Tại sao nới rộng biên độ tỷ giá vào thời điểm này?
Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương phân tích quyết định nới rộng biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước
Từ ngày 7/11, biên độ tỷ giá giữa VND với đồng USD được nới rộng từ +/-2% lên +/-3% theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Phía sau sự điều chỉnh này là những yêu cầu từ thực tế và cả mục đích của nhà điều hành.
Về sự điều chỉnh trên của Ngân hàng Nhà nước, theo ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cần được đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế và sự đồng bộ của những điều chỉnh chính sách tiền tệ gần đây.
Ông Thanh nói:
- Gần một tháng trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước quyết liệt trong chính sách tiền tệ, tỷ giá. Như điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 14% xuống 13% rồi 12%, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, giải phóng tín phiếu... Điều đó cho thấy quyết tâm trong điều tiết thị trường; qua đó cũng chứng tỏ đã kiểm soát được vấn đề lạm phát. Nhưng nếu để kéo dài nữa chính sách tiền tệ như trước đó thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống. Bởi nếu uống thuốc nhiều quá mà không bồi bổ kịp thì cũng nguy hiểm.
Nhưng điều chỉnh trên không phải là nới lỏng tín dụng, không phải là hạ điều kiện tín dụng, mà chỉ đạo các ngân hàng tập trung đầu tư, nhưng phải tính toán hiệu quả đầu tư. Nói đúng hơn là linh hoạt, cái nào hiệu quả thì đầu tư tiếp, không hạn chế.
Tiếp theo những chính sách đó, hôm nay Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định 2635 điều chỉnh biên độ tỷ giá. Sự điều chỉnh này cũng nằm trong tổng thể với những chính sách nói trên, hướng tới yếu tố thị trường, hỗ trợ kinh tế phát triển.
Theo ông, tại sao Ngân hàng Nhà nước lại nới rộng biên độ tỷ giá vào thời điểm này?
Tôi cho rằng thứ nhất là để cho tỷ giá giữa VND và USD linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, sát với điều kiện thị trường hơn. Khi nới rộng như thế ngân hàng và doanh nghiệp sẽ chủ động hơn; đường rộng hơn thì anh đi đứng thuận lợi hơn. Nhưng khi tính thị trường lớn hơn đòi hỏi sự năng động của doanh nghiệp và ngân hàng phải tốt hơn mới thích ứng được.
Thứ hai, nới biên độ như thế cũng để kích thích xuất khẩu. Qua đợt chống lạm phát mạnh, cộng với sự suy giảm của kinh tế thế giới thì có những vấn đề trì trệ phát sinh. Nới biên độ có thể để tỷ giá tăng cao hơn, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu đỡ khó khăn.
Kinh tế thế giới suy thoái tác động đến xuất nhập khẩu của mình rất lớn. Giá bán bị giảm sút, thị trường tiêu thụ giảm đi thì xuất khẩu trì trệ. Việc nới biên độ là nhằm tháo gỡ khó khăn này. Nếu tỷ giá không tăng lên thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị thua lỗ. Xét theo mục đích này thì đây là một điều chỉnh mang tính tích cực.
Từ vấn đề kích thích xuất khẩu, tỷ giá tăng lên cũng sẽ giảm được nhập khẩu, từ đó giảm được nhập siêu. Những nhà nhập khẩu sẽ phải tính toán lại thôi. Tăng xuất khẩu là để hạn chế nhập siêu.
Thứ ba, là thời gian qua đồng USD đã tăng giá so với các đồng tiền khác trên thế giới, như tăng so với đồng EURO khoảng 10%, với đồng tiền của một số nước trong khu vực từ 5% - 7%... Mình cũng điều chỉnh theo hướng đó để phù hợp hơn, nhất là khi mình hội nhập, không thể đóng cửa và kìm nén.
Còn với diễn biến của ngoại tệ trên thị trường trong nước thời gian qua vẫn bình thường. Không phải do cung – cầu mất cân đối mà đẩy giá lên.
Như ý ông nói, nới biên độ giống như Ngân hàng Nhà nước phát đi một tín hiệu để tỷ giá tăng lên, còn những yếu tố từ thực tế thì sao?
Như ba lý do tôi đã đề cập, với yếu tố bên ngoài, đồng USD tăng giá, bắt buộc mình phải xem xét. Khi mình hồi nhập rồi thì mình phải điều chỉnh đồng tiền của mình cho phù hợp.
Trong nước, sản xuất thời gian qua có dấu hiệu trì trệ do tỷ giá chưa phù hợp, bắt buộc mình phải điều chỉnh theo tình hình mới, nó xuất phát từ nhu cầu kinh tế. Và hiện nay xuất khẩu là một ưu tiên. Còn với mục tiêu giảm nhập siêu, anh không thể cấm người ta nhập khẩu, kìm hãm nhập khẩu mà phải giảm bằng kích thích xuất khẩu.
Nới biên độ rộng hơn đi cùng với khả năng có những biến động mạnh hơn, rủi ro lớn hơn. Theo ông, ngân hàng và doanh nghiệp cần ứng xử như thế nào?
Như tôi đã nói ở trên, đúng là đường rộng hơn thì tốc độ xe của anh có thể nhanh hơn, nhưng nếu va chạm thì sẽ nặng hơn. Từ đó đòi hỏi ngân hàng, doanh nghiệp phải năng động hơn để thích ứng với sự mở rộng đó, với mặt trái của nó.
Ngoài sự năng động và năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp, có thể hướng tới việc đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán, tránh lệ thuộc quá nhiều vào đồng USD không, thưa ông?
Điều này phụ thuộc vào việc thanh toán chứ mình không muốn được, không theo chủ quan của mình được. Ví dụ như người ta yêu cầu anh thanh toán bằng USD thì làm sao thanh toán bằng ngoại tệ khác được. Mà tôi thấy thực sự thanh toán bằng USD sẽ giảm rủi ro hơn nhiều so với những ngoại tệ khác. Bởi vì biến động VND với đồng USD là tương đối, nhưng với những ngoại tệ khác là khá lớn. Nếu các bạn dùng một ngoại tệ khác để giữ nó thì sự biến động có thể sẽ lớn hơn nhiều.
Khi tỷ giá tăng, chi phí nhập khẩu đắt hơn sẽ tác động vào giá tiêu dùng, nguyên liệu đầu vào..., nhất là khi Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu. Như vậy thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát?
Chỉ tăng thêm 1% thôi, không phải là lớn. Tại sao lại chỉ tăng thêm 1%, vì nếu tăng nữa nhập khẩu sẽ mệt. Hiện mình đang ưu tiên xuất khẩu, mình phải chọn mục tiêu ưu tiên để thực hiện.
Chúng ta xuất khẩu chủ yếu là dệt may, nông sản, thủy sản…, liên quan đến dân sinh. Một trong 8 biện pháp mà Chính phủ đặt ra là ổn định dân sinh. Vì xuất khẩu liên quan đến lao động, nông nghiệp… Ổn định được những vấn đề đó sẽ tạo điều kiện để ổn định chung.
Vậy sau lần điều chỉnh này, có những vấn đề nào phải lưu ý, thưa ông?
Theo tôi, thứ nhất là vấn đề tâm lý. Như vừa qua, cân đối cung – cầu không kịp thời nó cũng tạo ra tâm lý giá tăng rồi. Yếu tố tâm lý tác động tương đối lớn.
Thứ hai, khối đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục chuyển tiền. Họ vẫn bán trái phiếu, thậm chí một số trái phiếu Chính phủ vừa phát hành cũng được bán lại trên thị trường thứ cấp. Tại sao họ bán? Có nhiều lý do. Như trước tôi có phân tích là bản thân họ gặp khó khăn, bên công ty mẹ gặp khó nên họ phải thoát tiền, chính sách đầu tư thay đổi.
Tôi nghĩ vấn đề an toàn đầu tư ở Việt Nam không phải là nguyên nhân, hoàn toàn không phải chuyện đó, mà do chính sách đầu tư của họ thay đổi nên phải bán bớt một phần đầu tư gián tiếp.
