Sôi động mua lại, sáp nhập
Bất chấp những khó khăn kinh tế vĩ mô, Việt Nam vẫn là một thị trường mua lại, sáp nhập hấp dẫn
Bất chấp những khó khăn kinh tế vĩ mô, Việt Nam vẫn là một thị trường mua lại, sáp nhập hấp dẫn.
Theo báo cáo mới nhất của công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) công bố ngày 29/7, trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có 48 thương vụ mua lại, sáp nhập (M&A) được thực hiện tại Việt Nam với tổng giá trị là 347 triệu USD.
Theo PwC, một số thương vụ M&A điển hình trong 6 tháng đầu năm 2008 có thể kể đến là: Swiss Re mua lại 25% cổ phần tại Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (tháng 1/2008) với trị giá 81,9 triệu USD; Kamaz Inc - tập đoàn sản xuất ôtô của Nga - mua 12,5% cổ phần của Công ty VMIC ở Cẩm Phả Quảng Ninh (tháng 2/2008) và dự kiến sẽ tăng lên 36%; Morgan Stanley mua lại 48,33% cổ phần của Công ty Chứng khoán Hướng Việt...
Một thương vụ đáng chú ý khác trong tháng 2/2008 là Franklin Resources Inc mua lại 49% cổ phần của Công ty Quản lý quỹ Vietcombank. Ngân hàng Berhard, - một trong những ngân hàng lớn nhất của Malaysia - mua 15% cổ phần của Ngân hàng An Bình (tháng 3/2008); tiếp đó là Carlsberg trở thành đối tác chiến lược của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội với 16% cổ phần vào tháng 5/2008...
So sánh với 6 tháng đầu năm 2007 thì giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm nay tuy thấp hơn, nhưng số lượng lại nhiều hơn 1 thương vụ (6 tháng đầu năm 2007, có 47 thương vụ M&A tại Việt Nam với tổng giá trị là 736 triệu USD).
Mặc dù giá trị các thương vụ thấp hơn năm trước, nhưng các chuyên gia của PwC cho rằng còn quá sớm để kết luận rằng hoạt động M&A có suy giảm hay không.
“Một mặt, chúng tôi nhận thấy các công ty hoãn lại việc chốt các thương vụ là do tình hình kinh tế không ổn định hoặc còn phải thương lượng lại về mặt giá cả, mặt khác một số công ty trong nước và nước ngoài nhận được sự đánh giá thấp hơn trong năm 2008 và các nhà đầu tư nước ngoài cần phải đảm trách quá trình mua bán nghiêm ngặt này khi có nhiều công ty Việt Nam chào bán. Một hoặc hai thương vụ có qui mô trung bình lớn hơn cũng có thể tác động lớn đến số liệu”, đại diện của PwC nói.
Báo cáo của PwC về M&A được thực hiện 2 lần 1 năm và theo số liệu 6 tháng cuối năm 2007, tổng giá trị thương vụ M&A là 1.132 triệu USD (gần gấp đôi số 6 tháng cuối năm), do đó các chuyên gia PwC dự báo hoạt động M&A sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm 2008.
PwC cho biết các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính sẽ tăng trong những tháng tới vì sự thâm nhập của dich vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam hiện nay còn thấp và một số tổ chức tài chính nhỏ có thể gặp khó khăn với khả năng tín dụng hiện tại, do đó có thể cân vốn từ các đối tác chiến lược nước ngoài.
Về mặt ngắn hạn, PwC cho rằng M&A tại các công ty chứng khoán sẽ trở nên phổ biến.
Các công ty này chịu ảnh hưởng do thị trường chứng khoán giảm sút, trong khi đó, sự giảm lòng tin thể hiện trong các phiên giao dịch gần đây cũng gây khó khăn cho việc duy trì mức lợi nhuận như năm 2007.
Với những áp lực đó, lĩnh vực chứng khoán đang phải đối mặt với hiện tại và sự thật là ở Việt Nam đã có rất nhiều công ty thành lập công ty chứng khoán như là một công ty con không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính và vốn nhỏ, do đó rất dễ hiểu khi một số công ty phải tính đến chuyện giải thể hoặc bán lại cho đối thủ hoặc nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất muốn tham gia một số lĩnh vực như lĩnh vực viễn thông khi tiến hành cổ phần hóa hay lĩnh vực bán lẻ và phân phối khi thị trường mở cửa vào năm 2009.
Một lĩnh vực khác cũng thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài là lĩnh vực vật liệu xây dựng. PwC tin tưởng rằng với việc thực hiện những cam kết WTO, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho hoạt động M&A trong năm 2008 và những năm tiếp theo.
Thêm vào đó, việc nới lỏng các qui định liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng là một lý do quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam.
Theo báo cáo mới nhất của công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) công bố ngày 29/7, trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có 48 thương vụ mua lại, sáp nhập (M&A) được thực hiện tại Việt Nam với tổng giá trị là 347 triệu USD.
Theo PwC, một số thương vụ M&A điển hình trong 6 tháng đầu năm 2008 có thể kể đến là: Swiss Re mua lại 25% cổ phần tại Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (tháng 1/2008) với trị giá 81,9 triệu USD; Kamaz Inc - tập đoàn sản xuất ôtô của Nga - mua 12,5% cổ phần của Công ty VMIC ở Cẩm Phả Quảng Ninh (tháng 2/2008) và dự kiến sẽ tăng lên 36%; Morgan Stanley mua lại 48,33% cổ phần của Công ty Chứng khoán Hướng Việt...
Một thương vụ đáng chú ý khác trong tháng 2/2008 là Franklin Resources Inc mua lại 49% cổ phần của Công ty Quản lý quỹ Vietcombank. Ngân hàng Berhard, - một trong những ngân hàng lớn nhất của Malaysia - mua 15% cổ phần của Ngân hàng An Bình (tháng 3/2008); tiếp đó là Carlsberg trở thành đối tác chiến lược của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội với 16% cổ phần vào tháng 5/2008...
So sánh với 6 tháng đầu năm 2007 thì giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm nay tuy thấp hơn, nhưng số lượng lại nhiều hơn 1 thương vụ (6 tháng đầu năm 2007, có 47 thương vụ M&A tại Việt Nam với tổng giá trị là 736 triệu USD).
Mặc dù giá trị các thương vụ thấp hơn năm trước, nhưng các chuyên gia của PwC cho rằng còn quá sớm để kết luận rằng hoạt động M&A có suy giảm hay không.
“Một mặt, chúng tôi nhận thấy các công ty hoãn lại việc chốt các thương vụ là do tình hình kinh tế không ổn định hoặc còn phải thương lượng lại về mặt giá cả, mặt khác một số công ty trong nước và nước ngoài nhận được sự đánh giá thấp hơn trong năm 2008 và các nhà đầu tư nước ngoài cần phải đảm trách quá trình mua bán nghiêm ngặt này khi có nhiều công ty Việt Nam chào bán. Một hoặc hai thương vụ có qui mô trung bình lớn hơn cũng có thể tác động lớn đến số liệu”, đại diện của PwC nói.
Báo cáo của PwC về M&A được thực hiện 2 lần 1 năm và theo số liệu 6 tháng cuối năm 2007, tổng giá trị thương vụ M&A là 1.132 triệu USD (gần gấp đôi số 6 tháng cuối năm), do đó các chuyên gia PwC dự báo hoạt động M&A sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm 2008.
PwC cho biết các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính sẽ tăng trong những tháng tới vì sự thâm nhập của dich vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam hiện nay còn thấp và một số tổ chức tài chính nhỏ có thể gặp khó khăn với khả năng tín dụng hiện tại, do đó có thể cân vốn từ các đối tác chiến lược nước ngoài.
Về mặt ngắn hạn, PwC cho rằng M&A tại các công ty chứng khoán sẽ trở nên phổ biến.
Các công ty này chịu ảnh hưởng do thị trường chứng khoán giảm sút, trong khi đó, sự giảm lòng tin thể hiện trong các phiên giao dịch gần đây cũng gây khó khăn cho việc duy trì mức lợi nhuận như năm 2007.
Với những áp lực đó, lĩnh vực chứng khoán đang phải đối mặt với hiện tại và sự thật là ở Việt Nam đã có rất nhiều công ty thành lập công ty chứng khoán như là một công ty con không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính và vốn nhỏ, do đó rất dễ hiểu khi một số công ty phải tính đến chuyện giải thể hoặc bán lại cho đối thủ hoặc nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất muốn tham gia một số lĩnh vực như lĩnh vực viễn thông khi tiến hành cổ phần hóa hay lĩnh vực bán lẻ và phân phối khi thị trường mở cửa vào năm 2009.
Một lĩnh vực khác cũng thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài là lĩnh vực vật liệu xây dựng. PwC tin tưởng rằng với việc thực hiện những cam kết WTO, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho hoạt động M&A trong năm 2008 và những năm tiếp theo.
Thêm vào đó, việc nới lỏng các qui định liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng là một lý do quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam.