Sửa điều luật “công nhân có lương hưu”: Nói kiểu gì cũng đúng?
Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đúng quan điểm và nhân văn, vậy tại sao phải sửa
“Chúng ta nói đây là một chính sách nhân văn, đúng quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, nhưng đặt vấn đề sửa thì có nghĩa là mấy điều chúng ta vừa nói là sai, nói kiểu gì cũng đúng sao được?”.
Câu hỏi này được đại biểu Ngô Văn Minh đặt ra tại cuối phiên thảo luận sáng 27/5 của Quốc hội về điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Không sai nhưng còn thiếu
Người lao động kiến nghị, Chính phủ có báo cáo, ủy ban thẩm tra có ý kiến và một số đại biểu buồn, xấu hổ, có lỗi, còn một số vị khác chưa thấy nói gì, đại biểu Ngô Văn Minh khái quát về quá trình xem xét có sửa hay không điều luật này.
Có đến 39 vị đăng ký, nhưng chỉ có 21 vị đủ thời gian phát biểu tại phiên thảo luận, mà việc có sửa điều 60 hay không vẫn chưa thể ngã ngũ.
Khá nhiều phát biểu đều giống nhau ở chỗ đều cho rằng điều 60 là một điều luật nhân văn tiến bộ và thực hiện được mục tiêu bảo đảm chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.
Phương án được nhiều vị lựa chọn là đề nghị Quốc hội ra nghị quyết cho phép người lao động, sau một năm nghỉ việc được quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm.
Cũng khẳng định điều 60 là điều luật có tính tiến bộ, không sai nhưng còn thiếu, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm kể, bà đã đã gặp nhiều anh chị em công nhân, thấy họ rất xanh xao.
“Nếu chúng ta có điều kiện để thấy họ ghé vào chợ lề đường để mua nhanh một mớ rau hoặc vài miếng tàu hũ, một quả trứng hay thậm chí một ít thịt, cá nhưng không còn tươi, thì chúng ta mới hiểu được vì sao công nhân lại đặt ra vấn đề hưởng bảo hiểm một lần”, bà nói
Tại phiên thảo luận, một số vị đại biểu đặt câu hỏi, liệu số tiền được hưởng bảo hiểm xã hội một lần có giải quyết được khó khăn trước mắt của bản thân và gia đình người lao động hay không? Khi mà từ 2010 - 2014, trong 2.323.097 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có đến 962.638 người mới làm việc có một năm trở lại. Tức là hưởng một lần chỉ được tối đa là 1,5 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
Sẽ lấy phiếu thăm dò ý kiến
“Có thể đối với người có tiền, có điều kiện thì vài triệu là ít. Song, đối với người lao động, đặc biệt người lao động từ nông dân mà ra thì rất khó khăn. Cho nên vài triệu là cả một tài sản mà người lao động phải làm việc cật lực mới có được. Cho nên vấn đề người lao động nêu chúng ta cần phải cân nhắc một cách thấu đáo có tình, có lý và sát với thực tiễn”, bà Tâm phát biểu.
Lắng nghe ý kiến của cử tri, bà Tâm cũng đồng cảm với họ, khi còn rất nhiều những bất trắc trong thị trường lao động có thể đến với người công nhân bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy người lao động có yêu cầu được nhận bảo hiểm một lần khi cần thiết trang trải cuộc sống trước mắt, thì đó là sự lựa chọn bất đắc dĩ. Có lợi hay không có lợi là phải xét ở điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của người lao động, bà Tâm nhấn mạnh.
Vị đại biểu này khẳng định, người lao động có lý do để yêu cầu Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi điều 60 theo hướng linh hoạt hơn, tôn trọng hơn quyền được lựa chọn của người lao động, để dù lựa chọn theo hướng nào mà người lao động thấy có lợi nhất cho mình trong điều kiện cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể, thì cũng được luật bảo vệ.
Đặc trưng của luật pháp trong các nước dân chủ, là giao cho người dân quyền chọn lựa đối với quyền lợi hợp pháp của họ, đại biểu Trương Trọng Nghĩa bày tỏ quan điểm. Và quan điểm này của ông nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu khác.
“Tôi rất tán thành với ý kiến anh Nghĩa và ý kiến của chị Tâm. Hơn ai hết, nên để cho người lao động có quyền chọn lựa”, đại biểu Đặng Ngọc Tùng bày tỏ.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết sẽ lấy phiếu thăm dò ý kiến đến các vị đại biểu về vấn đề này, sau đó sẽ xem xét quyết định theo ý kiến chung của đại biểu Quốc hội.
Câu hỏi này được đại biểu Ngô Văn Minh đặt ra tại cuối phiên thảo luận sáng 27/5 của Quốc hội về điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Không sai nhưng còn thiếu
Người lao động kiến nghị, Chính phủ có báo cáo, ủy ban thẩm tra có ý kiến và một số đại biểu buồn, xấu hổ, có lỗi, còn một số vị khác chưa thấy nói gì, đại biểu Ngô Văn Minh khái quát về quá trình xem xét có sửa hay không điều luật này.
Có đến 39 vị đăng ký, nhưng chỉ có 21 vị đủ thời gian phát biểu tại phiên thảo luận, mà việc có sửa điều 60 hay không vẫn chưa thể ngã ngũ.
Khá nhiều phát biểu đều giống nhau ở chỗ đều cho rằng điều 60 là một điều luật nhân văn tiến bộ và thực hiện được mục tiêu bảo đảm chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.
Phương án được nhiều vị lựa chọn là đề nghị Quốc hội ra nghị quyết cho phép người lao động, sau một năm nghỉ việc được quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm.
Cũng khẳng định điều 60 là điều luật có tính tiến bộ, không sai nhưng còn thiếu, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm kể, bà đã đã gặp nhiều anh chị em công nhân, thấy họ rất xanh xao.
“Nếu chúng ta có điều kiện để thấy họ ghé vào chợ lề đường để mua nhanh một mớ rau hoặc vài miếng tàu hũ, một quả trứng hay thậm chí một ít thịt, cá nhưng không còn tươi, thì chúng ta mới hiểu được vì sao công nhân lại đặt ra vấn đề hưởng bảo hiểm một lần”, bà nói
Tại phiên thảo luận, một số vị đại biểu đặt câu hỏi, liệu số tiền được hưởng bảo hiểm xã hội một lần có giải quyết được khó khăn trước mắt của bản thân và gia đình người lao động hay không? Khi mà từ 2010 - 2014, trong 2.323.097 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có đến 962.638 người mới làm việc có một năm trở lại. Tức là hưởng một lần chỉ được tối đa là 1,5 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
Sẽ lấy phiếu thăm dò ý kiến
“Có thể đối với người có tiền, có điều kiện thì vài triệu là ít. Song, đối với người lao động, đặc biệt người lao động từ nông dân mà ra thì rất khó khăn. Cho nên vài triệu là cả một tài sản mà người lao động phải làm việc cật lực mới có được. Cho nên vấn đề người lao động nêu chúng ta cần phải cân nhắc một cách thấu đáo có tình, có lý và sát với thực tiễn”, bà Tâm phát biểu.
Lắng nghe ý kiến của cử tri, bà Tâm cũng đồng cảm với họ, khi còn rất nhiều những bất trắc trong thị trường lao động có thể đến với người công nhân bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy người lao động có yêu cầu được nhận bảo hiểm một lần khi cần thiết trang trải cuộc sống trước mắt, thì đó là sự lựa chọn bất đắc dĩ. Có lợi hay không có lợi là phải xét ở điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của người lao động, bà Tâm nhấn mạnh.
Vị đại biểu này khẳng định, người lao động có lý do để yêu cầu Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi điều 60 theo hướng linh hoạt hơn, tôn trọng hơn quyền được lựa chọn của người lao động, để dù lựa chọn theo hướng nào mà người lao động thấy có lợi nhất cho mình trong điều kiện cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể, thì cũng được luật bảo vệ.
Đặc trưng của luật pháp trong các nước dân chủ, là giao cho người dân quyền chọn lựa đối với quyền lợi hợp pháp của họ, đại biểu Trương Trọng Nghĩa bày tỏ quan điểm. Và quan điểm này của ông nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu khác.
“Tôi rất tán thành với ý kiến anh Nghĩa và ý kiến của chị Tâm. Hơn ai hết, nên để cho người lao động có quyền chọn lựa”, đại biểu Đặng Ngọc Tùng bày tỏ.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết sẽ lấy phiếu thăm dò ý kiến đến các vị đại biểu về vấn đề này, sau đó sẽ xem xét quyết định theo ý kiến chung của đại biểu Quốc hội.