Tăng lương, giảm đầu tư công dưới góc nhìn bộ trưởng
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ trình đề án cải cách tiền lương tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5
Với sự đăng đàn của 4 vị bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng các bộ Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, phiên thảo luận sáng 28/10, khép lại 1,5 ngày bàn về kinh tế, xã hội của Quốc hội đã bớt tẻ nhạt hơn.
“Gói” lại 68 ý kiến đã phát biểu (trong số 101 đại biểu đăng ký), Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét, đã có nhiều ý kiến tập trung thảo luận và thống nhất cao với mục tiêu đề ra cho năm 2012 là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế...
Trình đề án lương tại Hội nghị Trung ương 5
Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề tiền lương đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình thông tin chi tiết hơn.
Một số nội dung đang tập trung tại đề án cải cách tiền lương được Bộ trưởng Bình cho biết là mức lương tối thiểu; quan hệ lương tối thiểu, trung bình, tối đa; thang lương, bảng lương, ngạch lương, bậc lương và chế độ phụ cấp.
Nhấn mạnh cải cách tiền lương là vấn đề mang tính chất cấp bách, bức xúc và được tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị rất quan tâm, Bộ trưởng Bình cho hay sẽ trình đề án cải cách tiền lương tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5.
Về lộ trình, theo ông Bình, dự kiến từ năm 2012 đến 2014 cố gắng điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp. Sau khi đạt được điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu thì mới tính quan hệ giữa mức lương tối thiểu, trung bình, tối đa. Rồi sau đó mới tính đến ngạch lương, thang lương, bậc lương.
Yếu tố trợ cấp theo hướng đưa một số phụ cấp hiện nay vào trong lương mới để cân đối cho phù hợp cũng sẽ được tính đến, Bộ trưởng cho biết.
Chưa cắt giảm đồng nào
Đăng đàn sau các ý kiến nhiều chiều về hiệu quả và cả hậu quả của cắt giảm đầu tư công, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh một điểm mà "có thể nhiều vị đại biểu chưa xem xét kỹ".
Đó là dùng từ "cắt giảm đầu tư công" nhưng trong thực tế Nghị quyết 11 không yêu cầu thu hồi vốn đầu tư đã bố trí của năm 2011 của các bộ, ngành và các địa phương về trung ương.
Thực tế đến phút này Chính phủ chưa thu hồi, chưa cắt một đồng nào về kế hoạch đã bố trí bằng số lượng cụ thể giao cho các bộ, ngành và địa phương, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ngay sau đó, ông Vinh đã chỉ rõ các phần có thể "cắt giảm" được nêu ở Nghị quyết 11.
Thứ nhất là không được kéo dài việc thực hiện các khoản vốn đầu tư đã cấp cho năm 2010 thêm 6 tháng, thậm chí 1 năm như trước. Kết thúc năm 2010 là cắt giảm toàn bộ việc này với 5.000 tỷ đồng.
Thứ hai là không cho ứng trước ngân sách của năm 2012, kể cả trái phiếu Chính phủ và ngân sách nhà nước, khoảng 10.000 - 12.000 tỷ đồng.
Thứ ba là không cho phép khởi công mới các công trình, tránh tiếp tục dàn trải.
Cập nhật số liệu đến hết tháng 9, Bộ trưởng cho biết tổng số cắt giảm theo nghĩa không cho phát hành đã cắt giảm và điều chuyển 81.500 tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cắt giảm không đầu tư theo kế hoạch là 39.212 tỷ đồng.
Bộ trưởng cũng phân trần rằng về cơ bản đã thực hiện rất nghiêm nhưng cắt giảm đầu tư công khác với cắt giảm chi tiêu thường xuyên. Nghị quyết 11 yêu cầu cắt giảm chi tiêu thường xuyên 10%, Bộ tài chính ra lệnh lập tức tất cả các bộ, ngành, địa phương cắt luôn trên phần chi cho địa phương và cho các Bộ ngành 10%, tổng số khoảng 3.800 tỷ.
Riêng các đầu tư công chúng ta đều biết rất khó khăn, rất phức tạp, vấn đề này rất chia sẻ với các địa phương, các bộ, ngành, Bộ trưởng nói.
Không né tránh bức xúc trên công luận, là với công trình của Bộ Giao thông Vận tải quản lý thì Chính phủ không cắt một đồng nào của, ông Vinh giải thích, Bộ này hàng năm đều thiếu vốn, cho nên năm nào cũng phải dùng vốn ứng trước của năm sau để đầu tư cho năm kế hoạch.
Bộ Giao thông muốn ứng khoảng 3.700 tỷ nữa để đầu tư tiếp của năm 2012 nhưng vì Nghị quyết 11 không cho ứng, cho nên Bộ giao thông rất nghiêm túc chấp hành.
Kết thúc phát biểu của mình, Bộ trưởng Vinh cho biết, nguồn vốn đầu tư sẽ giảm rất mạnh, dự báo chỉ đạt khoảng 34% so với GDP đầu tư xã hội, trong khi bình quân của 2010 là 42% .
“Gói” lại 68 ý kiến đã phát biểu (trong số 101 đại biểu đăng ký), Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét, đã có nhiều ý kiến tập trung thảo luận và thống nhất cao với mục tiêu đề ra cho năm 2012 là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế...
Trình đề án lương tại Hội nghị Trung ương 5
Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề tiền lương đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình thông tin chi tiết hơn.
Một số nội dung đang tập trung tại đề án cải cách tiền lương được Bộ trưởng Bình cho biết là mức lương tối thiểu; quan hệ lương tối thiểu, trung bình, tối đa; thang lương, bảng lương, ngạch lương, bậc lương và chế độ phụ cấp.
Nhấn mạnh cải cách tiền lương là vấn đề mang tính chất cấp bách, bức xúc và được tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị rất quan tâm, Bộ trưởng Bình cho hay sẽ trình đề án cải cách tiền lương tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5.
Về lộ trình, theo ông Bình, dự kiến từ năm 2012 đến 2014 cố gắng điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp. Sau khi đạt được điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu thì mới tính quan hệ giữa mức lương tối thiểu, trung bình, tối đa. Rồi sau đó mới tính đến ngạch lương, thang lương, bậc lương.
Yếu tố trợ cấp theo hướng đưa một số phụ cấp hiện nay vào trong lương mới để cân đối cho phù hợp cũng sẽ được tính đến, Bộ trưởng cho biết.
Chưa cắt giảm đồng nào
Đăng đàn sau các ý kiến nhiều chiều về hiệu quả và cả hậu quả của cắt giảm đầu tư công, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh một điểm mà "có thể nhiều vị đại biểu chưa xem xét kỹ".
Đó là dùng từ "cắt giảm đầu tư công" nhưng trong thực tế Nghị quyết 11 không yêu cầu thu hồi vốn đầu tư đã bố trí của năm 2011 của các bộ, ngành và các địa phương về trung ương.
Thực tế đến phút này Chính phủ chưa thu hồi, chưa cắt một đồng nào về kế hoạch đã bố trí bằng số lượng cụ thể giao cho các bộ, ngành và địa phương, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ngay sau đó, ông Vinh đã chỉ rõ các phần có thể "cắt giảm" được nêu ở Nghị quyết 11.
Thứ nhất là không được kéo dài việc thực hiện các khoản vốn đầu tư đã cấp cho năm 2010 thêm 6 tháng, thậm chí 1 năm như trước. Kết thúc năm 2010 là cắt giảm toàn bộ việc này với 5.000 tỷ đồng.
Thứ hai là không cho ứng trước ngân sách của năm 2012, kể cả trái phiếu Chính phủ và ngân sách nhà nước, khoảng 10.000 - 12.000 tỷ đồng.
Thứ ba là không cho phép khởi công mới các công trình, tránh tiếp tục dàn trải.
Cập nhật số liệu đến hết tháng 9, Bộ trưởng cho biết tổng số cắt giảm theo nghĩa không cho phát hành đã cắt giảm và điều chuyển 81.500 tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cắt giảm không đầu tư theo kế hoạch là 39.212 tỷ đồng.
Bộ trưởng cũng phân trần rằng về cơ bản đã thực hiện rất nghiêm nhưng cắt giảm đầu tư công khác với cắt giảm chi tiêu thường xuyên. Nghị quyết 11 yêu cầu cắt giảm chi tiêu thường xuyên 10%, Bộ tài chính ra lệnh lập tức tất cả các bộ, ngành, địa phương cắt luôn trên phần chi cho địa phương và cho các Bộ ngành 10%, tổng số khoảng 3.800 tỷ.
Riêng các đầu tư công chúng ta đều biết rất khó khăn, rất phức tạp, vấn đề này rất chia sẻ với các địa phương, các bộ, ngành, Bộ trưởng nói.
Không né tránh bức xúc trên công luận, là với công trình của Bộ Giao thông Vận tải quản lý thì Chính phủ không cắt một đồng nào của, ông Vinh giải thích, Bộ này hàng năm đều thiếu vốn, cho nên năm nào cũng phải dùng vốn ứng trước của năm sau để đầu tư cho năm kế hoạch.
Bộ Giao thông muốn ứng khoảng 3.700 tỷ nữa để đầu tư tiếp của năm 2012 nhưng vì Nghị quyết 11 không cho ứng, cho nên Bộ giao thông rất nghiêm túc chấp hành.
Kết thúc phát biểu của mình, Bộ trưởng Vinh cho biết, nguồn vốn đầu tư sẽ giảm rất mạnh, dự báo chỉ đạt khoảng 34% so với GDP đầu tư xã hội, trong khi bình quân của 2010 là 42% .