"Tăng giá điện để thu hút đầu tư là thiếu thuyết phục"
Việc ngành điện cho rằng, tăng giá điện để thu hút đầu tư nước ngoài là không thực tế và thiếu thuyết phục
Việc ngành điện cho rằng tăng giá điện để thu hút đầu tư là không thực tế và thiếu thuyết phục.
Đó là quan điểm của TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính), khi bình luận về những tác động xung quanh quyết định tăng giá điện vừa được Chính phủ phê chuẩn.
Trò chuyện với VnEconomy, ông Ánh nói:
- Theo quy luật thì khi tăng giá điện thì giá nhiều loại hàng hóa sẽ tăng theo. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay, tôi cho rằng việc tăng giá điện sẽ khó kéo theo hàng loạt các mặt hàng khác trong xã hội tăng theo.
Lý do là bởi tình hình khó khăn hiện nay có liên quan và tác động rất rõ đến nhu cầu tiêu dùng. Nếu giá tăng nữa thì người tiêu dùng sẽ không mua hàng nữa. Và khi đó, chi phí sản xuất sẽ tăng lên.
Nhưng ngay cả khi chi phí chưa tăng thì các doanh nghiệp đã không bán được hàng rồi, nếu nay chi phí tăng nữa mà tăng giá theo thì lại càng không bán được hàng.
Cho nên, bài toán đơn giản nhất là doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất chứ không tính đến chuyện tăng giá. Chẳng hạn, khi giá điện ở mức cũ thì người ta dùng 2 cái tủ lạnh thì năm nay chỉ dùng 1 cái, vì các sản phẩm chứa trong tủ lạnh cũng không bán được cho ai cả.
Có nghĩa ông cho rằng, chính sách kích cầu ít nhiều vẫn sẽ bị ảnh hưởng?
Hiện nay Chính phủ đã quyết rồi, nên chúng ta cũng không nên bàn luận là thời điểm tăng, mức tăng có hợp lý nữa hay không.
Điều cần nói ở đây chính là những tác động xung quanh việc tăng giá và những lý giải đưa ra có thuyết phục hay không.
Ngay từ năm trước, tôi đã dự báo là giá cả của năm nay sẽ không có xu hướng tăng, nhưng không loại trừ lạm phát cao sẽ có nguy cơ quay trở lại do những “động tác” quản lý của chúng ta là chưa hợp lý.
Chẳng hạn chính sách kích cầu, tăng tín dụng, tăng đầu tư nhà nước... nếu triển khai không tốt thì sẽ dẫn đến lạm phát ngay lập tức. Việc tăng giá điện cũng vậy. Nếu điện tăng thì giá than cũng sẽ tăng vì điện vốn vẫn là bạn hàng lớn của than. Điều này lại dễ dẫn đến một vòng xoáy luẩn quẩn, trong khi mục tiêu ban đầu của mình là kích cầu, chứ không phải tăng giá.
Chỉ có giảm giá thì chúng ta mới làm được hai động tác, thứ nhất là kích thích tiêu dùng và đồng thời không làm cho lạm phát quay trở lại. Nhưng đáng tiếc là những gì đang diễn ra lại không đi cùng theo một hướng.
Lý thuyết cơ bản trong kinh tế cũng đã chỉ ra rằng, khi nền kinh tế suy giảm thì cầu sẽ giảm xuống và điều mà chúng ta lo ngại nhất là sản xuất và sản lượng cũng sụt giảm theo.
Để chống suy giảm thì sẽ có hai cách, hoặc giảm giá để có thể đẩy sản lượng tăng lên, hoặc cũng có thể tăng giá để tăng sản lượng. Thế nhưng, nếu tiếp tục tăng giá thì sản lượng cũng sẽ tăng theo, nhưng khi đó, chỉ số giá sẽ đạt một mức mới rất cao và đó chính là lạm phát.
Song trên thực tế, cung và cầu không phải lúc nào cũng chuyền động song song với nhau. Nó phụ thuộc vào biện pháp mình ứng xử với hai yếu tố này và việc mình thực hiện theo hướng nào.
Nhưng một trong những lý do mà Bộ Công Thương và EVN đưa ra khi tăng giá điện là để có tiền đầu tư cho ngành điện, thưa ông?
Lý do tăng giá để đầu tư cho ngành điện là thiếu thuyết phục. Chính phủ đang nỗ lực kích cầu tiêu dùng, tức là bơm tiền cho dân, song lại bắt người ta dùng tiền đấy để mang trả tiền điện thì rất là phức tạp và kém hiệu quả.
Nếu ngành điện cần tiền để đầu tư thì chỉ việc “duyệt” cho ngành điện một khoản tiền thì mọi việc đâu vẫn vào đấy.
Chúng ta đang để xảy ra tình trạng nhầm lẫn giữa thị trường và quản lý, những việc của nhà nước cần phải làm thì lại cho đó là của thị trường. Hiện nay chúng ta vẫn hay nói EVN độc quyền hay ngành điện độc quyền, nhưng thực chất là độc quyền của nhà nước.