Thứ ba, một vấn đề cũng cần chú ý là xuất phát từ một số ngân hàng quốc tế gặp khó khăn, một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gần đây có hiện tượng bán nợ lại cho các ngân hàng trong nước. Nhưng tôi nghĩ đây cũng là chuyện bình thường, khi khó khăn thì anh bán thôi.
Và tôi thấy lần này chúng ta điều chỉnh là theo yêu cầu của thị trường chứ không phải thiếu ngoại tệ vì những áp lực đó. Với riêng Vietcombank, chúng tôi vẫn cam kết sẽ bán đầy đủ ngoại tệ cho các nhu cầu chính đáng. Hàng ngày chúng tôi vẫn bán 70 – 80 triệu USD, không có khó khăn xẩy ra. Chúng tôi vẫn hỗ trợ một số nhu cầu trên thị trường liên ngân hàng. Tại sao chúng tôi dám cam kết như vậy, vì ngoài năng lực hiện có, trường hợp cần Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán cho chúng tôi. Tôi thấy nguồn lực ngoại tệ của mình vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ông dự báo thế nào về phản ứng của thị trường những ngày tới?
Tôi nghĩ từ ngày mai (7/11) tỷ giá trên thị trường tự do sẽ cao, do yếu tố tâm lý. Nhưng dăm ba ngày có thể sẽ trở lại bình thường. Từ ngày mai những người nắm giữ ngoại tệ có thể sẽ chần chừ. Có thể một hai ngày đầu tạo tâm lý mất cân đối cục bộ. Theo tôi thì những ai có nhu cầu thì mua, không có thì thôi, chứ tỷ giá sẽ khó có sự đột biến lớn.
Với Vietcombank, tôi đã chỉ đạo rồi, giá bán ra ngay mai sẽ không đẩy kịch trần biên độ, sẽ bán ra giá dưới 17.000 VND. Có thể những ngày đầu nhu cầu sẽ tăng lên nhưng chúng tôi sẽ đáp ứng đầy đủ những nhu cầu chính đáng.
Phía sau sự điều chỉnh này là những yêu cầu từ thực tế và cả mục đích của nhà điều hành.
Về sự điều chỉnh trên của Ngân hàng Nhà nước, theo ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cần được đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế và sự đồng bộ của những điều chỉnh chính sách tiền tệ gần đây.
Ông Thanh nói:
- Gần một tháng trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước quyết liệt trong chính sách tiền tệ, tỷ giá. Như điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 14% xuống 13% rồi 12%, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, giải phóng tín phiếu... Điều đó cho thấy quyết tâm trong điều tiết thị trường; qua đó cũng chứng tỏ đã kiểm soát được vấn đề lạm phát. Nhưng nếu để kéo dài nữa chính sách tiền tệ như trước đó thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống. Bởi nếu uống thuốc nhiều quá mà không bồi bổ kịp thì cũng nguy hiểm.
Nhưng điều chỉnh trên không phải là nới lỏng tín dụng, không phải là hạ điều kiện tín dụng, mà chỉ đạo các ngân hàng tập trung đầu tư, nhưng phải tính toán hiệu quả đầu tư. Nói đúng hơn là linh hoạt, cái nào hiệu quả thì đầu tư tiếp, không hạn chế.
Tiếp theo những chính sách đó, hôm nay Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định 2635 điều chỉnh biên độ tỷ giá. Sự điều chỉnh này cũng nằm trong tổng thể với những chính sách nói trên, hướng tới yếu tố thị trường, hỗ trợ kinh tế phát triển.
Theo ông, tại sao Ngân hàng Nhà nước lại nới rộng biên độ tỷ giá vào thời điểm này?
Tôi cho rằng thứ nhất là để cho tỷ giá giữa VND và USD linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, sát với điều kiện thị trường hơn. Khi nới rộng như thế ngân hàng và doanh nghiệp sẽ chủ động hơn; đường rộng hơn thì anh đi đứng thuận lợi hơn. Nhưng khi tính thị trường lớn hơn đòi hỏi sự năng động của doanh nghiệp và ngân hàng phải tốt hơn mới thích ứng được.
