“Tảng băng chìm” tạm nhập tái xuất
Rác thải công nghiệp, xăng dầu... là những nhóm mặt hàng được hăng hái nhập vào nhưng “lờ” tái xuất
Rác thải công nghiệp, hàng đông lạnh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xăng dầu là những nhóm mặt hàng được hăng hái nhập vào nhưng “lờ” tái xuất. Kết quả là, người tiêu dùng nhận đủ những tác hại từ ô nhiễm môi trường, tổn hại sức khỏe, gian lận từ thuế suất đem lại lợi nhuận siêu “hời” cho chủ các container hàng.
Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này vừa có cuộc thanh tra hàng tạm nhập tái xuất tập trung các cửa khẩu trọng điểm như Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, và tổ chức điều tra chống buôn lậu trong 3 tháng qua.
167 container đang bị tịch thu
Kết quả thanh tra cho thấy cần có những giải pháp về cơ chế chính sách để phòng chống những tác hại rất to lớn của việc tạm nhập tái xuất đối với nền kinh tế.
Cụ thể, kim ngạch tạm nhập tái xuất gia tăng nhanh trong thời gian qua và bất thường trong thời gian gần đây với mức tăng cụ thể là 2006 là 1,3 tỷ USD, đến 2011 đã tăng lên 6,3 tỷ USD và 6 tháng 2012 tăng 3,8 USD. Như vậy trong vòng 5 năm tăng gần 5 lần.
Đây là một con số bất thường tác động rủi ro tới nền kinh tế đó là số chênh lệch giữa tạm nhập và số tái xuất. Ví dụ, trong năm 2007 tạm nhập vào 1,755 tỷ USD mà tái xuất ra chỉ có 120 triệu; năm 2010 tạm nhập là 5 tỷ USD, tái xuất 4 tỷ USD.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, nếu không có giải pháp và thiếu sự phối hợp chặt chẽ và tổ chức thực hiện không có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, sản xuất kinh doanh trong nước, tình hình xuất nhập khẩu, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ Tài chính cũng cho biết, qua thanh tra ở những địa bàn trọng điểm, đã có 1.010 lô hàng đã quá 180 ngày tạm nhập nhưng chưa có hồ sơ tái xuất. Trong đó, lô hàng ít nhất cũng 1 container, lô hàng lớn lên đến vài chục container.
“Đây là những lô hàng có rủi ro cao, có xuất khẩu hay không hoặc là phá hoại thị trường, vấn đề là số lượng nhập vào là có, nhưng số ra không tương xứng”, Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh.
Tổng cục Hải quan cũng cho biết mới qua kiểm tra tại hai đầu mối chính như Hải Phòng, Lạng Sơn, đã phát hiện 167/277 container được kiểm tra có vi phạm phải tịch thu. Trong số này, 33 container hàng nội tạng đông lạnh. Số còn lại là hàng cấm, ắc quy chì, rác thải... Ngoài ra, số liệu từ ngành hải quan cũng khẳng định khoảng 500 - 600 container cỡ 40 feet có vi phạm đang nằm trong nội địa.
“Hiện có hơn 600 container đang lang thang đâu đó mà các trinh sát của chúng tôi đang truy tìm. Đặc biệt trong số này có 254 tấn đường ra khỏi cảng Hải Phòng từ tháng 4 nhưng không tái xuất, chúng tôi đã tìm được hàng đã bị phá niêm phong”, ông Nguyễn Văn Cẩn – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết.
Cũng theo ông Cẩn, hiện số hàng này đang tập trung tại Lào Cai, và cơ quan hải quan đang tiến hành kiểm tra, nếu đúng là đường và còn nguyên 254 tấn thì không cho tái xuất nữa vì đã quá hạn, chủ hàng sẽ phải đóng thuế ngoài hạn ngạch để tiêu thụ nội địa.
“Mức thuế này là rất cao, lên đến 80%. Nếu không đủ 254 tấn đường, đã thẩm lậu bớt vào nội địa hoặc trà trộn hàng khác thì sẽ phải khởi tố và truy cứu trách nhiệm”, ông Cẩn cho biết.
