Tái khởi động việc lấy phiếu tín nhiệm
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm
Công việc chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn lại bắt đầu được tái khởi động.
Theo chương trình dự kiến phiên họp thứ 30 bắt đầu từ sáng 11/8, trong khoảng 30 phút họp riêng chiều 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm về việc thực hiện các nội dung quy định tại điều 5 của Nghị quyết 35/2012/QH13.
Điều 5 của Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn quy định căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn gồm: kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Ở lần lấy phiếu thứ nhất vào giữa năm 2013, do chưa có quy định cụ thể về mẫu báo cáo nên bên cạnh bản báo cáo dài gần ba chục trang chưa kể phụ lục, có bản lại chỉ vẻn vẹn chưa đầy hai trang.
Mặt khác, khá nhiều báo cáo na ná như báo cáo của Chính phủ trước mỗi kỳ họp Quốc hội. Tức là sau khi kể rất nhiều công việc được xem là thành tích của bộ/ngành mà không rõ trách nhiệm cá nhân, thì sẽ có "tuy nhiên"...
Và sau "tuy nhiên" là một số tồn tại, hạn chế cũng rất là chung chung.
Bởi vậy, quá trình góp ý sửa đổi Nghị quyết 35 đã có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn nội dung báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm. Cụ thể là bổ sung phần tự đánh giá về hạn chế, thiếu sót và phương hướng khắc phục. Đồng thời hướng dẫn cụ thể thời hạn phải báo cáo và mẫu báo cáo của người giữ nhiều chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đối với từng chức vụ.
Một số vị đại biểu đề nghị báo cáo này cần có nhận xét của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng theo quy định của Nghị quyết 35 thì nội dung báo cáo còn chưa cụ thể nên người được lấy phiếu tín nhiệm lúng túng trong việc chuẩn bị báo cáo. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị khi sửa nghị quyết này thì cần bổ sung rõ các nội dung cần báo về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; phẩm chất đạo đức, lối sống; hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân cùng phương hướng khắc phục.
Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị không bổ sung quy định về nhận xét của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm vì việc này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá của đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Mặt khác, Quốc hội, hội đồng nhân dân là những cơ quan đã bầu hoặc phê chuẩn người giữ các chức vụ được lấy phiếu tín nhiệm, cần thể hiện trách nhiệm của cơ quan và của từng đại biểu trong việc giám sát, đánh giá cán bộ thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả phiếu tín nhiệm là kênh thông tin quan trọng để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, đánh giá cán bộ.
Nhưng, việc sửa đổi Nghị quyết 35, trong đó có sửa điều 5 đã không thể hoàn thành tại kỳ họp giữa năm 2014 như dự kiến. Bởi vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm nay vẫn được thực hiện như Nghị quyết 35.
Và việc hướng dẫn cụ thể hơn về mẫu báo cáo được giao Trưởng ban Công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận.
Diễn ra trong 5 ngày, hầu hết thời gian của phiên họp 30 được dành cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của nhiều dự án luật.
Như Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Luật nhà ở (sửa đổi)….
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp riêng để cho ý kiến nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới.
Theo chương trình dự kiến phiên họp thứ 30 bắt đầu từ sáng 11/8, trong khoảng 30 phút họp riêng chiều 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm về việc thực hiện các nội dung quy định tại điều 5 của Nghị quyết 35/2012/QH13.
Điều 5 của Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn quy định căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn gồm: kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Ở lần lấy phiếu thứ nhất vào giữa năm 2013, do chưa có quy định cụ thể về mẫu báo cáo nên bên cạnh bản báo cáo dài gần ba chục trang chưa kể phụ lục, có bản lại chỉ vẻn vẹn chưa đầy hai trang.
Mặt khác, khá nhiều báo cáo na ná như báo cáo của Chính phủ trước mỗi kỳ họp Quốc hội. Tức là sau khi kể rất nhiều công việc được xem là thành tích của bộ/ngành mà không rõ trách nhiệm cá nhân, thì sẽ có "tuy nhiên"...
Và sau "tuy nhiên" là một số tồn tại, hạn chế cũng rất là chung chung.
Bởi vậy, quá trình góp ý sửa đổi Nghị quyết 35 đã có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn nội dung báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm. Cụ thể là bổ sung phần tự đánh giá về hạn chế, thiếu sót và phương hướng khắc phục. Đồng thời hướng dẫn cụ thể thời hạn phải báo cáo và mẫu báo cáo của người giữ nhiều chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đối với từng chức vụ.
Một số vị đại biểu đề nghị báo cáo này cần có nhận xét của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng theo quy định của Nghị quyết 35 thì nội dung báo cáo còn chưa cụ thể nên người được lấy phiếu tín nhiệm lúng túng trong việc chuẩn bị báo cáo. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị khi sửa nghị quyết này thì cần bổ sung rõ các nội dung cần báo về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; phẩm chất đạo đức, lối sống; hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân cùng phương hướng khắc phục.
Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị không bổ sung quy định về nhận xét của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm vì việc này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá của đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Mặt khác, Quốc hội, hội đồng nhân dân là những cơ quan đã bầu hoặc phê chuẩn người giữ các chức vụ được lấy phiếu tín nhiệm, cần thể hiện trách nhiệm của cơ quan và của từng đại biểu trong việc giám sát, đánh giá cán bộ thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả phiếu tín nhiệm là kênh thông tin quan trọng để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, đánh giá cán bộ.
Nhưng, việc sửa đổi Nghị quyết 35, trong đó có sửa điều 5 đã không thể hoàn thành tại kỳ họp giữa năm 2014 như dự kiến. Bởi vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm nay vẫn được thực hiện như Nghị quyết 35.
Và việc hướng dẫn cụ thể hơn về mẫu báo cáo được giao Trưởng ban Công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận.
Diễn ra trong 5 ngày, hầu hết thời gian của phiên họp 30 được dành cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của nhiều dự án luật.
Như Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Luật nhà ở (sửa đổi)….
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp riêng để cho ý kiến nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới.