Singapore là “nam châm” hút nhân tài mạnh nhất châu Á
Singapore hiện đứng đầu châu Á trong việc thu hút và phát triển nguồn lao động chất lượng cao
Theo Chỉ số cạnh tranh tài năng toàn cầu của INSEAD mới được công bố ngày 18/4, Singapore đứng thứ hai toàn cầu về năng lực cạnh tranh nhân lực, chỉ sau Thụy Sĩ và đứng số một tại châu Á. Singapore và Australia là hai đại diện của khu vực châu Á - Thái Bình Dương có mặt trong top 10.
Đây là chỉ số đánh giá năng lực thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài của một quốc gia. Các nước có xếp hạng cao đều sở hữu chính sách việc làm linh hoạt, hệ thống giáo dục chất lượng và năng lực công nghệ cao.
Theo Bloomberg, Singapore chủ trương xây dựng nền kinh tế theo hướng trở thành trung tâm công nghệ của khu vực. Chính phủ nước này có chính sách giúp các doanh nghiệp mới tiếp cận với công nghệ mới và hỗ trợ người lao động nâng cao tay nghề.
Nước này cũng thúc đẩy mô hình tự động hóa với các công việc cần ít kỹ năng như quét dọn, vệ sinh.
“Công nghệ số sẽ giúp các nền kinh tế như Singapore vươn lên bằng cách tạo ra đội ngũ nhân tài, công ty mang tầm quốc tế”, Su-Yen Wong, CEO của Viện quản lý nhân lực có trụ sở tại Singapore, cho biết.
Các nền kinh tế lớn nhất châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ có xếp hạng toàn cầu khá thấp, lần lượt là 22, 54 và 92.
“Thách thức lớn nhất cho Trung Quốc và Ấn Độ nằm ở khả năng thu hút nhân tài, đồng thời họ cũng phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám”, Bruno Lanvin, giám đốc điều hành của INSEAD, cho biết.
Trong khi đó, Malaysia xếp thứ 28 toàn cầu, thứ hạng cao nhất trong nhóm nước thu nhập trên trung bình nhờ chính sách cởi mở với nguồn nhân lực nước ngoài, vượt qua các nền kinh tế giàu có hơn như Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Italy.
Việt Nam đứng thứ 86 trong danh sách này.
Đây là chỉ số đánh giá năng lực thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài của một quốc gia. Các nước có xếp hạng cao đều sở hữu chính sách việc làm linh hoạt, hệ thống giáo dục chất lượng và năng lực công nghệ cao.
Theo Bloomberg, Singapore chủ trương xây dựng nền kinh tế theo hướng trở thành trung tâm công nghệ của khu vực. Chính phủ nước này có chính sách giúp các doanh nghiệp mới tiếp cận với công nghệ mới và hỗ trợ người lao động nâng cao tay nghề.
Nước này cũng thúc đẩy mô hình tự động hóa với các công việc cần ít kỹ năng như quét dọn, vệ sinh.
“Công nghệ số sẽ giúp các nền kinh tế như Singapore vươn lên bằng cách tạo ra đội ngũ nhân tài, công ty mang tầm quốc tế”, Su-Yen Wong, CEO của Viện quản lý nhân lực có trụ sở tại Singapore, cho biết.
Các nền kinh tế lớn nhất châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ có xếp hạng toàn cầu khá thấp, lần lượt là 22, 54 và 92.
“Thách thức lớn nhất cho Trung Quốc và Ấn Độ nằm ở khả năng thu hút nhân tài, đồng thời họ cũng phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám”, Bruno Lanvin, giám đốc điều hành của INSEAD, cho biết.
Trong khi đó, Malaysia xếp thứ 28 toàn cầu, thứ hạng cao nhất trong nhóm nước thu nhập trên trung bình nhờ chính sách cởi mở với nguồn nhân lực nước ngoài, vượt qua các nền kinh tế giàu có hơn như Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Italy.
Việt Nam đứng thứ 86 trong danh sách này.