Tạm nhập không xuất xăng dầu: sẽ công khai
Về thực trạng gian lận tạm nhập tái xuất trong lĩnh vực xăng dầu, ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết cơ quan này đang làm rõ sai phạm của các doanh nghiệp đầu mối và sắp có thông tin cụ thể về lượng xăng dầu tạm nhập về nhưng không tái xuất của từng doanh nghiệp trong thời gian qua.
Đây cũng là “ẩn số” để tính được mức lãi từ việc gian lận tạm nhập tái xuất mặt hàng xăng dầu của các doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đã có kiến nghị Chính phủ cần chấm dứt ngay đối với tạm nhập tái xuất mặt hàng xăng dầu bằng đường biển.
Theo nhận định của Bộ Tài chính, một trong những nguyên nhân quan trọng để xảy ra tình trạng này là sơ hở trong cơ chế chính sách. Cụ thể, có những mặt hàng bị các nước khác cấm hoặc hạn chế tạm nhập tái xuất nhưng Việt Nam lại không cấm, đặc biệt, rác thải độc hại, linh kiện điện tử qua sử dụng có tính rủi ro cao.
Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế, hoạt động này phải thực hiện theo 2 hợp đồng là hợp đồng tạm nhập và hợp đồng tái xuất. Nhưng quy định hiện nay chỉ cần có một hợp đồng tạm nhập mà không có hợp đồng tái xuất. Bên cạnh đó, quy định thời gian trong vòng 180 ngày cũng là một kẽ hở trong chính sách.
Thứ trưởng Tuấn cũng nêu một số giải pháp để hạn chế tình trạng này. Đó là, cần cấm tạm nhập tái xuất các mặt hàng có rủi ro cao, doanh nghiệp thực hiện tạm nhập tái xuất phải có điều kiện về vốn, kho bãi, nhân lực; thời hạn lưu trú giảm từ 180 ngày xuống còn không quá 30 ngày trong đó quy định rõ tuyến đường vận chuyển, các loại kho bãi ở 2 đầu cửa khẩu... Mặt khác, các quy định về thủ tục tạm nhập tái xuất cũng cần thay đổi.
Theo Thứ trưởng Tuấn, nếu các cơ quan liên quan không phối hợp sửa các cơ chế chính sách đối với hàng tạm nhập tái xuất thì không thể giải quyết triệt để tình trạng này và “tảng băng chìm” chắc còn lớn.
Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này vừa có cuộc thanh tra hàng tạm nhập tái xuất tập trung các cửa khẩu trọng điểm như Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, và tổ chức điều tra chống buôn lậu trong 3 tháng qua.
167 container đang bị tịch thu
Kết quả thanh tra cho thấy cần có những giải pháp về cơ chế chính sách để phòng chống những tác hại rất to lớn của việc tạm nhập tái xuất đối với nền kinh tế.
Cụ thể, kim ngạch tạm nhập tái xuất gia tăng nhanh trong thời gian qua và bất thường trong thời gian gần đây với mức tăng cụ thể là 2006 là 1,3 tỷ USD, đến 2011 đã tăng lên 6,3 tỷ USD và 6 tháng 2012 tăng 3,8 USD. Như vậy trong vòng 5 năm tăng gần 5 lần.
Đây là một con số bất thường tác động rủi ro tới nền kinh tế đó là số chênh lệch giữa tạm nhập và số tái xuất. Ví dụ, trong năm 2007 tạm nhập vào 1,755 tỷ USD mà tái xuất ra chỉ có 120 triệu; năm 2010 tạm nhập là 5 tỷ USD, tái xuất 4 tỷ USD.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, nếu không có giải pháp và thiếu sự phối hợp chặt chẽ và tổ chức thực hiện không có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, sản xuất kinh doanh trong nước, tình hình xuất nhập khẩu, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ Tài chính cũng cho biết, qua thanh tra ở những địa bàn trọng điểm, đã có 1.010 lô hàng đã quá 180 ngày tạm nhập nhưng chưa có hồ sơ tái xuất. Trong đó, lô hàng ít nhất cũng 1 container, lô hàng lớn lên đến vài chục container.
“Đây là những lô hàng có rủi ro cao, có xuất khẩu hay không hoặc là phá hoại thị trường, vấn đề là số lượng nhập vào là có, nhưng số ra không tương xứng”, Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh.
Tổng cục Hải quan cũng cho biết mới qua kiểm tra tại hai đầu mối chính như Hải Phòng, Lạng Sơn, đã phát hiện 167/277 container được kiểm tra có vi phạm phải tịch thu. Trong số này, 33 container hàng nội tạng đông lạnh. Số còn lại là hàng cấm, ắc quy chì, rác thải... Ngoài ra, số liệu từ ngành hải quan cũng khẳng định khoảng 500 - 600 container cỡ 40 feet có vi phạm đang nằm trong nội địa.
“Hiện có hơn 600 container đang lang thang đâu đó mà các trinh sát của chúng tôi đang truy tìm. Đặc biệt trong số này có 254 tấn đường ra khỏi cảng Hải Phòng từ tháng 4 nhưng không tái xuất, chúng tôi đã tìm được hàng đã bị phá niêm phong”, ông Nguyễn Văn Cẩn – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết.
Cũng theo ông Cẩn, hiện số hàng này đang tập trung tại Lào Cai, và cơ quan hải quan đang tiến hành kiểm tra, nếu đúng là đường và còn nguyên 254 tấn thì không cho tái xuất nữa vì đã quá hạn, chủ hàng sẽ phải đóng thuế ngoài hạn ngạch để tiêu thụ nội địa.
“Mức thuế này là rất cao, lên đến 80%. Nếu không đủ 254 tấn đường, đã thẩm lậu bớt vào nội địa hoặc trà trộn hàng khác thì sẽ phải khởi tố và truy cứu trách nhiệm”, ông Cẩn cho biết.
Tạm nhập không xuất xăng dầu: sẽ công khai
Về thực trạng gian lận tạm nhập tái xuất trong lĩnh vực xăng dầu, ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết cơ quan này đang làm rõ sai phạm của các doanh nghiệp đầu mối và sắp có thông tin cụ thể về lượng xăng dầu tạm nhập về nhưng không tái xuất của từng doanh nghiệp trong thời gian qua.
Đây cũng là “ẩn số” để tính được mức lãi từ việc gian lận tạm nhập tái xuất mặt hàng xăng dầu của các doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đã có kiến nghị Chính phủ cần chấm dứt ngay đối với tạm nhập tái xuất mặt hàng xăng dầu bằng đường biển.
Theo nhận định của Bộ Tài chính, một trong những nguyên nhân quan trọng để xảy ra tình trạng này là sơ hở trong cơ chế chính sách. Cụ thể, có những mặt hàng bị các nước khác cấm hoặc hạn chế tạm nhập tái xuất nhưng Việt Nam lại không cấm, đặc biệt, rác thải độc hại, linh kiện điện tử qua sử dụng có tính rủi ro cao.
Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế, hoạt động này phải thực hiện theo 2 hợp đồng là hợp đồng tạm nhập và hợp đồng tái xuất. Nhưng quy định hiện nay chỉ cần có một hợp đồng tạm nhập mà không có hợp đồng tái xuất. Bên cạnh đó, quy định thời gian trong vòng 180 ngày cũng là một kẽ hở trong chính sách.
Thứ trưởng Tuấn cũng nêu một số giải pháp để hạn chế tình trạng này. Đó là, cần cấm tạm nhập tái xuất các mặt hàng có rủi ro cao, doanh nghiệp thực hiện tạm nhập tái xuất phải có điều kiện về vốn, kho bãi, nhân lực; thời hạn lưu trú giảm từ 180 ngày xuống còn không quá 30 ngày trong đó quy định rõ tuyến đường vận chuyển, các loại kho bãi ở 2 đầu cửa khẩu... Mặt khác, các quy định về thủ tục tạm nhập tái xuất cũng cần thay đổi.
Theo Thứ trưởng Tuấn, nếu các cơ quan liên quan không phối hợp sửa các cơ chế chính sách đối với hàng tạm nhập tái xuất thì không thể giải quyết triệt để tình trạng này và “tảng băng chìm” chắc còn lớn.