Nhật sẽ trở nên bão hòa, và lượng trái phiếu chính phủ mới phát hành sẽ phải tìm đến những khách mua là các nhà đầu tư nước ngoài hay dao động hơn. Chỉ trong vòng 3-4 năm tới đây, tiền tiết kiệm của các hộ gia đình sẽ bắt đầu vơi đi, khi thế hệ “baby-boomer” ở Nhật về hưu.
“Đến lúc đó, nếu Chính phủ Nhật vẫn chưa làm nên chuyện, thì tình hình sẽ rất khó khăn vì nhu cầu tự nhiên đối với trái phiếu chính phủ nước này - vốn được hỗ trợ bởi nguồn tiền tiết kiệm của các hộ gia đình - sẽ bắt đầu suy giảm”, ông Manetta nói.
Trong một báo cáo vào năm ngoái, hai kinh tế gia có ảnh hưởng của Nhật Bản là Takatoshi Ito và Takeo Hoshi ước tính rằng, điểm bão hòa của thị trường trái phiếu nước này có thể đến trong 10 năm tới nếu không có biện pháp ngăn chặn. Giới đầu tư có thể lường trước được thời điểm đó, dẫn tới một cuộc khủng hoảng xảy ra trước khi thời điểm đó thực sự tới.
Thủ tướng Abe đã đề xuất tăng thuế tiêu thụ lên mức 10%. Nguồn thu bổ sung này sẽ giúp trì hoãn thời điểm bão hòa nói trên, nhưng sẽ không đủ để giúp giữ mức nợ công ổn định. Để đạt được sự ổn định về nợ công, chính sách Abenomics sẽ phải thành công trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế dài hạn của nước Nhật.
Chính phủ của ông Abe đã bắn đi mũi tên đầu tiên trong số “ba mũi tên” của Abenomics, đó là bổ nhiệm một Thống đốc BoJ mới, người quyết định bơm tiền ồ ạt vào nền kinh tế. Mũi tên thứ hai là chính sách tài khóa, mới chỉ được phóng đi nửa chừng. Tokyo đã bắt đầu thực thi kích thích tài khóa, nhưng vẫn chưa công bố một kế hoạch trung hạn về tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.
Để duy trì sự hồi phục dự kiến có được của nền kinh tế, ông Abe sẽ phải bắn mũi tên thứ ba, đó là một cuộc cải tổ lớn đối với nền kinh tế Nhật. Đến nay, người đứng đầu Chính phủ Nhật mới chỉ đưa ra những biện pháp mờ nhạt, được cho là sẽ không giúp ích gì nhiều cho thúc đẩy tăng trưởng.
Những điều mà IMF muốn nhìn thấy ở Nhật Bản bao gồm những thay đổi sâu sắc hơn để khuyến khích phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, tạo điều kiện dễ dàng hơn để sa thải người lao động có tuổi, và nới lỏng các hạn chế đối với ngành nông nghiệp và dịch vụ. IMF kỳ vọng rằng, những thay đổi như thế sẽ giúp đẩy nhanh sự tăng trưởng của kinh tế Nhật nhờ tăng sử dụng lao động, tiền lương và chi tiêu dùng.
Những tháng tới đây sẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Các nhà đầu tư đang chờ đợi Chính phủ của Thủ tướng Abe công bố kế hoạch cho những thay đổi lớn mang tính cơ cấu cho nền kinh tế trong mùa thu năm nay, sau khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử mới đây tại Thượng viện.
Nếu ông Abe do dự, Abenomics có khả năng sẽ thất bại, và sẽ chỉ thành công ở phương diện bổ sung thêm nợ quốc gia cho xứ sở anh đào.
Tờ Wall Street Journal kết luận rằng, Abenomics chính là cơ hội tốt nhất, và cũng có thể là cơ hội cuối cùng, để Nhật Bản ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ có nguy cơ đẩy lùi tăng trưởng toàn cầu thêm một lần nữa.
Rõ ràng, không chỉ có người Nhật có quyền lợi trong “canh bạc” đầy may rủi này.
Tuy nhiên, theo nhận định của tờ Wall Street Journal, thời kỳ đó của nước Nhật đang đi vào hồi kết, với những ảnh hưởng có thể là tốt mà cũng có thể là xấu. Báo này cho rằng, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang dấn thân vào một “canh bạc” lớn để đưa đất nước thoát khỏi quỹ đạo của sự tăng trưởng èo uột và giảm phát.
Công thức được đưa ra để đạt được sự thay đổi này là kết hợp giữa chi tiêu chính phủ, những dòng vốn lãi suất thấp bơm mạnh vào thị trường, và công cuộc cải tổ đầy tham vọng đối với nền kinh tế thủ cựu của nước Nhật.
Nếu công thức được gọi là Abenomics này thành công, thì nước Nhật, với cương vị hiện tại là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ xuất hiện trở lại với tư cách một đầu tàu tăng trưởng lớn trong bối cảnh kinh tế châu Âu đình trệ và kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Ngược lại, nếu chính sách này thất bại, thì khối nợ công khổng lồ được ví như “núi Phú Sĩ” của Tokyo có thể sụp đổ, kéo theo những cơn chấn động lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
Câu hỏi ngược lại là, điều gì sẽ xảy ra nếu Abenomics không đạt được những thành công như kỳ vọng? Trong tháng 7 này, IMF đã đưa khả năng này vào danh sách những rủi ro hàng đầu mới đối với kinh tế thế giới.
“Nếu xảy ra, đó sẽ là một cú sốc cực lớn”, kinh tế gia cao cấp Michael Manetta thuộc hãng nghiên cứu Roubini Global Economics nhận xét. “Xét về phản ứng trên thị trường vốn, cú sốc đó có lẽ sẽ tương tự như những gì mà chúng ta chứng kiến sau vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers”.
Đến nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Nhật Bản nhằm tái sinh tăng trưởng. Sự hồi phục của nước Nhật “rõ ràng sẽ là một chiến thắng cho nền kinh tế toàn cầu” - theo Trưởng đại diện của IMF tại Nhật Bản Jerry Schiff. “Đó sẽ là một lợi ích lớn ở vào thời điểm không có động lực tăng trưởng toàn cầu”.
Câu hỏi ngược lại là, điều gì sẽ xảy ra nếu Abenomics không đạt được những thành công như kỳ vọng? Trong tháng 7 này, IMF đã đưa khả năng này vào danh sách những rủi ro hàng đầu mới đối với kinh tế thế giới.
Kịch bản xấu nhất được IMF phác họa như sau:
Ở mức gần 2,5 lần GDP, nợ công của Nhật Bản lớn hơn nhiều so với mức nợ công của bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác trên thế giới. Cho đến nay, các nhà đầu tư vẫn sẵn lòng cho Chính phủ Nhật vay vốn với lãi suất siêu thấp trên thị trường trái phiếu, cho phép Tokyo dễ dàng thanh toán những khoản nợ đã vay từ trước.
Tuy nhiên, trong trường hợp Abenomics không đem lại được mức tăng trưởng dự kiến, giới đầu tư có thể bắt đầu nghi ngờ về khả năng trả nợ của Chính phủ Nhật. “Rủi ro nằm ở chỗ các nhà đầu tư trở nên lo ngại về sự bền vững của mức nợ công, và đòi mức lãi suất cao hơn”, kinh tế trưởng Olivier Blanchard của IMF nhận định. “Điều này sẽ khiến Nhật Bản khó duy trì được khối nợ như vậy”.
Khi đó, để tránh vỡ nợ, Chính phủ Nhật có thể tạo áp lực buộc Ngân hàng Trung ương (BoJ) tiếp tục mua nợ, một quy trình có thể dẫn tới siêu lạm phát. Mức sống của người Nhật khi đó sẽ giảm mạnh, một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng và lãi suất tăng vọt sẽ gây hiệu ứng lan tỏa trong khu vực và gây tổn thương cho nền kinh tế toàn cầu vốn dĩ đã mong manh.
“Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật tăng vọt có thể có tác động lớn trên phạm vi toàn cầu”, đại diện IMF Schiff nói. “Điều đó có thể ảnh hưởng không hề nhỏ tới nền kinh tế thế giới”.
Nhiều năm qua, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng mức nợ công của Nhật Bản là không bền vững. Đến nay, giới đầu tư vẫn phớt lờ cảnh báo này. Đó chủ yếu là do 95% nợ công của Nhật nằm trong tay chính người Nhật vốn nổi tiếng tiết kiệm, thông qua các ngân hàng, công ty bảo hiểm và quỹ lương hưu.
Tuy nhiên, đến một thời điểm không còn bao xa, thị trường nợ nội địa của Nhật sẽ trở nên bão hòa, và lượng trái phiếu chính phủ mới phát hành sẽ phải tìm đến những khách mua là các nhà đầu tư nước ngoài hay dao động hơn. Chỉ trong vòng 3-4 năm tới đây, tiền tiết kiệm của các hộ gia đình sẽ bắt đầu vơi đi, khi thế hệ “baby-boomer” ở Nhật về hưu.
“Đến lúc đó, nếu Chính phủ Nhật vẫn chưa làm nên chuyện, thì tình hình sẽ rất khó khăn vì nhu cầu tự nhiên đối với trái phiếu chính phủ nước này - vốn được hỗ trợ bởi nguồn tiền tiết kiệm của các hộ gia đình - sẽ bắt đầu suy giảm”, ông Manetta nói.
Trong một báo cáo vào năm ngoái, hai kinh tế gia có ảnh hưởng của Nhật Bản là Takatoshi Ito và Takeo Hoshi ước tính rằng, điểm bão hòa của thị trường trái phiếu nước này có thể đến trong 10 năm tới nếu không có biện pháp ngăn chặn. Giới đầu tư có thể lường trước được thời điểm đó, dẫn tới một cuộc khủng hoảng xảy ra trước khi thời điểm đó thực sự tới.
Thủ tướng Abe đã đề xuất tăng thuế tiêu thụ lên mức 10%. Nguồn thu bổ sung này sẽ giúp trì hoãn thời điểm bão hòa nói trên, nhưng sẽ không đủ để giúp giữ mức nợ công ổn định. Để đạt được sự ổn định về nợ công, chính sách Abenomics sẽ phải thành công trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế dài hạn của nước Nhật.
Chính phủ của ông Abe đã bắn đi mũi tên đầu tiên trong số “ba mũi tên” của Abenomics, đó là bổ nhiệm một Thống đốc BoJ mới, người quyết định bơm tiền ồ ạt vào nền kinh tế. Mũi tên thứ hai là chính sách tài khóa, mới chỉ được phóng đi nửa chừng. Tokyo đã bắt đầu thực thi kích thích tài khóa, nhưng vẫn chưa công bố một kế hoạch trung hạn về tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi Chính phủ của Thủ tướng Abe công bố kế hoạch cho những thay đổi lớn mang tính cơ cấu cho nền kinh tế trong mùa thu năm nay, sau khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử mới đây tại Thượng viện.
Để duy trì sự hồi phục dự kiến có được của nền kinh tế, ông Abe sẽ phải bắn mũi tên thứ ba, đó là một cuộc cải tổ lớn đối với nền kinh tế Nhật. Đến nay, người đứng đầu Chính phủ Nhật mới chỉ đưa ra những biện pháp mờ nhạt, được cho là sẽ không giúp ích gì nhiều cho thúc đẩy tăng trưởng.
Những điều mà IMF muốn nhìn thấy ở Nhật Bản bao gồm những thay đổi sâu sắc hơn để khuyến khích phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, tạo điều kiện dễ dàng hơn để sa thải người lao động có tuổi, và nới lỏng các hạn chế đối với ngành nông nghiệp và dịch vụ. IMF kỳ vọng rằng, những thay đổi như thế sẽ giúp đẩy nhanh sự tăng trưởng của kinh tế Nhật nhờ tăng sử dụng lao động, tiền lương và chi tiêu dùng.
Những tháng tới đây sẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Các nhà đầu tư đang chờ đợi Chính phủ của Thủ tướng Abe công bố kế hoạch cho những thay đổi lớn mang tính cơ cấu cho nền kinh tế trong mùa thu năm nay, sau khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử mới đây tại Thượng viện.
Nếu ông Abe do dự, Abenomics có khả năng sẽ thất bại, và sẽ chỉ thành công ở phương diện bổ sung thêm nợ quốc gia cho xứ sở anh đào.
Tờ Wall Street Journal kết luận rằng, Abenomics chính là cơ hội tốt nhất, và cũng có thể là cơ hội cuối cùng, để Nhật Bản ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ có nguy cơ đẩy lùi tăng trưởng toàn cầu thêm một lần nữa.
Rõ ràng, không chỉ có người Nhật có quyền lợi trong “canh bạc” đầy may rủi này.