2007, năm kỷ lục của mua bán và sáp nhập
Các công ty tài chính là mục tiêu mua lại được để ý nhiều nhất năm 2007
Giá trị các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) toàn cầu trong năm 2007 đã đạt một kỷ lục mới. Nhưng cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ đã khiến cỗ máy M&A quay chậm lại trong nửa cuối của năm.
Số liệu thống kê sơ bộ của hãng thông tin tài chính Thomson Financial có trụ sở tại Mỹ cho thấy, năm nay, tổng trị giá của các vụ M&A đạt 4.400 tỷ, tăng 21% so với mức 3.600 tỷ USD vào năm ngoái.
Tuy nhiên, tốc độ diễn ra các thỏa thuận trong 6 tháng cuối năm nay đã chậm lại đáng kể do hoạt động tín dụng bị thắt chặt vì những lo ngại trước cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, hoạt động M&A - nhân tố đẩy thị trường chứng khoán Mỹ tới những con số kỷ lục hồi đầu năm - có thể đã lên tới mức đỉnh điểm của nó và trước mặt đang là một con dốc dài.
Với đặc trưng là những thỏa thuận lớn, năm 2007 đã chứng kiến các quỹ đầu tư vốn tư nhân, như Blackstone Group và Kohlberg Kravis Roberts, phô trương sức mạnh. Các quỹ này đã đạt các thỏa thuận với tổng trị giá kỷ lục 791 tỷ USD – tương đương với gần 1/5 giá trị các thỏa thuận M&A trên toàn thế giới. Nhiều thỏa thuận trong số này đã biến một số công ty đại chúng như TXU hay chuỗi khách sạn Hilton thành những công ty tư nhân.
Trước cuộc “biểu dương lực lượng” của các quỹ đầu tư vốn tư nhân, các tập đoàn lớn cũng không chịu đứng yên. Một nhóm ba ngân hàng do Ngân hàng Hoàng gia Scotland dẫn đầu đã mua lại Ngân hàng ABN Amro của Hà Lan với giá 99 tỷ USD. Đây là thỏa thuận mua lại lớn nhất đã hoàn thành trong năm.
Trong khi đó, “đại gia” khai thác mỏ BHP Billiton cũng đưa ra đề nghị mua lại đối thủ Rio Tinto với mức giá chưa từng có: 193 tỷ USD. Một khi hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận mua lại lớn nhất từ trước đến nay.
Cũng theo Thomson Financial, các công ty tài chính là mục tiêu mua lại được để ý nhiều nhất trong năm nay. Số vụ mua lại và sáp nhập giữa các công ty sản xuất hàng tiêu dùng cũng tăng. Trong khi đó, số thỏa thuận giữa các doanh nghiệp viễn thông, truyền thông và giải trí lại giảm xuống so với năm 2006.
Nhìn chung, hoạt động M&A bắt đầu chậm lại vào quý 3 khi hoạt động cho vay dần thắt chặt. Trong nửa cuối của năm, hoạt động này giảm mạnh nhất ở Mỹ, với mức giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái và mức giảm 27% trên toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tín dụng là một đòn đặc biệt mạnh giáng vào các quỹ đầu tư vốn tư nhân, khiến cỗ máy M&A đang chạy nhanh bỗng trở nên ì ạch. Giá trị các thỏa thuận M&A của các công ty này trong 6 tháng cuối năm chỉ đạt 199 tỷ USD, bằng 1/3 so với mức 592 tỷ USD trong nửa đầu của năm.
Mặc dù vậy, không ít chuyên gia vẫn cho rằng, hoạt động M&A rất có thể sẽ trở lại với trạng thái sôi động trong thời gian tới, vì “cơn sốt” mua lại chấm dứt được coi là sẽ mở ra nhiều hơn nữa những cơ hội cho các doanh nghiệp.
(Theo CNN)
Số liệu thống kê sơ bộ của hãng thông tin tài chính Thomson Financial có trụ sở tại Mỹ cho thấy, năm nay, tổng trị giá của các vụ M&A đạt 4.400 tỷ, tăng 21% so với mức 3.600 tỷ USD vào năm ngoái.
Tuy nhiên, tốc độ diễn ra các thỏa thuận trong 6 tháng cuối năm nay đã chậm lại đáng kể do hoạt động tín dụng bị thắt chặt vì những lo ngại trước cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, hoạt động M&A - nhân tố đẩy thị trường chứng khoán Mỹ tới những con số kỷ lục hồi đầu năm - có thể đã lên tới mức đỉnh điểm của nó và trước mặt đang là một con dốc dài.
Với đặc trưng là những thỏa thuận lớn, năm 2007 đã chứng kiến các quỹ đầu tư vốn tư nhân, như Blackstone Group và Kohlberg Kravis Roberts, phô trương sức mạnh. Các quỹ này đã đạt các thỏa thuận với tổng trị giá kỷ lục 791 tỷ USD – tương đương với gần 1/5 giá trị các thỏa thuận M&A trên toàn thế giới. Nhiều thỏa thuận trong số này đã biến một số công ty đại chúng như TXU hay chuỗi khách sạn Hilton thành những công ty tư nhân.
Trước cuộc “biểu dương lực lượng” của các quỹ đầu tư vốn tư nhân, các tập đoàn lớn cũng không chịu đứng yên. Một nhóm ba ngân hàng do Ngân hàng Hoàng gia Scotland dẫn đầu đã mua lại Ngân hàng ABN Amro của Hà Lan với giá 99 tỷ USD. Đây là thỏa thuận mua lại lớn nhất đã hoàn thành trong năm.
Trong khi đó, “đại gia” khai thác mỏ BHP Billiton cũng đưa ra đề nghị mua lại đối thủ Rio Tinto với mức giá chưa từng có: 193 tỷ USD. Một khi hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận mua lại lớn nhất từ trước đến nay.
Cũng theo Thomson Financial, các công ty tài chính là mục tiêu mua lại được để ý nhiều nhất trong năm nay. Số vụ mua lại và sáp nhập giữa các công ty sản xuất hàng tiêu dùng cũng tăng. Trong khi đó, số thỏa thuận giữa các doanh nghiệp viễn thông, truyền thông và giải trí lại giảm xuống so với năm 2006.
Nhìn chung, hoạt động M&A bắt đầu chậm lại vào quý 3 khi hoạt động cho vay dần thắt chặt. Trong nửa cuối của năm, hoạt động này giảm mạnh nhất ở Mỹ, với mức giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái và mức giảm 27% trên toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tín dụng là một đòn đặc biệt mạnh giáng vào các quỹ đầu tư vốn tư nhân, khiến cỗ máy M&A đang chạy nhanh bỗng trở nên ì ạch. Giá trị các thỏa thuận M&A của các công ty này trong 6 tháng cuối năm chỉ đạt 199 tỷ USD, bằng 1/3 so với mức 592 tỷ USD trong nửa đầu của năm.
Mặc dù vậy, không ít chuyên gia vẫn cho rằng, hoạt động M&A rất có thể sẽ trở lại với trạng thái sôi động trong thời gian tới, vì “cơn sốt” mua lại chấm dứt được coi là sẽ mở ra nhiều hơn nữa những cơ hội cho các doanh nghiệp.
(Theo CNN)