Suy thoái kinh tế Mỹ: “Căn bệnh khó chữa”
Quyết định cắt giảm lãi suất thêm 0,5% xuống còn 3% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể vẫn chưa đủ sức vực dậy nền kinh tế
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định cắt giảm lãi suất thêm 0,5% xuống còn 3% trong cuộc họp thường kỳ hôm 30/1.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nhận định, quyết định mạnh mẽ này vẫn chưa đủ sức vực dậy nền kinh tế, Quốc hội Mỹ và FED sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn.
Đây là lần cắt giảm lớn thứ hai của FED trong 9 ngày qua và là lần cắt giảm thứ năm kể từ tháng 9/2007. Đồng thời, cơ quan này cũng thể hiện ý chí sẵn sàng lặp lại động thái này nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế Mỹ. Các quan chức của Ngân hàng Trung ương cũng cho biết, FED sẽ tiếp tục thâm nhập vào thị trường tài chính và nền kinh tế để có những hành động kịp thời.
Như vậy, kể từ thứ ba tuần trước, FED đã cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm 1,25% và kể từ tháng 8, lãi suất này đã được cắt giảm 2,25%. Chủ tịch FED, ông Ben S. Bernanke và Ban Điều hành của cơ quan này cũng đã bỏ phiếu đồng ý cắt giảm lãi suất chiết khấu (chi phí của các khoản vay trực tiếp từ Ngân hàng trung ương) từ 4% xuống còn 3,5%.
Động thái của FED là một phần trong kế hoạch của Washington nhằm giúp nền kinh tế “bật dậy” thông qua kênh tín dụng “mềm” hơn. Đồng thời, Ủy ban Tài chính Thượng viện đã thông qua gói kế hoạch kích thích tài chính bằng 161 tỷ USD, cao hơn gói kế hoạch đã được thông qua hôm thứ ba.
Những thành viên thuộc Đảng Cộng hòa đã nhất trí với kế hoạch này trong khi chỉ có ba thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa bỏ phiếu cho quyết định này. Bất chấp một số thành viên phản đối, tất cả trung tâm quyền lực chính ở Washington- Nhà Trắng, Quốc hội và FED đều đồng ý rằng, đã đến lúc cần phải thúc đẩy nền kinh tế bằng cả chính sách tài chính và tiền tệ.
Ý chí và nguyện vọng của FED đã thể hiện rõ, nhưng hành động của cơ quan này dường như vẫn chưa đủ sức thuyết phục đối với thị trường tín dụng và bất động sản.
Các ngân hàng và các công ty chứng khoán lớn nhất thế giới đã đặt một cột mốc kỷ lục với khoản thâm hụt và tổn thất tín dụng lên đến 133 tỷ USD tính từ đầu năm 2007 đến nay. Và chỉ ít giờ trước khi quyết định này được công bố, Bộ Thương mại Mỹ đã cho biết, tổng sản phẩm quốc nội trong quý 4/2007 tăng với tốc độ 0,6%, chỉ bằng 1/2 con số ước tính của các nhà phân tích và thấp hơn hẳn mức 4,9% của quý 3.
Bên cạnh đó, rất nhiều nhà kinh tế học không tin tưởng nhiều vào việc kết hợp giữa hoàn trả thuế và chi phí vay rẻ sẽ ngăn chặn được suy thoái. Trong thông báo về việc cắt giảm lãi suất, các quan chức của FED cho biết: “Rủi ro suy thoái vẫn còn và FED sẽ hành động kịp thời khi cần thiết để giải quyết”. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư vẫn lo ngại rằng những động thái này có thể đẩy lạm phát lên cao hơn
“Kinh tế Mỹ đang liêu xiêu, các thị trường vốn toàn cầu đang phải đánh vật và cả hệ thống cần phải được “tu chỉnh”. FED đang làm mọi điều có thể để thực hiện điều đó”, Kevin Rendino, chuyên viên quản lý quỹ cấp cao tại tập đoàn BlackRock Inc. ở Plainsboro, New Jersey nhận định.
Động thái mạnh mẽ của FED chỉ tác động tích cực đến giá chứng khoán trong một tiếng rưỡi giao dịch đầu phiên . Chỉ số Dow Jones tăng hơn 100 điểm và Standard & Poor's 500 nhảy vọt thêm 1,7% ngay sau khi FED công bố quyết định trên. Nhưng niềm tin nhanh chóng bị sự đẩy lùi bởi sự lo lắng về một đợt sóng thua lỗ tiềm ẩn gắn chặt với các khoản vỡ nợ “họ” thế chấp.
Kết thúc ngày, các chỉ số chứng khoán chính trên thị trường Mỹ giảm nhẹ. S&P 500 lùi lại 6,49 điểm (0,5%) chỉ còn 1.355,81 điểm, đây là mức thấp nhất của chỉ số này trong 5 năm qua. Dow Jones mất 37,47 điểm (0,3%) xuống mức 12.442,83 điểm. Nasdaq giảm 9,06 điểm (0,4%) đứng ở mức 2.349 điểm.
Tại thị trường giao dịch New York, cổ phiếu giảm giá “ép sân” cổ phiếu tăng giá với tỷ lệ 2:1.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nhận định, quyết định mạnh mẽ này vẫn chưa đủ sức vực dậy nền kinh tế, Quốc hội Mỹ và FED sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn.
Đây là lần cắt giảm lớn thứ hai của FED trong 9 ngày qua và là lần cắt giảm thứ năm kể từ tháng 9/2007. Đồng thời, cơ quan này cũng thể hiện ý chí sẵn sàng lặp lại động thái này nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế Mỹ. Các quan chức của Ngân hàng Trung ương cũng cho biết, FED sẽ tiếp tục thâm nhập vào thị trường tài chính và nền kinh tế để có những hành động kịp thời.
Như vậy, kể từ thứ ba tuần trước, FED đã cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm 1,25% và kể từ tháng 8, lãi suất này đã được cắt giảm 2,25%. Chủ tịch FED, ông Ben S. Bernanke và Ban Điều hành của cơ quan này cũng đã bỏ phiếu đồng ý cắt giảm lãi suất chiết khấu (chi phí của các khoản vay trực tiếp từ Ngân hàng trung ương) từ 4% xuống còn 3,5%.
Động thái của FED là một phần trong kế hoạch của Washington nhằm giúp nền kinh tế “bật dậy” thông qua kênh tín dụng “mềm” hơn. Đồng thời, Ủy ban Tài chính Thượng viện đã thông qua gói kế hoạch kích thích tài chính bằng 161 tỷ USD, cao hơn gói kế hoạch đã được thông qua hôm thứ ba.
Những thành viên thuộc Đảng Cộng hòa đã nhất trí với kế hoạch này trong khi chỉ có ba thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa bỏ phiếu cho quyết định này. Bất chấp một số thành viên phản đối, tất cả trung tâm quyền lực chính ở Washington- Nhà Trắng, Quốc hội và FED đều đồng ý rằng, đã đến lúc cần phải thúc đẩy nền kinh tế bằng cả chính sách tài chính và tiền tệ.
Ý chí và nguyện vọng của FED đã thể hiện rõ, nhưng hành động của cơ quan này dường như vẫn chưa đủ sức thuyết phục đối với thị trường tín dụng và bất động sản.
Các ngân hàng và các công ty chứng khoán lớn nhất thế giới đã đặt một cột mốc kỷ lục với khoản thâm hụt và tổn thất tín dụng lên đến 133 tỷ USD tính từ đầu năm 2007 đến nay. Và chỉ ít giờ trước khi quyết định này được công bố, Bộ Thương mại Mỹ đã cho biết, tổng sản phẩm quốc nội trong quý 4/2007 tăng với tốc độ 0,6%, chỉ bằng 1/2 con số ước tính của các nhà phân tích và thấp hơn hẳn mức 4,9% của quý 3.
Bên cạnh đó, rất nhiều nhà kinh tế học không tin tưởng nhiều vào việc kết hợp giữa hoàn trả thuế và chi phí vay rẻ sẽ ngăn chặn được suy thoái. Trong thông báo về việc cắt giảm lãi suất, các quan chức của FED cho biết: “Rủi ro suy thoái vẫn còn và FED sẽ hành động kịp thời khi cần thiết để giải quyết”. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư vẫn lo ngại rằng những động thái này có thể đẩy lạm phát lên cao hơn
“Kinh tế Mỹ đang liêu xiêu, các thị trường vốn toàn cầu đang phải đánh vật và cả hệ thống cần phải được “tu chỉnh”. FED đang làm mọi điều có thể để thực hiện điều đó”, Kevin Rendino, chuyên viên quản lý quỹ cấp cao tại tập đoàn BlackRock Inc. ở Plainsboro, New Jersey nhận định.
Động thái mạnh mẽ của FED chỉ tác động tích cực đến giá chứng khoán trong một tiếng rưỡi giao dịch đầu phiên . Chỉ số Dow Jones tăng hơn 100 điểm và Standard & Poor's 500 nhảy vọt thêm 1,7% ngay sau khi FED công bố quyết định trên. Nhưng niềm tin nhanh chóng bị sự đẩy lùi bởi sự lo lắng về một đợt sóng thua lỗ tiềm ẩn gắn chặt với các khoản vỡ nợ “họ” thế chấp.
Kết thúc ngày, các chỉ số chứng khoán chính trên thị trường Mỹ giảm nhẹ. S&P 500 lùi lại 6,49 điểm (0,5%) chỉ còn 1.355,81 điểm, đây là mức thấp nhất của chỉ số này trong 5 năm qua. Dow Jones mất 37,47 điểm (0,3%) xuống mức 12.442,83 điểm. Nasdaq giảm 9,06 điểm (0,4%) đứng ở mức 2.349 điểm.
Tại thị trường giao dịch New York, cổ phiếu giảm giá “ép sân” cổ phiếu tăng giá với tỷ lệ 2:1.