“Sự điều hành của Thủ tướng không hoàn toàn dễ dàng”
GS. Vũ Khiêu nói về những thành tựu, hạn chế của tình hình kinh tế - xã hội và quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng
Ngày 17/11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã đăng tải cuộc phỏng vấn GS. Vũ Khiêu xung quanh những thành tựu, hạn chế của tình hình kinh tế - xã hội và quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. VnEconomy xin giới thiệu lại nội dung cuộc phỏng vấn này. Tựa đề do tòa soạn đặt.
Thưa Giáo sư, là một học giả lớn, từ góc nhìn của triết học và xã hội học, Giáo sư luôn luôn theo dõi và phân tích tình hình về mọi mặt của Tổ quốc và thỉnh thoảng đã có những bài phát biểu trên các báo, đài ở Việt Nam. Xin Giáo sư cho biết một vài đánh giá của Giáo sư về những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước?
Tôi vui mừng trước những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được. Về căn bản, tôi đồng tình với bản báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại Quốc hội. Báo cáo đã trình bày đầy đủ thành tích mà đất nước đã đạt được, đồng thời cũng nêu lên những mặt còn yếu kém, còn thiếu sót trong quản lý. Báo cáo đã được Quốc hội xem xét kỹ.
Nhiều đại biểu đã chất vấn Chính phủ từ Thủ tướng, Phó thủ tướng đến các vị đứng đầu các bộ, các ngành, các cơ quan Nhà nước. Nhiều ý kiến nhấn mạnh những mặt còn thiếu sót và yếu kém trong công tác điều hành, nhưng nhìn toàn cục đã chấp nhận những thành tựu cơ bản mà Chính phủ đã đạt được.
Giáo sư đánh giá như thế nào về sự điều hành của Chính phủ và của bộ máy Nhà nước từ trên xuống dưới?
Sự điều hành của Chính phủ vẫn theo tinh thần của mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Cho nên, có thể nói rằng kết quả điều hành của Chính phủ cũng là kết quả chung của mối quan hệ mật thiết giữa Chính phủ với Đảng và Chính phủ với nhân dân.
Trong việc quản lý đất nước ngày nay, Thủ tướng là người chịu trách nhiệm chính, nhưng Thủ tướng lại là Ủy viên Bộ Chính trị. Đây là một thuận lợi khiến cho Thủ tướng thường xuyên sinh hoạt với Bộ Chính trị, dễ dàng tiếp thu ý kiến tập thể Bộ Chính trị để vận dụng trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Ngược lại, Bộ Chính trị cũng thường xuyên hiểu được việc làm của Chính phủ. Chính vì thế mà thành quả của Chính phủ cũng có thể coi như là thành quả của Đảng và trách nhiệm của Chính phủ gắn liền với trách nhiệm của Đảng.
Giáo sư đánh giá như thế nào về sự điều hành của Thủ tướng?
Tôi không thể đánh giá được, vì làm sao tôi biết được công việc điều hành hàng ngày của Thủ tướng. Chỉ có Đảng cùng các ngành, các cấp có sự liên hệ trực tiếp với công việc điều hành của Thủ tướng mới có sự đánh giá chính xác được.
Nhưng tôi nghĩ rằng, Thủ tướng là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với mọi công việc của Chính phủ, nên sự thành công hay sai sót của Chính phủ trước hết phải quy về trách nhiệm của Thủ tướng.
Đánh giá một nhà nước hay một trong những vị đứng đầu nhà nước, trước hết phải căn cứ vào hai tiêu chuẩn sau đây:
1. Đối với Tổ quốc đã làm những gì để đẩy mạnh sự phát triển của đất nước trên con đường tiến bộ của lịch sử.
2. Đối với nhân dân đã làm những gì để đem lại đời sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân.
Muốn thực hiện được đầy đủ hai tiêu chuẩn này, trước hết phải học lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Tôi tin rằng Thủ tướng không quên lời dạy đó của Bác Hồ. Tuy nhiên sự điều hành của Thủ tướng không hoàn toàn dễ dàng.
Đã có đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi tại sao Thủ tướng không cách chức ngay cấp dưới sai phạm. Tôi nghĩ rằng Thủ tướng Nhật làm được điều đó là theo quy chế điều hành của Nhật Bản. Còn ở ta thì chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã nói rằng: “Đối với quyền của tôi, ngay một chủ tịch xã làm sai tôi cũng không cách chức ngay được”.
Để Thủ tướng có thể kịp thời xử lí ngay những công việc trên, tôi cho rằng Đảng và Nhà nước cần xây dựng một quy chế, quy định rõ quyền hạn của một Thủ tướng trong việc kịp thời giải quyết những sai phạm của cấp dưới như có đại biểu Quốc hội đã đòi hỏi.
Theo Giáo sư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phải là một trong những người đáp ứng được những yêu cầu như Bác Hồ đã dạy hay không?
Trong năm vừa qua, vị thế của Việt Nam được nâng cao hẳn lên trong khu vực và trên thế giới. Những kết quả nổi bật của các Hội nghị Cấp cao ASEAN mở rộng, Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN về các trụ cột kinh tế, văn hóa và xã hội cùng với việc Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA và là nước chủ nhà Diễn đàn kinh tế Đông Á, được dư luận quốc tế và trong nước đánh giá cao. Công tác hội nhập quốc tế được triển khai tích cực và chủ động với những kết quả thiết thực. Uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam đang tạo thêm điều kiện thuận lợi và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tôi nghĩ rằng trong thành công này của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị của chúng ta, trong đó có phần đóng góp lớn của Thủ tướng.
Trong thời gian vừa qua, đông đảo nhân dân theo dõi những hoạt động quốc tế này trên truyền hình nhìn thấy những hoạt động sôi nổi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cử chỉ đàng hoàng, tư thế chững chạc trước mọi nguyên thủ quốc gia và chính khách lớn của thế giới, tương xứng với vị trí đang lên của Việt Nam.
Trước tình hình này, tôi cũng đồng tình với nhiều người và cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, đất nước.
Thưa Giáo sư, là một học giả lớn, từ góc nhìn của triết học và xã hội học, Giáo sư luôn luôn theo dõi và phân tích tình hình về mọi mặt của Tổ quốc và thỉnh thoảng đã có những bài phát biểu trên các báo, đài ở Việt Nam. Xin Giáo sư cho biết một vài đánh giá của Giáo sư về những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước?
Tôi vui mừng trước những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được. Về căn bản, tôi đồng tình với bản báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại Quốc hội. Báo cáo đã trình bày đầy đủ thành tích mà đất nước đã đạt được, đồng thời cũng nêu lên những mặt còn yếu kém, còn thiếu sót trong quản lý. Báo cáo đã được Quốc hội xem xét kỹ.
Nhiều đại biểu đã chất vấn Chính phủ từ Thủ tướng, Phó thủ tướng đến các vị đứng đầu các bộ, các ngành, các cơ quan Nhà nước. Nhiều ý kiến nhấn mạnh những mặt còn thiếu sót và yếu kém trong công tác điều hành, nhưng nhìn toàn cục đã chấp nhận những thành tựu cơ bản mà Chính phủ đã đạt được.
Giáo sư đánh giá như thế nào về sự điều hành của Chính phủ và của bộ máy Nhà nước từ trên xuống dưới?
Sự điều hành của Chính phủ vẫn theo tinh thần của mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Cho nên, có thể nói rằng kết quả điều hành của Chính phủ cũng là kết quả chung của mối quan hệ mật thiết giữa Chính phủ với Đảng và Chính phủ với nhân dân.
Trong việc quản lý đất nước ngày nay, Thủ tướng là người chịu trách nhiệm chính, nhưng Thủ tướng lại là Ủy viên Bộ Chính trị. Đây là một thuận lợi khiến cho Thủ tướng thường xuyên sinh hoạt với Bộ Chính trị, dễ dàng tiếp thu ý kiến tập thể Bộ Chính trị để vận dụng trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Ngược lại, Bộ Chính trị cũng thường xuyên hiểu được việc làm của Chính phủ. Chính vì thế mà thành quả của Chính phủ cũng có thể coi như là thành quả của Đảng và trách nhiệm của Chính phủ gắn liền với trách nhiệm của Đảng.
Giáo sư đánh giá như thế nào về sự điều hành của Thủ tướng?
Tôi không thể đánh giá được, vì làm sao tôi biết được công việc điều hành hàng ngày của Thủ tướng. Chỉ có Đảng cùng các ngành, các cấp có sự liên hệ trực tiếp với công việc điều hành của Thủ tướng mới có sự đánh giá chính xác được.
Nhưng tôi nghĩ rằng, Thủ tướng là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với mọi công việc của Chính phủ, nên sự thành công hay sai sót của Chính phủ trước hết phải quy về trách nhiệm của Thủ tướng.
Đánh giá một nhà nước hay một trong những vị đứng đầu nhà nước, trước hết phải căn cứ vào hai tiêu chuẩn sau đây:
1. Đối với Tổ quốc đã làm những gì để đẩy mạnh sự phát triển của đất nước trên con đường tiến bộ của lịch sử.
2. Đối với nhân dân đã làm những gì để đem lại đời sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân.
Muốn thực hiện được đầy đủ hai tiêu chuẩn này, trước hết phải học lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Tôi tin rằng Thủ tướng không quên lời dạy đó của Bác Hồ. Tuy nhiên sự điều hành của Thủ tướng không hoàn toàn dễ dàng.
Đã có đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi tại sao Thủ tướng không cách chức ngay cấp dưới sai phạm. Tôi nghĩ rằng Thủ tướng Nhật làm được điều đó là theo quy chế điều hành của Nhật Bản. Còn ở ta thì chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã nói rằng: “Đối với quyền của tôi, ngay một chủ tịch xã làm sai tôi cũng không cách chức ngay được”.
Để Thủ tướng có thể kịp thời xử lí ngay những công việc trên, tôi cho rằng Đảng và Nhà nước cần xây dựng một quy chế, quy định rõ quyền hạn của một Thủ tướng trong việc kịp thời giải quyết những sai phạm của cấp dưới như có đại biểu Quốc hội đã đòi hỏi.
Theo Giáo sư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phải là một trong những người đáp ứng được những yêu cầu như Bác Hồ đã dạy hay không?
Trong năm vừa qua, vị thế của Việt Nam được nâng cao hẳn lên trong khu vực và trên thế giới. Những kết quả nổi bật của các Hội nghị Cấp cao ASEAN mở rộng, Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN về các trụ cột kinh tế, văn hóa và xã hội cùng với việc Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA và là nước chủ nhà Diễn đàn kinh tế Đông Á, được dư luận quốc tế và trong nước đánh giá cao. Công tác hội nhập quốc tế được triển khai tích cực và chủ động với những kết quả thiết thực. Uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam đang tạo thêm điều kiện thuận lợi và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tôi nghĩ rằng trong thành công này của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị của chúng ta, trong đó có phần đóng góp lớn của Thủ tướng.
Trong thời gian vừa qua, đông đảo nhân dân theo dõi những hoạt động quốc tế này trên truyền hình nhìn thấy những hoạt động sôi nổi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cử chỉ đàng hoàng, tư thế chững chạc trước mọi nguyên thủ quốc gia và chính khách lớn của thế giới, tương xứng với vị trí đang lên của Việt Nam.
Trước tình hình này, tôi cũng đồng tình với nhiều người và cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, đất nước.