Tăng giá điện, Chính phủ đã “suy nghĩ kỹ”
Việc tăng giá điện sẽ không ảnh hưởng đến chương trình và hiệu quả kích cầu của Chính phủ
Việc tăng giá điện sẽ không ảnh hưởng đến chương trình và hiệu quả kích cầu của Chính phủ.
Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, tại cuộc họp báo công bố Quyết định 21/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng về giá bán điện năm 2009 và các năm 2010 - 2012 thực hiện theo cơ chế thị trường.
Tăng là bất khả kháng
Ngay sau khi một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải về việc Chính phủ quyết định tăng giá điện từ 1/3 tới, nhiều ý kiến đã bày tỏ quan ngại, liệu việc tăng giá điện vào thời điểm nền kinh tế đang khó khăn này có mâu thuẫn và có làm cho chương trình kích cầu của Chính phủ trở nên kém hiệu quả?
Trả lời vấn đề này, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói việc tăng giá điện lần này đã được các bộ, ngành tham mưu rất kỹ cho Chính phủ. Ông cho biết lẽ ra giá điện đã phải tăng vào năm 2008, "nhưng vì khi đó chúng ta phải tập trung cho mục tiêu kiềm chế lạm phát nên Chính phủ quyết định lùi lại sang năm 2009".
“Việc tăng giá vào thời điểm này là bất khả kháng, nếu không muốn nói là đã quá chậm”, ông Hoàng Trung Hải nói.
Phó thủ tướng cũng khẳng định các biện pháp kích cầu của Chính phủ vẫn đang được triển khai tích cực và bước đầu có hiệu quả. Việc tăng giá điện lần này sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu và hiệu quả kích cầu mà Chính phủ đang triển khai.
Ông cho biết, việc quyết định tăng giá điện vào thời điểm này đã được Chính phủ "suy nghĩ kỹ".
Theo Phó thủ tướng, qua tính toán, việc tăng giá điện lần này sẽ khiến cho mỗi hộ thu nhập thấp tăng chi phí thêm 2.500 đồng/tháng, còn những hộ tiêu thụ nhiều thêm tối đa khoảng 32.000 đồng.
“Năm 2008, chúng ta phải đối mặt với lạm phát cao nhưng Chính phủ vẫn quyết định tăng giá xăng dầu. Kết quả là chúng ta đã tiết kiệm được 20% lượng xăng dầu tiêu thụ…”, Phó thủ tướng nói.
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cũng nêu quan điểm rằng việc tăng giá điện lần này ảnh hưởng không nhiều đến nền kinh tế. Ông dự báo các hàng hóa dịch vụ khác nếu có tăng theo giá điện cũng chỉ trong khoảng 1 - 2 %. Trong trường hợp có một số mặt hàng tăng cao hơn, các bộ ngành liên quan sẽ báo cáo lên Chính phủ để có hướng xử lý, kiên quyết tránh việc lợi dụng từ việc tăng giá điện để tăng giá hàng hóa đột biến.
Theo ước tính được Thứ trưởng Hào đưa ra, số tiền thu về từ tăng giá điện lần này cũng vào khoảng 6.400 tỷ đồng, trong khi vốn để đầu tư ngành điện trong năm nay ước tính khoảng 5 tỷ USD.
Không "bao cấp" mãi
Liên quan đến việc điều chỉnh bậc thang tính giá điện, nhiều ý kiến cho rằng, việc Chính phủ quyết định chỉ tính 1-50 kWh cho bậc thang đầu tiên sẽ tác động đến “túi tiền”, làm khó thêm cho đại bộ phận người lao động làm công ăn lương.
Về vấn đề này, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: chúng ta đã thực hiện tính bậc thang 1-100kWh được gần 10 năm nay, điều đó cũng có nghĩa là nhà nước đã phải "bao cấp" trong ngần ấy năm cho khoảng 3,5 triệu hộ tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện theo thống kế, số hộ nghèo, thu nhập thấp của cả nước chỉ vào khoảng 2,4 triệu hộ. Đặc biệt, theo khảo sát thì có đến 90% trong số này chỉ dùng tối đa là 50kWh/tháng.
Do vậy, theo ông Hải, việc điều chỉnh bậc thang đầu tiên này là hoàn toàn hợp lý và đã tính đến lợi ích của người nghèo.
Còn theo Thứ trưởng Hào, mặc dù áp dụng bậc thang mới nhưng các hộ nghèo vẫn được hưởng chính sách bù giá. Nhưng quan trọng hơn, nếu áp dụng bậc thang mới thì người nghèo ở nông thôn sẽ được hưởng lợi bù giá bằng cách khấu trừ trực tiếp vào hóa đơn. Còn nếu để như hiện nay thì những ưu đãi không đến được với những đối tượng này.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói, nhìn lại nguyên nhân gây lạm phát trong năm 2008 thì có nguyên nhân là do nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, trong đó có yếu tố là do chúng ta "bao cấp" giá cả. Chính vì vậy, khi mà chúng ta bị động, không thể giữ được giá nữa thì việc bùng lên tăng đột biến là điều tất yếu.
“Đó chính là lý do vì sao Chính phủ không thể thực hiện "bao cấp" giá mãi được...”, ông khẳng định.
Sẽ cải tổ EVN
Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, trong năm 2009 này, Chính phủ sẽ thực hiện tái cơ cấu ngành điện, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là sẽ cải tổ EVN.
Hiện đề án tái cơ cấu ngành điện đã được Bộ Công Thương trình Chính phủ, với nội dung quan trọng là sẽ tách bạch ra 3 khâu rõ ràng: sản xuất - truyền tải - phân phối, để có cơ sở xác định giá thành.
Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào cũng cho biết, trước mắt trong năm nay, Bộ Công Thương sẽ cho thành lập khoảng 5 - 6 tổng công ty phát điện hạch toán độc lập. Tiếp theo sẽ hình thành một số tổng công ty truyền tải và phân phối để tách bạch rõ ràng mọi hoạt động của ngành điện cũng như của EVN.
Tuy nhiên, theo Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri, đơn vị này không phản đối việc cải tổ. Tuy nhiên, ông nói việc độc quyền của EVN là do Chính phủ quyết định, và trên thực tế thì nếu không có độc quyền thì 96% hộ nông thôn sẽ không có điện. Và nếu tách bạch EVN ra là nhiều khâu hạch toán độc lập thì việc huy động vốn hay đàm phán mua điện sẽ do ai đứng ra đảm nhận?
Ông Tri viện dẫn, hiện nay tổng công ty phân phối điện của EVN đang cần một lượng vốn khá lớn nhưng không thể vay được vì không có người đại diện đàm phán.
Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, tại cuộc họp báo công bố Quyết định 21/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng về giá bán điện năm 2009 và các năm 2010 - 2012 thực hiện theo cơ chế thị trường.
Tăng là bất khả kháng
Ngay sau khi một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải về việc Chính phủ quyết định tăng giá điện từ 1/3 tới, nhiều ý kiến đã bày tỏ quan ngại, liệu việc tăng giá điện vào thời điểm nền kinh tế đang khó khăn này có mâu thuẫn và có làm cho chương trình kích cầu của Chính phủ trở nên kém hiệu quả?
Trả lời vấn đề này, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói việc tăng giá điện lần này đã được các bộ, ngành tham mưu rất kỹ cho Chính phủ. Ông cho biết lẽ ra giá điện đã phải tăng vào năm 2008, "nhưng vì khi đó chúng ta phải tập trung cho mục tiêu kiềm chế lạm phát nên Chính phủ quyết định lùi lại sang năm 2009".
“Việc tăng giá vào thời điểm này là bất khả kháng, nếu không muốn nói là đã quá chậm”, ông Hoàng Trung Hải nói.
Phó thủ tướng cũng khẳng định các biện pháp kích cầu của Chính phủ vẫn đang được triển khai tích cực và bước đầu có hiệu quả. Việc tăng giá điện lần này sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu và hiệu quả kích cầu mà Chính phủ đang triển khai.
Ông cho biết, việc quyết định tăng giá điện vào thời điểm này đã được Chính phủ "suy nghĩ kỹ".
Theo Phó thủ tướng, qua tính toán, việc tăng giá điện lần này sẽ khiến cho mỗi hộ thu nhập thấp tăng chi phí thêm 2.500 đồng/tháng, còn những hộ tiêu thụ nhiều thêm tối đa khoảng 32.000 đồng.
“Năm 2008, chúng ta phải đối mặt với lạm phát cao nhưng Chính phủ vẫn quyết định tăng giá xăng dầu. Kết quả là chúng ta đã tiết kiệm được 20% lượng xăng dầu tiêu thụ…”, Phó thủ tướng nói.
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cũng nêu quan điểm rằng việc tăng giá điện lần này ảnh hưởng không nhiều đến nền kinh tế. Ông dự báo các hàng hóa dịch vụ khác nếu có tăng theo giá điện cũng chỉ trong khoảng 1 - 2 %. Trong trường hợp có một số mặt hàng tăng cao hơn, các bộ ngành liên quan sẽ báo cáo lên Chính phủ để có hướng xử lý, kiên quyết tránh việc lợi dụng từ việc tăng giá điện để tăng giá hàng hóa đột biến.
Theo ước tính được Thứ trưởng Hào đưa ra, số tiền thu về từ tăng giá điện lần này cũng vào khoảng 6.400 tỷ đồng, trong khi vốn để đầu tư ngành điện trong năm nay ước tính khoảng 5 tỷ USD.
Không "bao cấp" mãi
Liên quan đến việc điều chỉnh bậc thang tính giá điện, nhiều ý kiến cho rằng, việc Chính phủ quyết định chỉ tính 1-50 kWh cho bậc thang đầu tiên sẽ tác động đến “túi tiền”, làm khó thêm cho đại bộ phận người lao động làm công ăn lương.
Về vấn đề này, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: chúng ta đã thực hiện tính bậc thang 1-100kWh được gần 10 năm nay, điều đó cũng có nghĩa là nhà nước đã phải "bao cấp" trong ngần ấy năm cho khoảng 3,5 triệu hộ tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện theo thống kế, số hộ nghèo, thu nhập thấp của cả nước chỉ vào khoảng 2,4 triệu hộ. Đặc biệt, theo khảo sát thì có đến 90% trong số này chỉ dùng tối đa là 50kWh/tháng.
Do vậy, theo ông Hải, việc điều chỉnh bậc thang đầu tiên này là hoàn toàn hợp lý và đã tính đến lợi ích của người nghèo.
Còn theo Thứ trưởng Hào, mặc dù áp dụng bậc thang mới nhưng các hộ nghèo vẫn được hưởng chính sách bù giá. Nhưng quan trọng hơn, nếu áp dụng bậc thang mới thì người nghèo ở nông thôn sẽ được hưởng lợi bù giá bằng cách khấu trừ trực tiếp vào hóa đơn. Còn nếu để như hiện nay thì những ưu đãi không đến được với những đối tượng này.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói, nhìn lại nguyên nhân gây lạm phát trong năm 2008 thì có nguyên nhân là do nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, trong đó có yếu tố là do chúng ta "bao cấp" giá cả. Chính vì vậy, khi mà chúng ta bị động, không thể giữ được giá nữa thì việc bùng lên tăng đột biến là điều tất yếu.
“Đó chính là lý do vì sao Chính phủ không thể thực hiện "bao cấp" giá mãi được...”, ông khẳng định.
Sẽ cải tổ EVN
Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, trong năm 2009 này, Chính phủ sẽ thực hiện tái cơ cấu ngành điện, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là sẽ cải tổ EVN.
Hiện đề án tái cơ cấu ngành điện đã được Bộ Công Thương trình Chính phủ, với nội dung quan trọng là sẽ tách bạch ra 3 khâu rõ ràng: sản xuất - truyền tải - phân phối, để có cơ sở xác định giá thành.
Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào cũng cho biết, trước mắt trong năm nay, Bộ Công Thương sẽ cho thành lập khoảng 5 - 6 tổng công ty phát điện hạch toán độc lập. Tiếp theo sẽ hình thành một số tổng công ty truyền tải và phân phối để tách bạch rõ ràng mọi hoạt động của ngành điện cũng như của EVN.
Tuy nhiên, theo Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri, đơn vị này không phản đối việc cải tổ. Tuy nhiên, ông nói việc độc quyền của EVN là do Chính phủ quyết định, và trên thực tế thì nếu không có độc quyền thì 96% hộ nông thôn sẽ không có điện. Và nếu tách bạch EVN ra là nhiều khâu hạch toán độc lập thì việc huy động vốn hay đàm phán mua điện sẽ do ai đứng ra đảm nhận?
Ông Tri viện dẫn, hiện nay tổng công ty phân phối điện của EVN đang cần một lượng vốn khá lớn nhưng không thể vay được vì không có người đại diện đàm phán.