Thứ hai, nới biên độ như thế cũng để kích thích xuất khẩu. Qua đợt chống lạm phát mạnh, cộng với sự suy giảm của kinh tế thế giới thì có những vấn đề trì trệ phát sinh. Nới biên độ có thể để tỷ giá tăng cao hơn, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu đỡ khó khăn.
Kinh tế thế giới suy thoái tác động đến xuất nhập khẩu của mình rất lớn. Giá bán bị giảm sút, thị trường tiêu thụ giảm đi thì xuất khẩu trì trệ. Việc nới biên độ là nhằm tháo gỡ khó khăn này. Nếu tỷ giá không tăng lên thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị thua lỗ. Xét theo mục đích này thì đây là một điều chỉnh mang tính tích cực.
Từ vấn đề kích thích xuất khẩu, tỷ giá tăng lên cũng sẽ giảm được nhập khẩu, từ đó giảm được nhập siêu. Những nhà nhập khẩu sẽ phải tính toán lại thôi. Tăng xuất khẩu là để hạn chế nhập siêu.
Thứ ba, là thời gian qua đồng USD đã tăng giá so với các đồng tiền khác trên thế giới, như tăng so với đồng EURO khoảng 10%, với đồng tiền của một số nước trong khu vực từ 5% - 7%... Mình cũng điều chỉnh theo hướng đó để phù hợp hơn, nhất là khi mình hội nhập, không thể đóng cửa và kìm nén.
Còn với diễn biến của ngoại tệ trên thị trường trong nước thời gian qua vẫn bình thường. Không phải do cung – cầu mất cân đối mà đẩy giá lên.
Như ý ông nói, nới biên độ giống như Ngân hàng Nhà nước phát đi một tín hiệu để tỷ giá tăng lên, còn những yếu tố từ thực tế thì sao?
Như ba lý do tôi đã đề cập, với yếu tố bên ngoài, đồng USD tăng giá, bắt buộc mình phải xem xét. Khi mình hồi nhập rồi thì mình phải điều chỉnh đồng tiền của mình cho phù hợp.
Trong nước, sản xuất thời gian qua có dấu hiệu trì trệ do tỷ giá chưa phù hợp, bắt buộc mình phải điều chỉnh theo tình hình mới, nó xuất phát từ nhu cầu kinh tế. Và hiện nay xuất khẩu là một ưu tiên. Còn với mục tiêu giảm nhập siêu, anh không thể cấm người ta nhập khẩu, kìm hãm nhập khẩu mà phải giảm bằng kích thích xuất khẩu.
Nới biên độ rộng hơn đi cùng với khả năng có những biến động mạnh hơn, rủi ro lớn hơn. Theo ông, ngân hàng và doanh nghiệp cần ứng xử như thế nào?
Như tôi đã nói ở trên, đúng là đường rộng hơn thì tốc độ xe của anh có thể nhanh hơn, nhưng nếu va chạm thì sẽ nặng hơn. Từ đó đòi hỏi ngân hàng, doanh nghiệp phải năng động hơn để thích ứng với sự mở rộng đó, với mặt trái của nó.
Ngoài sự năng động và năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp, có thể hướng tới việc đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán, tránh lệ thuộc quá nhiều vào đồng USD không, thưa ông?
Điều này phụ thuộc vào việc thanh toán chứ mình không muốn được, không theo chủ quan của mình được. Ví dụ như người ta yêu cầu anh thanh toán bằng USD thì làm sao thanh toán bằng ngoại tệ khác được. Mà tôi thấy thực sự thanh toán bằng USD sẽ giảm rủi ro hơn nhiều so với những ngoại tệ khác. Bởi vì biến động VND với đồng USD là tương đối, nhưng với những ngoại tệ khác là khá lớn. Nếu các bạn dùng một ngoại tệ khác để giữ nó thì sự biến động có thể sẽ lớn hơn nhiều.
