Siết chặt kiểm tra thực phẩm Tết
"Có không ít loại hoa quả đã được các nhà buôn nhập về rồi đem tẩm ướp hóa chất bảo quản và để trong kho chờ bán vào dịp Tết"
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Biện pháp “mạnh” của ngành chức năng trong chiến dịch kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết năm nay là gì, thưa ông?
Dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý năm nay đặc biệt hơn mọi năm vì chúng ta đang phải đối phó với nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, đặc biệt là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. Mặc dù chúng ta đã công bố khống chế thành công dịch tiêu chảy cấp nhưng nguy cơ quay trở lại của dịch bệnh này là rất cao.
Vì vậy, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa... nhất là tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất. Việc tăng cường kiểm tra sẽ hạn chế hàng giả, hàng kém chất lượng “tung hoành” trên thị trường.
Thực tế, nhiều cơ sở kinh doanh đã “gom” hàng trước Tết vài tháng để đến sát Tết tung ra thị trường bán với giá cao. Với những mặt hàng thực phẩm như giò chả, hàng đông lạnh, hoa quả... thường phải tẩm ướp hoá chất bảo quản mới giữ được tươi lâu?
Đây là hiện tượng có thật, có không ít loại hoa quả đã được các nhà buôn nhập về rồi đem tẩm ướp hóa chất bảo quản và để trong kho chờ bán vào dịp Tết. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng này không đơn giản. Ngay cả hệ thống máy móc, thiết bị phát hiện chất bảo quản độc hại của Việt Nam cũng chưa đạt chuẩn.
Chính vì vậy, người tiêu dùng vẫn phải là những nhà thông thái. Tốt nhất là nên mua ở những địa điểm đảm bảo chất lượng như siêu thị, cửa hàng uy tín.
Ngoài ra, đối với các loại bánh, kẹo nhập ngoại cũng cần lưu ý. Hiện trên thị trường đã xuất hiện thêm rất nhiều loại sản phẩm có xuất xứ từ các tỉnh lẻ của Trung Quốc. Những loại này khá đẹp về hình thức bên ngoài nhưng phần lớn đều không có nguồn gốc rõ ràng, rất có thể chúng chưa được kiểm định chất lượng.
Ngoài thực phẩm, các loại đồ uống như bia, rượu cũng không an toàn đối với người sử dụng. Vậy việc kiểm soát các mặt hàng này sẽ diễn ra như thế nào trong dịp Tết năm nay?
Chúng tôi vừa tiến hành kiểm tra sơ bộ ở 20 tỉnh trên cả nước và phát hiện ra khoảng 1.500 loại rượu lưu hành trên thị trường trong dịp Tết năm nay không công bố tiêu chuẩn chất lượng. Đáng bàn là gần đây, nhiều người thích dùng rượu bổ có ngâm động, thực vật, thuốc dân tộc, sâm... bán ở nhà hàng hoặc đã đóng chai sẵn.
Tuy nhiên, qua kiểm tra chúng tôi nhận thấy có rất nhiều loại rượu chỉ ngâm bã vô bổ, thậm chí độc hại. Trong năm qua cũng đã xảy ra 3 ca tử vong do uống rượu ngâm gây ngộ độc.
Còn việc kiểm tra các làng nghề bánh mứt kẹo truyền thống sản xuất các mặt hàng phục vụ Tết thì sao, thưa ông?
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các làng nghề càng rất khó kiểm soát do đó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã đề nghị các cấp, các ngành phải cùng vào cuộc, các cơ quan chức năng tại các làng nghề sản xuất bánh mứt kẹo phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở sản xuất (như yêu cầu cơ sở sản xuất tuyệt đối không được sản xuất trên rãnh nước, sát mặt đất, kiểm tra nguồn nguyên liệu và đặc biệt là nguồn phẩm màu, hóa chất bảo quản...).
Đặc biệt, việc kiểm soát nguồn nguyên liệu làm bánh mứt tết ở các làng nghề là rất quan trọng. Vì nguồn nguyên liệu như bột, đường, lạc không giữ được lâu, dễ bị hỏng. Nếu sử dụng nguồn nguyên liệu không đảm bảo để sản xuất thì rất có nguy cơ gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí là các vụ ngộ độc lớn.
Cơ quan chức năng biết rõ những sai phạm liên quan đến thực phẩm nhưng dường như chúng ta vẫn chưa kiểm soát được tình hình vì hạn chế lâu nay vẫn là lực lượng kiểm tra “mỏng” cùng với chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe?
Phải thừa nhận rằng, lực lượng thanh kiểm tra của chúng ta còn yếu và hạn chế. Do vậy, chúng ta cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Các ngành, các cấp cùng tham gia, cùng tích cực phối hợp tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc tăng cường kiểm tra cũng sẽ có tác dụng góp phần làm tăng ý thức của người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng. Nếu chúng ta giảm kiểm tra thì sai phạm sẽ càng tiếp diễn và tăng lên.