Nhà nước với tư cách là người bảo vệ nền kinh tế, thị trường thì cần phải điều hành theo hướng tập trung vào giảm chi phí sản xuất, để giảm giá bán, từ đó sẽ bán được hàng và chắc chắn sẽ tăng được sản lượng.
Đó là quan điểm của TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính), khi bình luận về những tác động xung quanh quyết định tăng giá điện vừa được Chính phủ phê chuẩn.
Trò chuyện với VnEconomy, ông Ánh nói:
- Theo quy luật thì khi tăng giá điện thì giá nhiều loại hàng hóa sẽ tăng theo. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay, tôi cho rằng việc tăng giá điện sẽ khó kéo theo hàng loạt các mặt hàng khác trong xã hội tăng theo.
Lý do là bởi tình hình khó khăn hiện nay có liên quan và tác động rất rõ đến nhu cầu tiêu dùng. Nếu giá tăng nữa thì người tiêu dùng sẽ không mua hàng nữa. Và khi đó, chi phí sản xuất sẽ tăng lên.
Nhưng ngay cả khi chi phí chưa tăng thì các doanh nghiệp đã không bán được hàng rồi, nếu nay chi phí tăng nữa mà tăng giá theo thì lại càng không bán được hàng.
Cho nên, bài toán đơn giản nhất là doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất chứ không tính đến chuyện tăng giá. Chẳng hạn, khi giá điện ở mức cũ thì người ta dùng 2 cái tủ lạnh thì năm nay chỉ dùng 1 cái, vì các sản phẩm chứa trong tủ lạnh cũng không bán được cho ai cả.
Có nghĩa ông cho rằng, chính sách kích cầu ít nhiều vẫn sẽ bị ảnh hưởng?
Hiện nay Chính phủ đã quyết rồi, nên chúng ta cũng không nên bàn luận là thời điểm tăng, mức tăng có hợp lý nữa hay không.
Điều cần nói ở đây chính là những tác động xung quanh việc tăng giá và những lý giải đưa ra có thuyết phục hay không.
Ngay từ năm trước, tôi đã dự báo là giá cả của năm nay sẽ không có xu hướng tăng, nhưng không loại trừ lạm phát cao sẽ có nguy cơ quay trở lại do những “động tác” quản lý của chúng ta là chưa hợp lý.
Chẳng hạn chính sách kích cầu, tăng tín dụng, tăng đầu tư nhà nước... nếu triển khai không tốt thì sẽ dẫn đến lạm phát ngay lập tức. Việc tăng giá điện cũng vậy. Nếu điện tăng thì giá than cũng sẽ tăng vì điện vốn vẫn là bạn hàng lớn của than. Điều này lại dễ dẫn đến một vòng xoáy luẩn quẩn, trong khi mục tiêu ban đầu của mình là kích cầu, chứ không phải tăng giá.
Chỉ có giảm giá thì chúng ta mới làm được hai động tác, thứ nhất là kích thích tiêu dùng và đồng thời không làm cho lạm phát quay trở lại. Nhưng đáng tiếc là những gì đang diễn ra lại không đi cùng theo một hướng.
Lý thuyết cơ bản trong kinh tế cũng đã chỉ ra rằng, khi nền kinh tế suy giảm thì cầu sẽ giảm xuống và điều mà chúng ta lo ngại nhất là sản xuất và sản lượng cũng sụt giảm theo.
Để chống suy giảm thì sẽ có hai cách, hoặc giảm giá để có thể đẩy sản lượng tăng lên, hoặc cũng có thể tăng giá để tăng sản lượng. Thế nhưng, nếu tiếp tục tăng giá thì sản lượng cũng sẽ tăng theo, nhưng khi đó, chỉ số giá sẽ đạt một mức mới rất cao và đó chính là lạm phát.
Song trên thực tế, cung và cầu không phải lúc nào cũng chuyền động song song với nhau. Nó phụ thuộc vào biện pháp mình ứng xử với hai yếu tố này và việc mình thực hiện theo hướng nào.
Nhưng một trong những lý do mà Bộ Công Thương và EVN đưa ra khi tăng giá điện là để có tiền đầu tư cho ngành điện, thưa ông?
Lý do tăng giá để đầu tư cho ngành điện là thiếu thuyết phục. Chính phủ đang nỗ lực kích cầu tiêu dùng, tức là bơm tiền cho dân, song lại bắt người ta dùng tiền đấy để mang trả tiền điện thì rất là phức tạp và kém hiệu quả.
Nếu ngành điện cần tiền để đầu tư thì chỉ việc “duyệt” cho ngành điện một khoản tiền thì mọi việc đâu vẫn vào đấy.
Chúng ta đang để xảy ra tình trạng nhầm lẫn giữa thị trường và quản lý, những việc của nhà nước cần phải làm thì lại cho đó là của thị trường. Hiện nay chúng ta vẫn hay nói EVN độc quyền hay ngành điện độc quyền, nhưng thực chất là độc quyền của nhà nước.
Nhà nước với tư cách là người bảo vệ nền kinh tế, thị trường thì cần phải điều hành theo hướng tập trung vào giảm chi phí sản xuất, để giảm giá bán, từ đó sẽ bán được hàng và chắc chắn sẽ tăng được sản lượng.