Khi tỷ giá tăng, chi phí nhập khẩu đắt hơn sẽ tác động vào giá tiêu dùng, nguyên liệu đầu vào..., nhất là khi Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu. Như vậy thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát?
Chỉ tăng thêm 1% thôi, không phải là lớn. Tại sao lại chỉ tăng thêm 1%, vì nếu tăng nữa nhập khẩu sẽ mệt. Hiện mình đang ưu tiên xuất khẩu, mình phải chọn mục tiêu ưu tiên để thực hiện.
Chúng ta xuất khẩu chủ yếu là dệt may, nông sản, thủy sản…, liên quan đến dân sinh. Một trong 8 biện pháp mà Chính phủ đặt ra là ổn định dân sinh. Vì xuất khẩu liên quan đến lao động, nông nghiệp… Ổn định được những vấn đề đó sẽ tạo điều kiện để ổn định chung.
Vậy sau lần điều chỉnh này, có những vấn đề nào phải lưu ý, thưa ông?
Theo tôi, thứ nhất là vấn đề tâm lý. Như vừa qua, cân đối cung – cầu không kịp thời nó cũng tạo ra tâm lý giá tăng rồi. Yếu tố tâm lý tác động tương đối lớn.
Thứ hai, khối đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục chuyển tiền. Họ vẫn bán trái phiếu, thậm chí một số trái phiếu Chính phủ vừa phát hành cũng được bán lại trên thị trường thứ cấp. Tại sao họ bán? Có nhiều lý do. Như trước tôi có phân tích là bản thân họ gặp khó khăn, bên công ty mẹ gặp khó nên họ phải thoát tiền, chính sách đầu tư thay đổi.
Tôi nghĩ vấn đề an toàn đầu tư ở Việt Nam không phải là nguyên nhân, hoàn toàn không phải chuyện đó, mà do chính sách đầu tư của họ thay đổi nên phải bán bớt một phần đầu tư gián tiếp.
Thứ ba, một vấn đề cũng cần chú ý là xuất phát từ một số ngân hàng quốc tế gặp khó khăn, một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gần đây có hiện tượng bán nợ lại cho các ngân hàng trong nước. Nhưng tôi nghĩ đây cũng là chuyện bình thường, khi khó khăn thì anh bán thôi.
Và tôi thấy lần này chúng ta điều chỉnh là theo yêu cầu của thị trường chứ không phải thiếu ngoại tệ vì những áp lực đó. Với riêng Vietcombank, chúng tôi vẫn cam kết sẽ bán đầy đủ ngoại tệ cho các nhu cầu chính đáng. Hàng ngày chúng tôi vẫn bán 70 – 80 triệu USD, không có khó khăn xẩy ra. Chúng tôi vẫn hỗ trợ một số nhu cầu trên thị trường liên ngân hàng. Tại sao chúng tôi dám cam kết như vậy, vì ngoài năng lực hiện có, trường hợp cần Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán cho chúng tôi. Tôi thấy nguồn lực ngoại tệ của mình vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ông dự báo thế nào về phản ứng của thị trường những ngày tới?
Tôi nghĩ từ ngày mai (7/11) tỷ giá trên thị trường tự do sẽ cao, do yếu tố tâm lý. Nhưng dăm ba ngày có thể sẽ trở lại bình thường. Từ ngày mai những người nắm giữ ngoại tệ có thể sẽ chần chừ. Có thể một hai ngày đầu tạo tâm lý mất cân đối cục bộ. Theo tôi thì những ai có nhu cầu thì mua, không có thì thôi, chứ tỷ giá sẽ khó có sự đột biến lớn.
Với Vietcombank, tôi đã chỉ đạo rồi, giá bán ra ngay mai sẽ không đẩy kịch trần biên độ, sẽ bán ra giá dưới 17.000 VND. Có thể những ngày đầu nhu cầu sẽ tăng lên nhưng chúng tôi sẽ đáp ứng đầy đủ những nhu cầu chính đáng.