Trước Tết 3 tháng, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất; 2 tháng trước Tết kiểm tra các cơ sở nhập khẩu và 1 tháng cuối cùng sẽ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Biện pháp “mạnh” của ngành chức năng trong chiến dịch kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết năm nay là gì, thưa ông?
Dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý năm nay đặc biệt hơn mọi năm vì chúng ta đang phải đối phó với nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, đặc biệt là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. Mặc dù chúng ta đã công bố khống chế thành công dịch tiêu chảy cấp nhưng nguy cơ quay trở lại của dịch bệnh này là rất cao.
Vì vậy, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa... nhất là tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất. Việc tăng cường kiểm tra sẽ hạn chế hàng giả, hàng kém chất lượng “tung hoành” trên thị trường.
Thực tế, nhiều cơ sở kinh doanh đã “gom” hàng trước Tết vài tháng để đến sát Tết tung ra thị trường bán với giá cao. Với những mặt hàng thực phẩm như giò chả, hàng đông lạnh, hoa quả... thường phải tẩm ướp hoá chất bảo quản mới giữ được tươi lâu?
Đây là hiện tượng có thật, có không ít loại hoa quả đã được các nhà buôn nhập về rồi đem tẩm ướp hóa chất bảo quản và để trong kho chờ bán vào dịp Tết. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng này không đơn giản. Ngay cả hệ thống máy móc, thiết bị phát hiện chất bảo quản độc hại của Việt Nam cũng chưa đạt chuẩn.
Chính vì vậy, người tiêu dùng vẫn phải là những nhà thông thái. Tốt nhất là nên mua ở những địa điểm đảm bảo chất lượng như siêu thị, cửa hàng uy tín.
Ngoài ra, đối với các loại bánh, kẹo nhập ngoại cũng cần lưu ý. Hiện trên thị trường đã xuất hiện thêm rất nhiều loại sản phẩm có xuất xứ từ các tỉnh lẻ của Trung Quốc. Những loại này khá đẹp về hình thức bên ngoài nhưng phần lớn đều không có nguồn gốc rõ ràng, rất có thể chúng chưa được kiểm định chất lượng.
Ngoài thực phẩm, các loại đồ uống như bia, rượu cũng không an toàn đối với người sử dụng. Vậy việc kiểm soát các mặt hàng này sẽ diễn ra như thế nào trong dịp Tết năm nay?
Chúng tôi vừa tiến hành kiểm tra sơ bộ ở 20 tỉnh trên cả nước và phát hiện ra khoảng 1.500 loại rượu lưu hành trên thị trường trong dịp Tết năm nay không công bố tiêu chuẩn chất lượng. Đáng bàn là gần đây, nhiều người thích dùng rượu bổ có ngâm động, thực vật, thuốc dân tộc, sâm... bán ở nhà hàng hoặc đã đóng chai sẵn.
Tuy nhiên, qua kiểm tra chúng tôi nhận thấy có rất nhiều loại rượu chỉ ngâm bã vô bổ, thậm chí độc hại. Trong năm qua cũng đã xảy ra 3 ca tử vong do uống rượu ngâm gây ngộ độc.
Còn việc kiểm tra các làng nghề bánh mứt kẹo truyền thống sản xuất các mặt hàng phục vụ Tết thì sao, thưa ông?
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các làng nghề càng rất khó kiểm soát do đó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã đề nghị các cấp, các ngành phải cùng vào cuộc, các cơ quan chức năng tại các làng nghề sản xuất bánh mứt kẹo phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở sản xuất (như yêu cầu cơ sở sản xuất tuyệt đối không được sản xuất trên rãnh nước, sát mặt đất, kiểm tra nguồn nguyên liệu và đặc biệt là nguồn phẩm màu, hóa chất bảo quản...).
Đặc biệt, việc kiểm soát nguồn nguyên liệu làm bánh mứt tết ở các làng nghề là rất quan trọng. Vì nguồn nguyên liệu như bột, đường, lạc không giữ được lâu, dễ bị hỏng. Nếu sử dụng nguồn nguyên liệu không đảm bảo để sản xuất thì rất có nguy cơ gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí là các vụ ngộ độc lớn.
Cơ quan chức năng biết rõ những sai phạm liên quan đến thực phẩm nhưng dường như chúng ta vẫn chưa kiểm soát được tình hình vì hạn chế lâu nay vẫn là lực lượng kiểm tra “mỏng” cùng với chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe?
Phải thừa nhận rằng, lực lượng thanh kiểm tra của chúng ta còn yếu và hạn chế. Do vậy, chúng ta cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Các ngành, các cấp cùng tham gia, cùng tích cực phối hợp tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc tăng cường kiểm tra cũng sẽ có tác dụng góp phần làm tăng ý thức của người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng. Nếu chúng ta giảm kiểm tra thì sai phạm sẽ càng tiếp diễn và tăng lên.
Trước Tết 3 tháng, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất; 2 tháng trước Tết kiểm tra các cơ sở nhập khẩu và 1 tháng cuối cùng sẽ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường.